CTTĐT - Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) đã góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Yên Bái với các thị trường trong và ngoài nước để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tiến tới xuất khẩu.
Với tổng kinh phí 3,375 tỷ đồng, chương trình XTTM năm 2022 đã triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các sản phẩm, tiềm năng thế mạnh của tỉnh; XTTM định hướng xuất khẩu; XTTM thị trường trong nước và xây dựng thương hiệu. Trong năm, Trung tâm Khuyến công và XTTM đã tổ chức 1 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; tổ chức điểm cầu trực tuyến tham gia 3 Hội nghị trực tuyến giao ban XTTM với các thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 5 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Xuyên suốt trong năm 2022, hàng loạt các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái được thực hiện với hình thức trực tiếp, trong đó đã tổ chức 1 đoàn khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại Ninh Bình và Hà Tĩnh; tổ chức 4 hội chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản của tỉnh; tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia 5 hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại 15 hội chợ triển lãm được tổ chức tại các tỉnh thành phố trong nước; tổ chức thành công tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông, thuỷ sản, đặc sản, sản phẩm OCOP tại Siêu thị Big C Thăng Long Hà Nội…
Sở Công Thương đã hoàn thành kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho 27 doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử (TMĐT); duy trì hoạt động của Sàn TMĐT Yên Bái tại địa chỉ sctyenbai.com. Đến thời điểm hiện tại có gần 1.000 lượt doanh nghiệp và hơn 600 lượt sản phẩm chào bán trên sàn; phối hợp với các doanh nghiệp đăng tải gần 200 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử www.voso.vn và www.postmart.vn.
Ông Đoàn Lê Khoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương tỉnh cho biết: "Từ đầu năm 2022 khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động giao thương trở lại sôi động, hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai cả trực tiếp và trực tuyến nhằm đa dạng hóa các kênh kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin cập nhật về thị trường, về nhu cầu khách hàng; từ đó hỗ trợ được hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xúc tiến, thu mua và phân phối hàng hóa, phát triển thị trường góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu".
Một số doanh nghiệp thông qua việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên Sàn TMĐT Yên Bái, trên các sàn TMĐT khác như Lazada, Amazon, Alibaba..., các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường nước ngoài như: chè, quế, khoáng sản sang Ấn Độ; măng, đũa gỗ sang Nhật Bản; gỗ, bột đá sang thị trường Hàn Quốc; sản phẩm chè, quế, tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc. Đối với thị trường trong nước, công tác xúc tiến thương mại đã góp phần đưa các sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Yên Bái vươn xa như: Miến đao Giới Phiên, măng nứa rừng khô, thịt trâu sấy, thịt lợn sấy; cá sấy, cá hồ Thác Bà, chả cá, mật ong các loại, gạo nếp Tú Lệ, măng khô, miến, bún khô, mộc nhĩ, các loại tinh dầu, quế vỏ, trà quế, khoai Lục Yên, lạc đỏ, dầu lạc Lục Yên...
Đặc biệt, trong năm 2022, ngành Công Thương đã đưa một số sản phẩm nông, thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC khu vực phía Bắc, mở đại lý tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong nước. Qua đó đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước của tỉnh Yên Bái.
Đánh giá về công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho rằng điểm sáng trong hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái đó là đã triển khai đa dạng, kết hợp linh hoạt các hình thức xúc tiến trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tổ chức thành công các chương trình gới thiệu sản phẩm nông sản, thủy sản, đặc sản, các sản phẩm OCOP tại các hệ thống siêu thị ở Hà Nội và thực tế mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho nông sản Yên Bái.
Trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; trong thời gian tới, xúc tiến thương mại của tỉnh cần tăng cường đổi mới sáng tạo, thực hiện trực tiếp và trực tuyến phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, tăng cường liên kết trong hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài kết hợp thực hiện riêng theo từng lĩnh vực; thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận các công cụ, kênh giao dịch trên nền tảng số và khả năng ứng dụng các công cụ số.
3843 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) đã góp phần kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Yên Bái với các thị trường trong và ngoài nước để hỗ trợ có hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc khai thác tìm kiếm thị trường, tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tiến tới xuất khẩu.Với tổng kinh phí 3,375 tỷ đồng, chương trình XTTM năm 2022 đã triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các sản phẩm, tiềm năng thế mạnh của tỉnh; XTTM định hướng xuất khẩu; XTTM thị trường trong nước và xây dựng thương hiệu. Trong năm, Trung tâm Khuyến công và XTTM đã tổ chức 1 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; tổ chức điểm cầu trực tuyến tham gia 3 Hội nghị trực tuyến giao ban XTTM với các thị trường nước ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 5 hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với các doanh nghiệp Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc...
Xuyên suốt trong năm 2022, hàng loạt các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái được thực hiện với hình thức trực tiếp, trong đó đã tổ chức 1 đoàn khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại tại Ninh Bình và Hà Tĩnh; tổ chức 4 hội chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản của tỉnh; tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia 5 hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại 15 hội chợ triển lãm được tổ chức tại các tỉnh thành phố trong nước; tổ chức thành công tuần hàng giới thiệu sản phẩm nông, thuỷ sản, đặc sản, sản phẩm OCOP tại Siêu thị Big C Thăng Long Hà Nội…
Sở Công Thương đã hoàn thành kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cho 27 doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hạ tầng thương mại điện tử (TMĐT); duy trì hoạt động của Sàn TMĐT Yên Bái tại địa chỉ sctyenbai.com. Đến thời điểm hiện tại có gần 1.000 lượt doanh nghiệp và hơn 600 lượt sản phẩm chào bán trên sàn; phối hợp với các doanh nghiệp đăng tải gần 200 sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn giao dịch thương mại điện tử www.voso.vn và www.postmart.vn.
Ông Đoàn Lê Khoa - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương tỉnh cho biết: "Từ đầu năm 2022 khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, hoạt động giao thương trở lại sôi động, hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai cả trực tiếp và trực tuyến nhằm đa dạng hóa các kênh kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin cập nhật về thị trường, về nhu cầu khách hàng; từ đó hỗ trợ được hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xúc tiến, thu mua và phân phối hàng hóa, phát triển thị trường góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu".
Một số doanh nghiệp thông qua việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên Sàn TMĐT Yên Bái, trên các sàn TMĐT khác như Lazada, Amazon, Alibaba..., các hội nghị trực tuyến kết nối các điểm cầu nước ngoài đã kết nối với khách hàng và bán được sản phẩm trên các thị trường nước ngoài như: chè, quế, khoáng sản sang Ấn Độ; măng, đũa gỗ sang Nhật Bản; gỗ, bột đá sang thị trường Hàn Quốc; sản phẩm chè, quế, tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc. Đối với thị trường trong nước, công tác xúc tiến thương mại đã góp phần đưa các sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh Yên Bái vươn xa như: Miến đao Giới Phiên, măng nứa rừng khô, thịt trâu sấy, thịt lợn sấy; cá sấy, cá hồ Thác Bà, chả cá, mật ong các loại, gạo nếp Tú Lệ, măng khô, miến, bún khô, mộc nhĩ, các loại tinh dầu, quế vỏ, trà quế, khoai Lục Yên, lạc đỏ, dầu lạc Lục Yên...
Đặc biệt, trong năm 2022, ngành Công Thương đã đưa một số sản phẩm nông, thủy sản đặc trưng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC khu vực phía Bắc, mở đại lý tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong nước. Qua đó đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn khoảng cách và thời gian, đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối được với khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước của tỉnh Yên Bái.
Đánh giá về công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho rằng điểm sáng trong hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Yên Bái đó là đã triển khai đa dạng, kết hợp linh hoạt các hình thức xúc tiến trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tổ chức thành công các chương trình gới thiệu sản phẩm nông sản, thủy sản, đặc sản, các sản phẩm OCOP tại các hệ thống siêu thị ở Hà Nội và thực tế mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho nông sản Yên Bái.
Trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2023 sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; trong thời gian tới, xúc tiến thương mại của tỉnh cần tăng cường đổi mới sáng tạo, thực hiện trực tiếp và trực tuyến phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, tăng cường liên kết trong hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài kết hợp thực hiện riêng theo từng lĩnh vực; thúc đẩy nâng cao khả năng tiếp cận các công cụ, kênh giao dịch trên nền tảng số và khả năng ứng dụng các công cụ số.