CTTĐT - Mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Để có được màu xanh ấy là biết bao giọt mồ hôi đổ xuống của người trồng, người chăm sóc rừng. Rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.
Người dân Lương Thịnh tích cực trồng rừng tập trung
Hợp tác xã 6/12 xã Đào Thịnh hiện có 10 thành viên và được giao canh tác 80 ha đất rừng trồng sản xuất. Để sản xuất hiệu quả, HTX đã đưa toàn bộ diện tích vào trồng cây quế hữu cơ. Bình quân mỗi năm HTX khai thác và trồng thay thế 3ha. Trong đó toàn bộ cây giống được HTX tự chủ, các sản phẩm từ quế được các cơ sở chế biến của địa phương tiêu thụ. Từ rừng và chế biến các sản phẩm từ quế, nên thu nhập bình quân hàng năm của các thành viên trong HTX đạt gần 200 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho hàng chục lao động của địa phương. “Cây quế từ 5 năm bắt đầu cho thu hoạch, bắt đầu từ tỉa lá, tỉa thưa cây đến khi đảm bảo mật độ. Từ khi làm trang trại, đời sống của hội viên khá hẳn lên. Ngoài chi tiêu, mua sắm cho gia đình, HTX còn đầu tư đường lên rừng để tiện cho chăm sóc cây và khai thác rừng, nhằm giảm chi phí”. Đó là lời khẳng định của ông Phạm Văn Tình, thành viên HTX 6/12 xã Đào Thịnh.
Trong nhiều năm qua, cơ cấu trồng rừng của huyện Trấn Yên có sự chuyển dịch tích cực, đến nay đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá như: vùng tre Bát Độ gần 4.000 ha, trên 20.000 ha quế và hơn 17.000 ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Năm 2022, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế gần 2.900 ha rừng các loại, nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao, cơ cấu rừng căn bản được chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị canh tác… Bên cạnh việc trồng rừng, Trấn Yên đã thu hoạch được 31.500 tấn măng Bát Độ thương phẩm; gần 10.400 tấn quế vỏ, khai thác gỗ rừng trồng trên 165.000m3 gỗ, chiết suất 20 tấn tinh dầu quế... Mọi sản phẩm lâm sản đều được gắn với chuỗi giá trị và từ kinh tế rừng góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, do đó góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt gần 563 tỷ đồng, cũng chính lý do này đã khuyến khích người dân gắn bó và đầu tư cho trồng rừng hơn. Ông Hà Thanh Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh chia sẻ: “Người dân Lương Thịnh không chỉ biết trồng rừng thay thế, mà nhiều năm qua người dân đã đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị từ rừng. Từ trồng rừng đã thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ của Lương Thịnh phát triển. Hiện Lương Thịnh là địa phương có cơ sở chế biến nhiều nhất huyện Trấn Yên, qua đây giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người trồng rừng”.
Năm 2023, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, với cơ cấu rừng trồng chủ yếu là quế, tre Bát Độ, nguyên liệu giấy, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%; phấn đấu hết năm 2023 tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và chứng nhận quế hữu cơ đạt trên 6.200 ha. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng trên 20 triệu cây giống ở 511 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng. Ông Phạm Văn Đạo - Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: “Năm 2023, Hòa Cuông đề ra kế hoạch trồng 135ha rừng, để thực hiện được chỉ tiêu này chúng tôi đã triển khai xuống tất cả các thôn, chúng tôi phấn đấu trong quý I sẽ hoàn thành từ 75-85% kế hoạch năm 2023”.
Đồng chí Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên khẳng định: “Để thực hiện được chỉ tiêu trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, Hạt Kiểm lâm phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát quỹ đất, xử lý thực bì, đảm bảo đủ diện tích trồng rừng vụ xuân. Đôn đốc cán bộ kiểm lâm địa bàn kiểm tra vườn giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ, đủ lượng giống và khi đưa vào trồng đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt”.
Một mùa xuân mới đang về, người dân Trấn Yên lại thi đua trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt để cảm nhận rằng rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no.
4049 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Để có được màu xanh ấy là biết bao giọt mồ hôi đổ xuống của người trồng, người chăm sóc rừng. Rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.Hợp tác xã 6/12 xã Đào Thịnh hiện có 10 thành viên và được giao canh tác 80 ha đất rừng trồng sản xuất. Để sản xuất hiệu quả, HTX đã đưa toàn bộ diện tích vào trồng cây quế hữu cơ. Bình quân mỗi năm HTX khai thác và trồng thay thế 3ha. Trong đó toàn bộ cây giống được HTX tự chủ, các sản phẩm từ quế được các cơ sở chế biến của địa phương tiêu thụ. Từ rừng và chế biến các sản phẩm từ quế, nên thu nhập bình quân hàng năm của các thành viên trong HTX đạt gần 200 triệu đồng/năm và giải quyết việc làm cho hàng chục lao động của địa phương. “Cây quế từ 5 năm bắt đầu cho thu hoạch, bắt đầu từ tỉa lá, tỉa thưa cây đến khi đảm bảo mật độ. Từ khi làm trang trại, đời sống của hội viên khá hẳn lên. Ngoài chi tiêu, mua sắm cho gia đình, HTX còn đầu tư đường lên rừng để tiện cho chăm sóc cây và khai thác rừng, nhằm giảm chi phí”. Đó là lời khẳng định của ông Phạm Văn Tình, thành viên HTX 6/12 xã Đào Thịnh.
Trong nhiều năm qua, cơ cấu trồng rừng của huyện Trấn Yên có sự chuyển dịch tích cực, đến nay đã hình thành được các vùng trồng rừng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá như: vùng tre Bát Độ gần 4.000 ha, trên 20.000 ha quế và hơn 17.000 ha cây nguyên liệu giấy ở tất cả các địa phương trong huyện. Năm 2022, nhân dân trong toàn huyện Trấn Yên trồng thay thế gần 2.900 ha rừng các loại, nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao, cơ cấu rừng căn bản được chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị canh tác… Bên cạnh việc trồng rừng, Trấn Yên đã thu hoạch được 31.500 tấn măng Bát Độ thương phẩm; gần 10.400 tấn quế vỏ, khai thác gỗ rừng trồng trên 165.000m3 gỗ, chiết suất 20 tấn tinh dầu quế... Mọi sản phẩm lâm sản đều được gắn với chuỗi giá trị và từ kinh tế rừng góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, do đó góp phần nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt gần 563 tỷ đồng, cũng chính lý do này đã khuyến khích người dân gắn bó và đầu tư cho trồng rừng hơn. Ông Hà Thanh Tâm - Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh chia sẻ: “Người dân Lương Thịnh không chỉ biết trồng rừng thay thế, mà nhiều năm qua người dân đã đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị từ rừng. Từ trồng rừng đã thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ của Lương Thịnh phát triển. Hiện Lương Thịnh là địa phương có cơ sở chế biến nhiều nhất huyện Trấn Yên, qua đây giải quyết nhiều việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người trồng rừng”.
Năm 2023, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, với cơ cấu rừng trồng chủ yếu là quế, tre Bát Độ, nguyên liệu giấy, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 70%; phấn đấu hết năm 2023 tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và chứng nhận quế hữu cơ đạt trên 6.200 ha. Để thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với chính quyền các địa phương quy hoạch đất rừng để trồng tre Bát Độ, rà soát, kiểm tra chất lượng trên 20 triệu cây giống ở 511 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, làm tốt công tác chuẩn bị quỹ đất để tiến hành trồng rừng. Ông Phạm Văn Đạo - Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông cho biết: “Năm 2023, Hòa Cuông đề ra kế hoạch trồng 135ha rừng, để thực hiện được chỉ tiêu này chúng tôi đã triển khai xuống tất cả các thôn, chúng tôi phấn đấu trong quý I sẽ hoàn thành từ 75-85% kế hoạch năm 2023”.
Đồng chí Đỗ Văn Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trấn Yên khẳng định: “Để thực hiện được chỉ tiêu trồng thay thế 2.750 ha rừng các loại, Hạt Kiểm lâm phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát quỹ đất, xử lý thực bì, đảm bảo đủ diện tích trồng rừng vụ xuân. Đôn đốc cán bộ kiểm lâm địa bàn kiểm tra vườn giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ, đủ lượng giống và khi đưa vào trồng đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt”.
Một mùa xuân mới đang về, người dân Trấn Yên lại thi đua trồng cây gây rừng để rừng Trấn Yên ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng, cây lá xanh non, ngắm những rừng quế, tre Bát Độ, keo mát mắt để cảm nhận rằng rừng thực sự đã mang đến cho người dân Trấn Yên những mùa xuân ấm no.