CTTĐT - HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái.
Việc phân bổ cụ thể vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước
Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các sở, ngành, địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình có trọng tâm, trọng điểm và bền vững tại các huyện nghèo.
Việc phân bổ cụ thể vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Không phân bổ vốn của Chương trình để chi các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc và các chính sách, chương trình, đề án giai đoạn 2021-2025 đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng thụ hưởng của các Chương trình thì được áp dụng định mức phân bổ theo một trong các Chương trình phù hợp nhất.
Tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và phương pháp tính toán, xác định vốn phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tiêu chí của từng dự án, tiểu dự án thành phần được quy định.
Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó bố trí vốn đối ứng, riêng huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu bố trí đối ứng tối thiểu bằng 1%, phần vốn đối ứng còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Ngân sách tỉnh đối ứng tối thiểu bằng 3% tổng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình.
Đối với cấp huyện không thực hiện đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch vốn năm sau, sẽ trừ số vốn ngân sách trung ương tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của huyện đó. Trường hợp bất khả kháng, các huyện, thị xã gặp khó khăn, không cân đối đủ nguồn lực để bố trí đối ứng theo quy định, giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây.
2526 lượt xem
CTV: Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Yên Bái.Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các văn bản pháp luật có liên quan.
Bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các sở, ngành, địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện.
Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình có trọng tâm, trọng điểm và bền vững tại các huyện nghèo.
Việc phân bổ cụ thể vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Không phân bổ vốn của Chương trình để chi các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc và các chính sách, chương trình, đề án giai đoạn 2021-2025 đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp có sự trùng lặp về đối tượng thụ hưởng của các Chương trình thì được áp dụng định mức phân bổ theo một trong các Chương trình phù hợp nhất.
Tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và phương pháp tính toán, xác định vốn phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tiêu chí của từng dự án, tiểu dự án thành phần được quy định.
Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó bố trí vốn đối ứng, riêng huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu bố trí đối ứng tối thiểu bằng 1%, phần vốn đối ứng còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ.
Ngân sách tỉnh đối ứng tối thiểu bằng 3% tổng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình.
Đối với cấp huyện không thực hiện đối ứng trong năm kế hoạch theo quy định, khi phân bổ kế hoạch vốn năm sau, sẽ trừ số vốn ngân sách trung ương tương ứng với số vốn đối ứng còn thiếu của huyện đó. Trường hợp bất khả kháng, các huyện, thị xã gặp khó khăn, không cân đối đủ nguồn lực để bố trí đối ứng theo quy định, giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
>> Xem nội dung chi tiết tại đây.