CTTĐT - Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, ngày 15 tháng Giêng là người dân xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội cầu mùa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày. Năm nay, lễ hội có sự tham gia của tất cả các dân tộc trong xã gồm người Tày, Dao, Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
.
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiên Thành (hay còn gọi là Lễ hội Cầu Mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất ở Trấn Yên được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thảnh thơi, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau mọi điều may mắn nhất.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân ở các thôn trong xã và du khach thập phương đã kéo về khu vực sân vận động trung tâm xã để chuẩn bị cho lễ hội. Đúng 8 giờ, tiếng trống khai hội được Chủ tịch UBND xã đánh lên và cùng với đó là màn trống hội rộn rã, rực rỡ sắc màu. Phần dâng hương, dâng lễ lên đình làng cách khu vực tổ chức lễ hội khoảng 500m. Những mâm cỗ tế lễ được người dân trong vùng chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với lòng thành kính, biết ơn Thành hoàng bản thổ, Thần suối, Thần núi: Núi Khau Raáo nằm ở phía Tây, núi Khau Thú nằm ở phía Bắc, núi Khau Cuốm nằm ở phía Nam và miếu Bà Chúa nằm ở phía Đông. Đây không chỉ thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc mà còn thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của họ.
Màn đại dậm với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, già làng trưởng bản cùng với người đồng bào các dân tộc trong xã
Ngay sau phần lễ là phần hội, đây luôn là phần được chờ đợi nhất vì luôn có những hoạt động vô cùng sôi nổi và vui nhộn cùng với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong xã và du khách thập phương. Mở đầu là màn đại dậm với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, già làng trưởng bản cùng với người đồng bào các dân tộc trong xã. Tại đây họ cùng nhau trình diễn màn đồng diễn gồm 6 điệu dậm cổ đó là: Dậm ví (múa quạt), Dậm đàn tính, Dậm teo kéo, Dậm đáp (múa kiếm), Dậm chéo rứa (múa chèo thuyền) và Dậm quét sân rồng. Những chàng trai, cô gái người Tày, Dao, Mông trong trang phục truyền thống dân tộc rực rỡ sắc màu cùng nhau múa hát, biểu diễn những tiết mục đặc sắc nhất của dân tộc mình.
Người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian ném còn
Trong Lễ hội Lồng Tồng ở Kiên Thành xuân Quý Mão năm nay du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian ném còn, đẩy gậy, kéo co và thi đấu bóng chuyền… Những trò chơi này thể hiện được sự gần gũi, giản dị và mang đến tinh thần cộng đồng của người dân trong xã. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc này đã thực sự là cầu nối kết nối tình thân giữa các dân tộc Tày, Mông, Dao và Kinh trong vùng lại với nhau.
Trong màn mưa bụi se lạnh của tiết xuân, gần 5.000 người dân và du khách thập phương tham gia lễ hội, mỗi người đều mang trong mình một điều ước riêng, một mong muốn riêng, tạo nên một Lễ hội Lồng Tồng độc đáo, đa dạng và phong phú, thể hiện bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc./.
2714 lượt xem
CTV: Thanh Tiến - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp đầu xuân năm mới, ngày 15 tháng Giêng là người dân xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội cầu mùa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày. Năm nay, lễ hội có sự tham gia của tất cả các dân tộc trong xã gồm người Tày, Dao, Mông với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.Lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Kiên Thành (hay còn gọi là Lễ hội Cầu Mùa) chính là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất ở Trấn Yên được tổ chức trong dịp đầu xuân năm mới. Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản xuất mới cầu cho mùa màng bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc… Sau một năm lao động vất vả, lễ hội mở ra mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thảnh thơi, mọi người có điều kiện gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau mọi điều may mắn nhất.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân ở các thôn trong xã và du khach thập phương đã kéo về khu vực sân vận động trung tâm xã để chuẩn bị cho lễ hội. Đúng 8 giờ, tiếng trống khai hội được Chủ tịch UBND xã đánh lên và cùng với đó là màn trống hội rộn rã, rực rỡ sắc màu. Phần dâng hương, dâng lễ lên đình làng cách khu vực tổ chức lễ hội khoảng 500m. Những mâm cỗ tế lễ được người dân trong vùng chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với lòng thành kính, biết ơn Thành hoàng bản thổ, Thần suối, Thần núi: Núi Khau Raáo nằm ở phía Tây, núi Khau Thú nằm ở phía Bắc, núi Khau Cuốm nằm ở phía Nam và miếu Bà Chúa nằm ở phía Đông. Đây không chỉ thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của bà con dân tộc mà còn thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống văn hóa của họ.
Màn đại dậm với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, già làng trưởng bản cùng với người đồng bào các dân tộc trong xã
Ngay sau phần lễ là phần hội, đây luôn là phần được chờ đợi nhất vì luôn có những hoạt động vô cùng sôi nổi và vui nhộn cùng với sự tham gia của hàng ngàn người dân trong xã và du khách thập phương. Mở đầu là màn đại dậm với sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, già làng trưởng bản cùng với người đồng bào các dân tộc trong xã. Tại đây họ cùng nhau trình diễn màn đồng diễn gồm 6 điệu dậm cổ đó là: Dậm ví (múa quạt), Dậm đàn tính, Dậm teo kéo, Dậm đáp (múa kiếm), Dậm chéo rứa (múa chèo thuyền) và Dậm quét sân rồng. Những chàng trai, cô gái người Tày, Dao, Mông trong trang phục truyền thống dân tộc rực rỡ sắc màu cùng nhau múa hát, biểu diễn những tiết mục đặc sắc nhất của dân tộc mình.
Người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian ném còn
Trong Lễ hội Lồng Tồng ở Kiên Thành xuân Quý Mão năm nay du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian ném còn, đẩy gậy, kéo co và thi đấu bóng chuyền… Những trò chơi này thể hiện được sự gần gũi, giản dị và mang đến tinh thần cộng đồng của người dân trong xã. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc này đã thực sự là cầu nối kết nối tình thân giữa các dân tộc Tày, Mông, Dao và Kinh trong vùng lại với nhau.
Trong màn mưa bụi se lạnh của tiết xuân, gần 5.000 người dân và du khách thập phương tham gia lễ hội, mỗi người đều mang trong mình một điều ước riêng, một mong muốn riêng, tạo nên một Lễ hội Lồng Tồng độc đáo, đa dạng và phong phú, thể hiện bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc./.
Các bài khác
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo (05/02/2023)
- Tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội; sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế (04/02/2023)
- Đền Suối Tiên - Điểm đến tâm linh vùng đất Ngọc (03/02/2023)
- Quy định xét nghiệm Covid-19 khi nhập cảnh vào Trung Quốc (03/02/2023)
- Sôi nổi các hoạt động thể dục, thể thao tại Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2023 (02/02/2023)
- Linh thiêng nghi lễ rước Mẫu sang sông (02/02/2023)
- Lễ công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và Khai mạc lễ hội Đền Đông Cuông năm 2023 (01/02/2023)
- Lễ dâng hương và Lễ cúng tiệc tuần truyền thống tại Đền Đông Cuông (01/02/2023)
- Hôm nay (1/2) diễn ra Lễ công bố ghi danh “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2023 (01/02/2023)
- Tóm tắt về Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Đền Đông Cuông (01/02/2023)
Xem thêm »