CTTĐT - Sáng 9/2, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị.
Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các ngành thành viên Ban ATGT tỉnh.
Năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 6.397 người chết, 7.804 người bị thương; giảm 38 vụ, 214 người bị thương, tăng 598 người chết so với năm 2021. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2019 (trước thời diểm xảy ra đại dịch Covid-19) thì TNGT đã giảm rất sâu cả 3 tiêu chí với 6.216 vụ, 1.246 người chết, 5.841 người bị thương. Số vụ ùn, tắc giao thông trên toàn quốc được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2021 sau khi triển khai thu phí không dừng. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe tại các địa phương đã được xử lý và có chuyển biến rất tích cực. Năm 2022, có 30 tỉnh, thành phố có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 11 địa phương giảm trên 10% số người chết. Tuy nhiên, có 31 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ, trong đó có 10 tỉnh, thành phố có số người chết tăng trên 30%.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2022, mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo TTATGT nhưng TNGT vẫn diễn biến phức tạp, số người chết tăng với cùng kỳ năm 2021; năm trong số 10 tỉnh có số người chết tăng trên 30% so với năm trước. Nguyên nhân là do ý thức, kỹ năng của một bộ phận người dân nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa khi tham gia giao thông còn hạn chế; việc sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường... còn diễn ra. Bên cạnh đó hạ tầng giao thông đã bị xuống cấp mà chưa được sửa chữa, nâng cấp; tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.
Tại Hội nghị, các đại biểu ở các điểm cầu đã tập trung thảo luận về những giải pháp, kinh nghiệm trong công tác bảo đảm TTATGT đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất các kiến nghị, giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Năm ATGT 2023 có chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn” với mục tiêu kéo giảm TNGT từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2022; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT quốc gia Nguyễn Văn Thắng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định lien quan đến công tác bảo đảm TTATGT; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; bảo đảm và tiếp tục nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung cơ sở dữ liệu giữa các ngành; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT; đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt không có rào chắn...
3729 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 9/2, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị.Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các ngành thành viên Ban ATGT tỉnh.
Năm 2022, toàn quốc xảy ra 11.457 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 6.397 người chết, 7.804 người bị thương; giảm 38 vụ, 214 người bị thương, tăng 598 người chết so với năm 2021. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2019 (trước thời diểm xảy ra đại dịch Covid-19) thì TNGT đã giảm rất sâu cả 3 tiêu chí với 6.216 vụ, 1.246 người chết, 5.841 người bị thương. Số vụ ùn, tắc giao thông trên toàn quốc được kéo giảm so với cùng kỳ năm 2021 sau khi triển khai thu phí không dừng. Tình hình vi phạm về chở quá tải trọng xe tại các địa phương đã được xử lý và có chuyển biến rất tích cực. Năm 2022, có 30 tỉnh, thành phố có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 11 địa phương giảm trên 10% số người chết. Tuy nhiên, có 31 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ, trong đó có 10 tỉnh, thành phố có số người chết tăng trên 30%.
Tại tỉnh Yên Bái, năm 2022, mặc dù các cấp, các ngành, các địa phương đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo TTATGT nhưng TNGT vẫn diễn biến phức tạp, số người chết tăng với cùng kỳ năm 2021; năm trong số 10 tỉnh có số người chết tăng trên 30% so với năm trước. Nguyên nhân là do ý thức, kỹ năng của một bộ phận người dân nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa khi tham gia giao thông còn hạn chế; việc sử dụng rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường... còn diễn ra. Bên cạnh đó hạ tầng giao thông đã bị xuống cấp mà chưa được sửa chữa, nâng cấp; tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.
Tại Hội nghị, các đại biểu ở các điểm cầu đã tập trung thảo luận về những giải pháp, kinh nghiệm trong công tác bảo đảm TTATGT đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất các kiến nghị, giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trong thời gian tới.
Năm ATGT 2023 có chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn” với mục tiêu kéo giảm TNGT từ 5-10% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2022; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT quốc gia Nguyễn Văn Thắng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định lien quan đến công tác bảo đảm TTATGT; bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; bảo đảm và tiếp tục nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiên trì xây dựng văn hoá giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung cơ sở dữ liệu giữa các ngành; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả TNGT; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT; đảm bảo ATGT tại các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt không có rào chắn...