Năm 2022, dù gặp nhiều bất lợi nhưng khối lượng hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh Yên Bái vẫn đạt trên 70% so với kế hoạch.
Dự án xây dựng cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái là một trong những dự án trọng điểm đảm bảo tiến độ thi công, hiện tại đã đạt gần 60% so với kế hoạch
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái thực hiện 26 dự án trọng điểm, với tổng mức đầu tư các dự án trên 12.740 tỷ đồng; trong đó, dự án chuyển tiếp 5 dự án, khởi công mới 21 dự án. Chủ yếu tập trung các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, chiếm 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng.
Hiện tại, toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai 16 dự án, tính đến hết năm 2022 đã bố trí và giải ngân hết gần 4.000 tỷ đồng vốn trung hạn; trong đó, khối lượng hoàn thành của các dự án chuyển tiếp đạt 90%, các dự án khởi công mới đạt từ 20% đến 45%. Đối chiếu với kế hoạch đề ra, đến nay tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến công tác giải ngân của tỉnh.
Theo nhận định của ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, trong thời gian qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, diễn biến thời tiết bất lợi..., nên quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, nhiều dự án tăng vốn, dẫn đến mất thời gian thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Chậm tiến độ còn do công tác chuẩn bị của một số dự án kéo dài, nhất là các dự án này có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức lựa chọn tư vấn và thi tuyển kiến trúc nên mất nhiều thời gian, như: Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái; Trụ sở Tỉnh ủy và các ban Đảng; Trụ sở Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái...
Công tác giải phóng mặt bằng cũng khó khăn do mức đền bù còn thấp so với giá thị trường, một số trường hợp đặc thù chưa có chính sách hỗ trợ, bồi thường khi thực hiện thu hồi đất, việc vận dụng các chính sách hỗ trợ chưa thực sự linh hoạt, còn cứng nhắc. Hầu hết các dự án giao thông trọng điểm đều gặp phải khó khăn này, điển hình như dự án đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với tỉnh lộ 174; Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La)...
Ngoài ra, một số dự án thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán dự án chậm, còn sai sót so với quy định, mất nhiều thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ; cá biệt còn để xảy ra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu kém năng lực, thi công chậm tiến độ so với yêu cầu, thường xuyên vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Yên Bái cho biết, phần lớn các tuyến đường thi công trên địa bàn tỉnh Yên Bái có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở và xa nguồn nguyên vật liệu. Khối lượng đào đắp lớn và rất khó khăn khi di chuyển phương tiện máy móc, thiết bị thi công...
Hơn nữa, đặc thù địa bàn tỉnh Yên Bái là hàng năm thường có lượng mưa lớn hơn trung bình cả nước, thời gian đảm bảo cho thi công chỉ từ 3 tháng đến 5 tháng mỗi năm. Nhiều hạng mục và tuyến đường thường xuyên bị đe dọa bởi lũ quét, sạt lở đất khi đến mùa mưa bão. Đây là những bất lợi rất lớn, làm giảm tiến độ thi công và gây thiệt hại cho các nhà thầu công trình giao thông.
Gỡ khó và đẩy nhanh tiến độ
Để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các địa phương định kỳ kiểm tra, rà soát kỹ, xây dựng kịch bản chi tiết giải ngân phù hợp với tiến độ thi công cho từng dự án, công trình, đảm bảo hoàn thành nhanh gọn từng hạng mục và chất lượng công trình theo kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đã thành lập tổ công tác bám sát từng dự án, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn thông qua việc thanh toán đúng, đủ khối lượng hoàn thành. Đồng thời, yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao tinh thần trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm thời gian lập báo cáo; không để tồn đọng trong công tác nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán dự án theo quy định.
Đi đôi với đó, tỉnh Yên Bái kịp thời đề ra một số giải pháp sát thực, cụ thể như: nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thông qua việc nhanh chóng mời gọi các đơn vị tư vấn có chất lượng, có năng lực chuyên môn sâu; thường xuyên rà soát các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để kịp thời phân bổ cho các dự án có khả năng hấp thụ vốn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng; phân công trách nhiệm phối hợp cụ thể cho từng chủ đầu tư với các cơ quan có liên quan.
Chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thực hiện theo hướng làm gọn từng phần, kiểm đếm đến đâu thì thẩm định, phê duyệt, chi trả kinh phí tới đó, có mặt bằng sạch tới đâu thì triển khai thi công ngay đến đó, ưu tiên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng xây dựng tái định cư phục vụ dự án đầu tư.
Chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo theo đúng cam kết với chủ đầu tư; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết; chấn chỉnh, thay thế nhà thầu hoặc bổ sung nhà thầu phụ đối với các nhà thầu không đáp ứng đủ năng lực theo yêu cầu.
Về luân chuyển nguồn vốn, theo ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, ngoài việc phân bổ và đảm bảo nguồn vốn sớm ngay từ đầu năm, tỉnh Yên Bái sẽ điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn theo nguyên tắc điều chỉnh giảm vốn của các dự án hoàn thành, hết nhiệm vụ chi, dự án gặp khó khăn, vướng mắc có tiến độ thực hiện chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành nhưng còn thiếu vốn, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và các dự án thiếu vốn giải phóng mặt bằng.
Đối với các dự án chuẩn bị khởi công, tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập, thẩm định phê duyệt dự án trong quý II và quý III năm 2023, đảm bảo khởi công 10 dự án còn lại trong năm 2023 và 2024.
3689 lượt xem
Theo TTXVN
Năm 2022, dù gặp nhiều bất lợi nhưng khối lượng hoàn thành các dự án trọng điểm của tỉnh Yên Bái vẫn đạt trên 70% so với kế hoạch.Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái thực hiện 26 dự án trọng điểm, với tổng mức đầu tư các dự án trên 12.740 tỷ đồng; trong đó, dự án chuyển tiếp 5 dự án, khởi công mới 21 dự án. Chủ yếu tập trung các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, chiếm 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng.
Hiện tại, toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai 16 dự án, tính đến hết năm 2022 đã bố trí và giải ngân hết gần 4.000 tỷ đồng vốn trung hạn; trong đó, khối lượng hoàn thành của các dự án chuyển tiếp đạt 90%, các dự án khởi công mới đạt từ 20% đến 45%. Đối chiếu với kế hoạch đề ra, đến nay tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến công tác giải ngân của tỉnh.
Theo nhận định của ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, trong thời gian qua, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; giá cả vật tư, nguyên vật liệu tăng cao, diễn biến thời tiết bất lợi..., nên quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, nhiều dự án tăng vốn, dẫn đến mất thời gian thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Chậm tiến độ còn do công tác chuẩn bị của một số dự án kéo dài, nhất là các dự án này có quy mô lớn, yêu cầu cao về kiến trúc, cần tổ chức lựa chọn tư vấn và thi tuyển kiến trúc nên mất nhiều thời gian, như: Trung tâm hội nghị tỉnh Yên Bái; Trụ sở Tỉnh ủy và các ban Đảng; Trụ sở Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Yên Bái...
Công tác giải phóng mặt bằng cũng khó khăn do mức đền bù còn thấp so với giá thị trường, một số trường hợp đặc thù chưa có chính sách hỗ trợ, bồi thường khi thực hiện thu hồi đất, việc vận dụng các chính sách hỗ trợ chưa thực sự linh hoạt, còn cứng nhắc. Hầu hết các dự án giao thông trọng điểm đều gặp phải khó khăn này, điển hình như dự án đường nối quốc lộ 37, quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với tỉnh lộ 174; Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên (Sơn La)...
Ngoài ra, một số dự án thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán dự án chậm, còn sai sót so với quy định, mất nhiều thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ; cá biệt còn để xảy ra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu kém năng lực, thi công chậm tiến độ so với yêu cầu, thường xuyên vi phạm thời gian lập báo cáo quyết toán.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Yên Bái cho biết, phần lớn các tuyến đường thi công trên địa bàn tỉnh Yên Bái có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở và xa nguồn nguyên vật liệu. Khối lượng đào đắp lớn và rất khó khăn khi di chuyển phương tiện máy móc, thiết bị thi công...
Hơn nữa, đặc thù địa bàn tỉnh Yên Bái là hàng năm thường có lượng mưa lớn hơn trung bình cả nước, thời gian đảm bảo cho thi công chỉ từ 3 tháng đến 5 tháng mỗi năm. Nhiều hạng mục và tuyến đường thường xuyên bị đe dọa bởi lũ quét, sạt lở đất khi đến mùa mưa bão. Đây là những bất lợi rất lớn, làm giảm tiến độ thi công và gây thiệt hại cho các nhà thầu công trình giao thông.
Gỡ khó và đẩy nhanh tiến độ
Để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các địa phương định kỳ kiểm tra, rà soát kỹ, xây dựng kịch bản chi tiết giải ngân phù hợp với tiến độ thi công cho từng dự án, công trình, đảm bảo hoàn thành nhanh gọn từng hạng mục và chất lượng công trình theo kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đã thành lập tổ công tác bám sát từng dự án, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn thông qua việc thanh toán đúng, đủ khối lượng hoàn thành. Đồng thời, yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao tinh thần trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm thời gian lập báo cáo; không để tồn đọng trong công tác nghiệm thu, bàn giao, hoàn thành hồ sơ, thủ tục thanh, quyết toán dự án theo quy định.
Đi đôi với đó, tỉnh Yên Bái kịp thời đề ra một số giải pháp sát thực, cụ thể như: nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thông qua việc nhanh chóng mời gọi các đơn vị tư vấn có chất lượng, có năng lực chuyên môn sâu; thường xuyên rà soát các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để kịp thời phân bổ cho các dự án có khả năng hấp thụ vốn; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng; phân công trách nhiệm phối hợp cụ thể cho từng chủ đầu tư với các cơ quan có liên quan.
Chính quyền các địa phương chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thực hiện theo hướng làm gọn từng phần, kiểm đếm đến đâu thì thẩm định, phê duyệt, chi trả kinh phí tới đó, có mặt bằng sạch tới đâu thì triển khai thi công ngay đến đó, ưu tiên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng xây dựng tái định cư phục vụ dự án đầu tư.
Chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo theo đúng cam kết với chủ đầu tư; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết; chấn chỉnh, thay thế nhà thầu hoặc bổ sung nhà thầu phụ đối với các nhà thầu không đáp ứng đủ năng lực theo yêu cầu.
Về luân chuyển nguồn vốn, theo ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, ngoài việc phân bổ và đảm bảo nguồn vốn sớm ngay từ đầu năm, tỉnh Yên Bái sẽ điều chỉnh linh hoạt kế hoạch vốn theo nguyên tắc điều chỉnh giảm vốn của các dự án hoàn thành, hết nhiệm vụ chi, dự án gặp khó khăn, vướng mắc có tiến độ thực hiện chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành nhưng còn thiếu vốn, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và các dự án thiếu vốn giải phóng mặt bằng.
Đối với các dự án chuẩn bị khởi công, tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư khẩn trương thực hiện hoàn thành lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập, thẩm định phê duyệt dự án trong quý II và quý III năm 2023, đảm bảo khởi công 10 dự án còn lại trong năm 2023 và 2024.