Ngày 15/2, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 29/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông.
Ảnh minh họa
Đây là chuyến kiểm tra thị sát xuyên Việt ngay sau Tết Quý Mão 2023 từ ngày 25 đến ngày 30/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ tại các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành và một số công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông khác.
Trong Thông báo số 29/TB – VPCP, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các chủ đầu tư không chia nhỏ gói thầu; xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp với thực tế và quy định pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm túc, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật để lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý dự án quy mô lớn, có năng lực vận hành và triển khai hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, hiện đang có một số dự án đầu tư theo phương thức PPP (hợp tác công tư) đang triển khai tốt, nhanh hơn so với dự án đầu tư công nhờ áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật.
Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích để thu hút được tối đa nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (Nhà nước không thể có đủ nguồn lực để đầu tư được tất cả cơ sở hạ tầng).
Thủ tướng giao các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm hướng dẫn, thúc đẩy trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên.
Liên quan đến mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc, Thủ tướng giao các địa phương phải chủ động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, "ỉ lại" Trung ương; không đầu tư dàn trải; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung đầu tư các đường kết nối với đường 3 cao tốc tạo không gian phát triển mới (khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, đô thị...).
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, quy hoạch đường cao tốc phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể (tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80- 100km/h; tuyến thẳng nhất có thể, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư, quân sự.
Tinh thần là qua sông bắc cầu, qua núi, qua đồi thì làm hầm và qua đồng bằng thì đắp đất, đổ cát) và có kế hoạch đầu tư hoàn thiện đúng tiêu chuẩn cao tốc, không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị tăng cường phân cấp cho địa phương, đi cùng phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ cán bộ theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước (trước đây các dự án do Trung ương, trực tiếp là Bộ Giao thông Vận tải triển khai, nay phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền các dự án cao tốc nhằm phát huy tính chủ động, tính sát thực, nguồn lực của địa phương).
Liên quan đến việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư, các Bộ, cơ quan ban ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 5 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án.
Thứ nhất phải bảo đảm chất lượng; thứ hai phải bảo đảm tiến độ (trong đó công tác xây dựng kế hoạch phải bám sát yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời phải sát thực tế, khả thi, không phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại); thứ ba phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái; thứ tư không được đội vốn bất hợp lý; thứ năm chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm và đi đôi chăm lo đời sống, an sinh xã hội người lao động, nhân dân.
Tại các dự án này, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ hợp đồng ký kết, bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án, đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết.
Công tác thanh tra, kiểm toán thực hiện theo quy định pháp luật; vừa làm vừa kiểm toán, kiểm tra thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương để chủ động phòng ngừa và chống sai phạm trong quá trình triển khai các dự án.
Nguồn vốn, kế hoạch vốn phải được bố trí đầy đủ; làm đến đâu nghiệm thu, thanh toán đến đó.
Đối với các dự án đường cao tốc, trong đó có Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giao ban định kỳ với các địa phương, Ban quản lý dự án để kiểm điểm tiến độ, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh liên quan đến giải phóng mặt bằng và triển khai thi công dự án.
Bộ Giao thông Vận tải được giao phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cung cấp hồ sơ, tài liệu trong quá trình triển khai công tác kiểm toán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 18/TTg-CN ngày 3/2/2023.
Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác đánh giá việc sử dụng cát biển cho đường bộ cao tốc. Lưu ý phải làm nhanh nhưng bảo đảm tính khoa học và an toàn môi trường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phân công Thứ trưởng phụ trách để hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương được giao là cơ quan chủ quản hoàn thiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật, phù hợp thực tế; chậm nhất tháng 6/2023 khởi công đồng loạt các dự án.
"Trong tháng 3/2023, tổ chức Hội nghị với các địa phương để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai dự án của Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương", Thủ tướng chỉ đạo.
Cũng tại Thông báo số 29/TB-VPCP, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu (chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục đối với mỏ cấp sai), xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng găm giá, liên kết với nhau để nâng giá làm ảnh hưởng thi công dự án.
(Theo Tin tức)
2703 lượt xem
Ngày 15/2, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 29/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông.Đây là chuyến kiểm tra thị sát xuyên Việt ngay sau Tết Quý Mão 2023 từ ngày 25 đến ngày 30/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ tại các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành và một số công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông khác.
Trong Thông báo số 29/TB – VPCP, một lần nữa Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các chủ đầu tư không chia nhỏ gói thầu; xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp với thực tế và quy định pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm túc, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật để lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý dự án quy mô lớn, có năng lực vận hành và triển khai hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, hiện đang có một số dự án đầu tư theo phương thức PPP (hợp tác công tư) đang triển khai tốt, nhanh hơn so với dự án đầu tư công nhờ áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật.
Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích để thu hút được tối đa nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (Nhà nước không thể có đủ nguồn lực để đầu tư được tất cả cơ sở hạ tầng).
Thủ tướng giao các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm hướng dẫn, thúc đẩy trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên.
Liên quan đến mục tiêu đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường cao tốc, Thủ tướng giao các địa phương phải chủ động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, "ỉ lại" Trung ương; không đầu tư dàn trải; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung đầu tư các đường kết nối với đường 3 cao tốc tạo không gian phát triển mới (khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, đô thị...).
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, quy hoạch đường cao tốc phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể (tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80- 100km/h; tuyến thẳng nhất có thể, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư, quân sự.
Tinh thần là qua sông bắc cầu, qua núi, qua đồi thì làm hầm và qua đồng bằng thì đắp đất, đổ cát) và có kế hoạch đầu tư hoàn thiện đúng tiêu chuẩn cao tốc, không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị tăng cường phân cấp cho địa phương, đi cùng phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ cán bộ theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước (trước đây các dự án do Trung ương, trực tiếp là Bộ Giao thông Vận tải triển khai, nay phân cấp cho địa phương là cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền các dự án cao tốc nhằm phát huy tính chủ động, tính sát thực, nguồn lực của địa phương).
Liên quan đến việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư, các Bộ, cơ quan ban ngành và các đơn vị liên quan phải quán triệt 5 yêu cầu sau trong quá trình triển khai dự án.
Thứ nhất phải bảo đảm chất lượng; thứ hai phải bảo đảm tiến độ (trong đó công tác xây dựng kế hoạch phải bám sát yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời phải sát thực tế, khả thi, không phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại); thứ ba phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái; thứ tư không được đội vốn bất hợp lý; thứ năm chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm và đi đôi chăm lo đời sống, an sinh xã hội người lao động, nhân dân.
Tại các dự án này, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ hợp đồng ký kết, bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án, đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết.
Công tác thanh tra, kiểm toán thực hiện theo quy định pháp luật; vừa làm vừa kiểm toán, kiểm tra thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương để chủ động phòng ngừa và chống sai phạm trong quá trình triển khai các dự án.
Nguồn vốn, kế hoạch vốn phải được bố trí đầy đủ; làm đến đâu nghiệm thu, thanh toán đến đó.
Đối với các dự án đường cao tốc, trong đó có Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giao ban định kỳ với các địa phương, Ban quản lý dự án để kiểm điểm tiến độ, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh liên quan đến giải phóng mặt bằng và triển khai thi công dự án.
Bộ Giao thông Vận tải được giao phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch chi tiết, cung cấp hồ sơ, tài liệu trong quá trình triển khai công tác kiểm toán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 18/TTg-CN ngày 3/2/2023.
Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thành công tác đánh giá việc sử dụng cát biển cho đường bộ cao tốc. Lưu ý phải làm nhanh nhưng bảo đảm tính khoa học và an toàn môi trường.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phân công Thứ trưởng phụ trách để hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương được giao là cơ quan chủ quản hoàn thiện thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật, phù hợp thực tế; chậm nhất tháng 6/2023 khởi công đồng loạt các dự án.
"Trong tháng 3/2023, tổ chức Hội nghị với các địa phương để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức triển khai dự án của Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương", Thủ tướng chỉ đạo.
Cũng tại Thông báo số 29/TB-VPCP, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ giao trực tiếp mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công, không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu (chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục đối với mỏ cấp sai), xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng găm giá, liên kết với nhau để nâng giá làm ảnh hưởng thi công dự án.
(Theo Tin tức)