CTTĐT - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Trọng tâm là tạo đà cho hội viên nông dân các cấp chủ động kiến tạo và phát triển trên mọi phương diện, nhất là trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhờ đó, đời sống nhân dân nói chung và hội viên, nông dân nói trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 58 triệu đồng, số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 11% năm 2022 theo tiêu chí mới.
Đồng chí Vũ Minh Huê - Phó Bí thư Thường Thường trực Huyện ủy kiểm tra việc trồng và chăm sóc quế của nông dân xã Mỏ Vàng
Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn được vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên, với bản tính chăm chỉ cần cù, ham học hỏi, dám nghĩa dám làm, chị Trần Thị Bẩy ở thôn Đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, con giống để phát triển mô hình chăn nuôi gà chọi lai lấy thịt, lúc đầu với chỉ với quy mô khoảng 400 con/lứa. Thấy lợi nhuận từ việc chăn nuôi gà khá cao và ổn định chị Bẩy đã mạnh dạn mua thêm đất đồi rừng để san gạt, xây dựng trang trại chăn nuôi gà với diện tích hơn 2.000 m2. Mặt khác chị Bẩy đã liên kết với Công ty TNHH Jap Fa Comfeed tại tỉnh Vĩnh Phúc để nuôi gà chọi lai với hệ thống chuồng trại, máy móc cho ăn tự động, trị giá gần 3 tỷ đồng. Chị Trần Thị Bẩy chia sẻ: “Nhờ liên kết, gia đình tôi đã được Công ty TNHH Jap Fa Comfeed cung cấp con giống, vắc xin, thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, trang trại chăn nuôi gà của tôi luôn phát triển ổn định. Mỗi năm xuất bán 6 lần, tổng sản lượng thịt hơi là 100 tấn gà. Doanh thu mỗi năm trừ các khoàn chi phí đạt trên 900 triệu đồng. Điều này đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định”.
Biết tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân, gia đình anh Triệu Văn Minh và Đặng Thị Thêm ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây quế. Sau nhiều năm, những hộ dân nào có nhu cầu nhượng bán anh chị tiếp tục mua thêm để canh tác, từ vài héc ta ban đầu đến nay gia đình anh đã có gần 50 héc ta quế từ 5 - 15 năm tuổi. Anh Triệu Văn Minh cho biết: “Đến nay tổng giá trị tài sản của gia đình tôi có khoảng trên 150 tỷ đồng. Không chỉ trồng quế, vào mỗi vụ thu hoạch quế tôi còn mua quế tươi của các hộ dân trong thôn về sơ chế để bán lại cho thương lái. Mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí, vợ chồng tôi cũng thu về trên 1 tỷ đồng từ quế”. Với ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, anh Triệu Văn Minh và chị Đặng Thị Thêm đã biến những đồi đất cằn cỗi hoang hóa thành những cánh rừng bạt ngàn quế để mang lại cuộc sống giàu có cho gia đình với mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trở thành người trồng quế nổi tiếng không chỉ của xã Tân Hợp mà của cả huyện Văn Yên.
Tạo đà cho nông dân phát triển sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế mới, hiệu quả, Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên đã giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản. Từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân các cấp, toàn huyện đã xây dựng được 21 mô hình dự án với 96 hộ được vay với số tiền trên 3,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để hội viên nông dân được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã có gần 5.000 hội viên nông dân trong toàn huyện được vay trên 351 tỷ đồng. Ông Hoàng Ngọc Giang - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên cho biết: “Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho vay ủy thác qua tổ chức Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên trên 151 tỷ đồng, từ nguồn vốn này đã đồng hành hỗ trợ nông dân huyện phát triển sản xuất, hình thành được những mô hình dự án đem lại hiệu quả cao như: mô hình dự án “Nuôi trâu, bò sinh sản” xã Phong Dụ Thượng, xã Yên Hợp; dự án “chăn nuôi dê” xã An Thịnh, xã Mậu Đông, dự án “trồng và chăm sóc quế” xã Ngòi A dự án trồng lúa chiêm hương chất lượng cao xã Yên Phú..”
Mô hình nuôi lợn của nông dân xã Mậu Đông
Nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của kinh tế hợp tác, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển các HTX với việc tuyên truyền, phổ biến cho 3.150 lượt cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Hội trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã tại các địa phương. Đến nay các cơ sở Hội đã tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn thành lập 106 hợp tác xã, 676 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác, hợp tác xã được thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả, tạo ra sự liên kết, hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chia sẻ thông tin về thị trường, về kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Đặc biệt có một số HTX đứng ra bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân.
Mô hình nuôi trâu của nông dân xã Yên Hợp
Đồng chí Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên cho biết: “Từ sự trợ lực của Hội Nông dân các cấp và sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hội viên nông dân huyện Văn Yên đã chủ động kiến tạo, phát triển bằng nhiều hướng đi, cách làm đã hình thành nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả thiết thực. Trọng tâm là hội viên nông dân trong toàn huyện đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện, bước đầu đã hình thành các nhóm hộ sản xuất chuyên canh. Hằng năm, 100% cơ sở Hội phát động phong trào và tổ chức cho trên 70% hộ hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi, và đến nay, toàn huyện đã có 7.156 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, trong đó, số hộ có thu nhập ổn định hằng năm từ 200 triệu đến 300 triệu đồng là 400 hộ; số hộ có thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu là 300 hộ; số hộ có thu nhập hằng năm trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng là 43 hộ, có 03 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng. Điển hình như: hộ ông Đặng Nho Quyên, thôn Thác Tiên xã Mỏ Vàng, thu nhập trên 2,5 tỷ; hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Thắm, thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh thu nhập 1,9 tỷ đồng/năm; hộ gia đình ông Lê Tiến Đức, thôn Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, thu nhập bình quân 1,05 tỷ đồng/năm; hộ gia đình ông Trịnh Hữu Tư, thôn Gốc Gạo, xã Tân Hợp thu nhập trên 1 tỷ đồng; hộ ông Vương Ngọc Tiến, thôn Khe Pháo, xã Châu Quế Hạ thu nhập 1,3 tỷ đồng...”
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên đã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, đa dạng ngành nghề, sản xuất phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, hình thành được các vùng chuyên canh tập trung: vùng lúa chất lượng cao; vùng quế, vùng sắn … thực hiện việc liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nông dân trong toàn huyện đã tích cực hiến công, hiến kế, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động; hiến trên 10.695m2 đất, trên 21 tỷ đồng để làm mới, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng trên 1.060 km đường giao thông nông thôn và 76 km kênh mương nội đồng, các công trình hạ tầng nông thôn. Điều này đã góp phần đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 19/24 xã, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 58 triệu đồng, số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 11% theo tiêu chí mới./.
3538 lượt xem
CTV: Thu Nhài
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Hội. Trọng tâm là tạo đà cho hội viên nông dân các cấp chủ động kiến tạo và phát triển trên mọi phương diện, nhất là trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Nhờ đó, đời sống nhân dân nói chung và hội viên, nông dân nói trên địa bàn huyện Văn Yên nói riêng được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 58 triệu đồng, số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 11% năm 2022 theo tiêu chí mới.Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và nguồn vốn được vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Yên, với bản tính chăm chỉ cần cù, ham học hỏi, dám nghĩa dám làm, chị Trần Thị Bẩy ở thôn Đoàn Kết, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, con giống để phát triển mô hình chăn nuôi gà chọi lai lấy thịt, lúc đầu với chỉ với quy mô khoảng 400 con/lứa. Thấy lợi nhuận từ việc chăn nuôi gà khá cao và ổn định chị Bẩy đã mạnh dạn mua thêm đất đồi rừng để san gạt, xây dựng trang trại chăn nuôi gà với diện tích hơn 2.000 m2. Mặt khác chị Bẩy đã liên kết với Công ty TNHH Jap Fa Comfeed tại tỉnh Vĩnh Phúc để nuôi gà chọi lai với hệ thống chuồng trại, máy móc cho ăn tự động, trị giá gần 3 tỷ đồng. Chị Trần Thị Bẩy chia sẻ: “Nhờ liên kết, gia đình tôi đã được Công ty TNHH Jap Fa Comfeed cung cấp con giống, vắc xin, thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, trang trại chăn nuôi gà của tôi luôn phát triển ổn định. Mỗi năm xuất bán 6 lần, tổng sản lượng thịt hơi là 100 tấn gà. Doanh thu mỗi năm trừ các khoàn chi phí đạt trên 900 triệu đồng. Điều này đã giúp gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định”.
Biết tận dụng, khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân, gia đình anh Triệu Văn Minh và Đặng Thị Thêm ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây quế. Sau nhiều năm, những hộ dân nào có nhu cầu nhượng bán anh chị tiếp tục mua thêm để canh tác, từ vài héc ta ban đầu đến nay gia đình anh đã có gần 50 héc ta quế từ 5 - 15 năm tuổi. Anh Triệu Văn Minh cho biết: “Đến nay tổng giá trị tài sản của gia đình tôi có khoảng trên 150 tỷ đồng. Không chỉ trồng quế, vào mỗi vụ thu hoạch quế tôi còn mua quế tươi của các hộ dân trong thôn về sơ chế để bán lại cho thương lái. Mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí, vợ chồng tôi cũng thu về trên 1 tỷ đồng từ quế”. Với ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, anh Triệu Văn Minh và chị Đặng Thị Thêm đã biến những đồi đất cằn cỗi hoang hóa thành những cánh rừng bạt ngàn quế để mang lại cuộc sống giàu có cho gia đình với mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, trở thành người trồng quế nổi tiếng không chỉ của xã Tân Hợp mà của cả huyện Văn Yên.
Tạo đà cho nông dân phát triển sản xuất, hình thành các mô hình kinh tế mới, hiệu quả, Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên đã giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản. Từ nguồn vốn hỗ trợ nông dân các cấp, toàn huyện đã xây dựng được 21 mô hình dự án với 96 hộ được vay với số tiền trên 3,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để hội viên nông dân được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, đã có gần 5.000 hội viên nông dân trong toàn huyện được vay trên 351 tỷ đồng. Ông Hoàng Ngọc Giang - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Văn Yên cho biết: “Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã cho vay ủy thác qua tổ chức Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên trên 151 tỷ đồng, từ nguồn vốn này đã đồng hành hỗ trợ nông dân huyện phát triển sản xuất, hình thành được những mô hình dự án đem lại hiệu quả cao như: mô hình dự án “Nuôi trâu, bò sinh sản” xã Phong Dụ Thượng, xã Yên Hợp; dự án “chăn nuôi dê” xã An Thịnh, xã Mậu Đông, dự án “trồng và chăm sóc quế” xã Ngòi A dự án trồng lúa chiêm hương chất lượng cao xã Yên Phú..”
Mô hình nuôi lợn của nông dân xã Mậu Đông
Nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của kinh tế hợp tác, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên đã dành nhiều nguồn lực để ưu tiên phát triển các HTX với việc tuyên truyền, phổ biến cho 3.150 lượt cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Hội trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã tại các địa phương. Đến nay các cơ sở Hội đã tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn thành lập 106 hợp tác xã, 676 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác, hợp tác xã được thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả, tạo ra sự liên kết, hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chia sẻ thông tin về thị trường, về kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Đặc biệt có một số HTX đứng ra bao tiêu sản phẩm cho các thành viên và hộ nông dân.
Mô hình nuôi trâu của nông dân xã Yên Hợp
Đồng chí Nguyễn Thị Vân - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên cho biết: “Từ sự trợ lực của Hội Nông dân các cấp và sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, hội viên nông dân huyện Văn Yên đã chủ động kiến tạo, phát triển bằng nhiều hướng đi, cách làm đã hình thành nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả thiết thực. Trọng tâm là hội viên nông dân trong toàn huyện đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện, bước đầu đã hình thành các nhóm hộ sản xuất chuyên canh. Hằng năm, 100% cơ sở Hội phát động phong trào và tổ chức cho trên 70% hộ hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi, và đến nay, toàn huyện đã có 7.156 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, trong đó, số hộ có thu nhập ổn định hằng năm từ 200 triệu đến 300 triệu đồng là 400 hộ; số hộ có thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu là 300 hộ; số hộ có thu nhập hằng năm trên 500 triệu đến 1 tỷ đồng là 43 hộ, có 03 hộ có thu nhập từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng. Điển hình như: hộ ông Đặng Nho Quyên, thôn Thác Tiên xã Mỏ Vàng, thu nhập trên 2,5 tỷ; hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Thắm, thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh thu nhập 1,9 tỷ đồng/năm; hộ gia đình ông Lê Tiến Đức, thôn Lắc Mường, xã Phong Dụ Hạ, thu nhập bình quân 1,05 tỷ đồng/năm; hộ gia đình ông Trịnh Hữu Tư, thôn Gốc Gạo, xã Tân Hợp thu nhập trên 1 tỷ đồng; hộ ông Vương Ngọc Tiến, thôn Khe Pháo, xã Châu Quế Hạ thu nhập 1,3 tỷ đồng...”
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp huyện Văn Yên đã tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, đa dạng ngành nghề, sản xuất phát triển mạnh theo hướng hàng hóa, hình thành được các vùng chuyên canh tập trung: vùng lúa chất lượng cao; vùng quế, vùng sắn … thực hiện việc liên kết 4 nhà trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nông dân trong toàn huyện đã tích cực hiến công, hiến kế, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động; hiến trên 10.695m2 đất, trên 21 tỷ đồng để làm mới, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng trên 1.060 km đường giao thông nông thôn và 76 km kênh mương nội đồng, các công trình hạ tầng nông thôn. Điều này đã góp phần đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện lên 19/24 xã, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đạt 58 triệu đồng, số hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 11% theo tiêu chí mới./.