Biết thêm một ngoại ngữ là có thêm một chiếc chìa khóa để các em mở cánh cửa ra thế giới - Tâm nguyện ấy là động lực để các thầy cô giáo vượt qua mọi khó khăn, trắc trở trên hành trình “cõng tiếng Anh” đến với những học sinh vùng cao Yên Bái.
Thành phố Yên Bái có 7 giáo viên tham gia “biệt phái” dạy tiếng Anh tại các trường vùng cao huyện Mù Cang Chải.
Hành trình “biệt phái”
Tháng 8/2022, cô giáo Vũ Hà Thu Phương nhận quyết định "biệt phái" lên vùng cao dạy ngoại ngữ tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải… Mỗi lần từ thành phố Yên Bái trở về trường, cô Phương phải vượt qua những cung đường đồi núi quanh co đầy nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa, tai nạn giao thông luôn rình rập… Tuy nhiên, cô giáo luôn vững tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cô giáo Phương chia sẻ, là giáo viên dạy ở thành phố nhiều năm, nhận thấy đây là cơ hội để bản thân được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm dạy học, nên chị đã viết đơn tình nguyện lên vùng cao. Đó là việc làm có ý nghĩa trong cuộc đời dạy học của chị.
Là người đầu tiên xung phong lên dạy học tại Trường Tiểu học Túc Đán (huyện Trạm Tấu), cô giáo Nguyễn Thị Hoa mong muốn mang ngôn ngữ mới mẻ đến với các học trò vùng cao. Cô giáo Hoa cho biết, biết đi “biệt phái” rất khó khăn nhưng sau khi biết chủ trương của tỉnh, cô giáo vẫn tình nguyện lên vùng cao để dạy tiếng Anh cho các em. Những ngày đầu, việc dạy tiếng Anh cho các học sinh người Mông lớp 3 rất khó khăn khi các em nói tiếng phổ thông còn chưa sõi. Vì thế, ngoài giờ lên lớp, chị dành toàn bộ thời gian để tìm phương pháp giảng dạy phù hợp nhất… Chị học nói tiếng Mông để gần gũi hơn với học trò; đồng thời, sưu tầm những tranh, ảnh phù hợp, xây dựng kế hoạch cho từng tiết học cụ thể, khuyến khích học sinh học tiếng Anh theo nhóm và cho học sinh biểu diễn đóng vai theo chủ đề của tiết học…
Yên Bái là 1 trong 5 tỉnh thiếu nhiều giáo viên Tiếng Anh nhất với trên 150 giáo viên ở bậc tiểu học.
Ở vùng cao Trạm Tấu, gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí còn hạn chế, hầu như người dân chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Nơi đây thường xảy ra tình trạng học sinh về nhà cuối tuần, sau đó không quay lại lớp học. Do vậy, khi rời thành phố Yên Bái lên với vùng cao, cô giáo Trần Thị Huyền, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trạm Tấu (xã Trạm Tấu) cũng giống như các giáo viên “biệt phái” khác phải tập làm quen với những cung đường đất, những vách núi cheo leo hay lội suối, cuốc bộ hàng giờ đồng hồ đến nhà để gặp gỡ phụ huynh, vận động các em ra lớp… Viết đơn tình nguyện đi biệt phái, cô giáo Huyền chấp nhận cuộc sống xa gia đình hơn 100 cây số để dành trọn thời gian và tâm huyết cho công việc.
Cô giáo cho biết, thấy được những vất vả của người dân và thầy cô nơi đây nên cô quyết tâm bám trụ tại mảnh đất này với mong muốn để "con chữ" nẩy mầm, sinh sôi trên vùng đất khó.
Các giáo viên lên biệt phái đều là những người có năng lực, chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng Anh.
2499 lượt xem
Báo Tin tức TTXVN
Biết thêm một ngoại ngữ là có thêm một chiếc chìa khóa để các em mở cánh cửa ra thế giới - Tâm nguyện ấy là động lực để các thầy cô giáo vượt qua mọi khó khăn, trắc trở trên hành trình “cõng tiếng Anh” đến với những học sinh vùng cao Yên Bái.Hành trình “biệt phái”
Tháng 8/2022, cô giáo Vũ Hà Thu Phương nhận quyết định "biệt phái" lên vùng cao dạy ngoại ngữ tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải, huyện Mù Cang Chải… Mỗi lần từ thành phố Yên Bái trở về trường, cô Phương phải vượt qua những cung đường đồi núi quanh co đầy nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa, tai nạn giao thông luôn rình rập… Tuy nhiên, cô giáo luôn vững tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cô giáo Phương chia sẻ, là giáo viên dạy ở thành phố nhiều năm, nhận thấy đây là cơ hội để bản thân được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm dạy học, nên chị đã viết đơn tình nguyện lên vùng cao. Đó là việc làm có ý nghĩa trong cuộc đời dạy học của chị.
Là người đầu tiên xung phong lên dạy học tại Trường Tiểu học Túc Đán (huyện Trạm Tấu), cô giáo Nguyễn Thị Hoa mong muốn mang ngôn ngữ mới mẻ đến với các học trò vùng cao. Cô giáo Hoa cho biết, biết đi “biệt phái” rất khó khăn nhưng sau khi biết chủ trương của tỉnh, cô giáo vẫn tình nguyện lên vùng cao để dạy tiếng Anh cho các em. Những ngày đầu, việc dạy tiếng Anh cho các học sinh người Mông lớp 3 rất khó khăn khi các em nói tiếng phổ thông còn chưa sõi. Vì thế, ngoài giờ lên lớp, chị dành toàn bộ thời gian để tìm phương pháp giảng dạy phù hợp nhất… Chị học nói tiếng Mông để gần gũi hơn với học trò; đồng thời, sưu tầm những tranh, ảnh phù hợp, xây dựng kế hoạch cho từng tiết học cụ thể, khuyến khích học sinh học tiếng Anh theo nhóm và cho học sinh biểu diễn đóng vai theo chủ đề của tiết học…
Yên Bái là 1 trong 5 tỉnh thiếu nhiều giáo viên Tiếng Anh nhất với trên 150 giáo viên ở bậc tiểu học.
Ở vùng cao Trạm Tấu, gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông, trình độ dân trí còn hạn chế, hầu như người dân chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Nơi đây thường xảy ra tình trạng học sinh về nhà cuối tuần, sau đó không quay lại lớp học. Do vậy, khi rời thành phố Yên Bái lên với vùng cao, cô giáo Trần Thị Huyền, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trạm Tấu (xã Trạm Tấu) cũng giống như các giáo viên “biệt phái” khác phải tập làm quen với những cung đường đất, những vách núi cheo leo hay lội suối, cuốc bộ hàng giờ đồng hồ đến nhà để gặp gỡ phụ huynh, vận động các em ra lớp… Viết đơn tình nguyện đi biệt phái, cô giáo Huyền chấp nhận cuộc sống xa gia đình hơn 100 cây số để dành trọn thời gian và tâm huyết cho công việc.
Cô giáo cho biết, thấy được những vất vả của người dân và thầy cô nơi đây nên cô quyết tâm bám trụ tại mảnh đất này với mong muốn để "con chữ" nẩy mầm, sinh sôi trên vùng đất khó.
Các giáo viên lên biệt phái đều là những người có năng lực, chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng Anh.
Đưa thế giới gần với học sinh vùng cao
Là lãnh đạo một trong những trường học được đón giáo viên “biệt phái”, cô giáo Nguyễn Thị Như Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Túc Đán huyện Trạm Tấu cho biết, nhà trường rất vui khi được đón các thầy cô tình nguyện lên dạy tiếng Anh cho học sinh vùng cao. Đến thời điểm này, các em đã tiếp cận khá tốt nhờ được các thầy cô tận tình dạy bảo. Hơn 3 tháng nay, những tiết học tiếng Mông được thay thế bằng tiếng Anh theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những học sinh người Mông lớp 3 giờ đã có thể giao tiếp những câu tiếng Anh thông thường, điều mà chỉ cách đây vài tháng vẫn còn quá xa lạ với các em.
Năm học 2022 - 2023 là năm học quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Theo đó, môn Ngoại ngữ (tiếng Anh) và Tin học là những môn học bắt buộc, được tổ chức dạy học từ lớp 3. Đây được xem là khó khăn lớn đối với nhiều địa phương, trong đó có vùng cao Yên Bái, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải…
Ông Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết, để chuẩn bị đội ngũ cho thực hiện lộ trình đổi mới giáo dục, ngành Giáo dục Yên Bái đã khẩn trương tham mưu với tỉnh về việc tuyển dụng giáo viên cho các địa phương. Tuy nhiên, sau cả 2 đợt tuyển dụng, Hội đồng tuyển chọn của tỉnh không nhận được một hồ sơ dự tuyển vị trí giáo viên tiếng Anh tại hai huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu. Trước sự cấp bách và khó khăn ấy, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra giải pháp "biệt phái” giáo viên. Như vậy, chủ trương kêu gọi giáo viên đi "biệt phái" chia lửa với vùng cao được phát động rộng khắp trong toàn ngành, lấy từ nơi thiếu ít bù cho nơi thiếu nhiều…
Kết quả rà soát đã công bố cho thấy, cả nước thiếu trên 5.000 giáo viên tiếng Anh. Yên Bái là 1 trong 5 tỉnh thiếu nhiều giáo viên môn học này nhất với trên 150 người ở bậc Tiểu học. Đặc biệt tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải chỉ có 1 giáo viên dạy tiếng Anh. Sau khi có chủ trương của tỉnh, hàng chục giáo viên tiếng Anh từ thành phố Yên Bái và các địa phương vùng thấp của tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên hỗ trợ cho 2 huyện vùng cao…16 giáo viên tiêu biểu nhất đã được lựa chọn đi đợt đầu.
Sau một học kỳ lên tăng cường, 16 thầy cô giáo đã góp phần quan trọng giúp 2 huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu đáp ứng yêu cầu theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng môn học được đánh giá đảm bảo chất lượng như các môn học khác… Ông Phạm Mạnh Tưởng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu cho biết, Phòng thường xuyên kiểm soát, đánh giá và nhận thấy chất lượng môn tiếng Anh luôn được đảm bảo theo quy định. Các giáo viên lên "biệt phái" đều là những thầy cô có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao với nhiều phương pháp phù hợp với học sinh vùng cao. Các tiết dạy đã tạo được sự hứng thú, giúp học sinh hiểu bài nhanh và yêu thích môn học này.
Ông Giàng A Thào, Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu cho rằng, chủ trương kêu gọi giáo viên đi "biệt phái" vùng cao là chính sách nhân văn, thiết thực. Ông Thào mong muốn, thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm, có chính sách đặc thù cụ thể để các cán bộ, giáo viên lên vùng cao yên tâm công tác và ổn định cuộc sống.
Cô giáo trong đoàn biệt phái của thành phố cùng các em học sinh huyện Mù Cang Chải đón năm học mới 2022-2023.
Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định, để chủ trương đạt hiệu quả, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bố trí, sắp xếp biệt phái đội ngũ giáo viên; đồng thời thực hiện đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, minh bạch, thực chất. UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với giáo viên công tác tại vùng cao như: phụ cấp thu hút, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp khu vực. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm động viên, khích lệ các giáo viên và gia đình để họ xung phong biệt phái, yên tâm công tác cống hiến cho giáo dục vùng cao...