CTTĐT - Từ đầu năm đến nay, tuy chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn ở mức cao và tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước.
Phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái cân trọng tải trên tuyến Quốc lộ 70.
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ TNGT, làm 10 người chết, 20 người bị thương, hư hỏng 13 xe ô tô, 18 xe mô tô, 2 xe máy điện; so với cùng kỳ năm trước tăng 6 vụ, 4 người chết, 1 người bị thương.
Yên Bình là địa phương xảy ra nhiều TNGT nhất với 4 vụ tai nạn, 4 người chết, 2 người bị thương; tiếp sau đó là huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Qua phân tích cho thấy, nguyên nhân tai nạn chủ yếu do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu ý thức chấp hành quy định về TTATGT; phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia; thiếu quan sát khi tham gia giao thông, đi không đúng phần đường, tránh vượt không đúng quy định, chuyển hướng không báo trước…
Cùng với đó, công tác bảo đảm TTATGT cũng còn gặp nhiều tồn tại, hạn chế khi ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông; kỹ năng lái xe ô tô, mô tô của một bộ phận người tham gia còn yếu và thiếu; ý thức đạo đức, nghề nghiệp của một bộ phận lái xe chuyên nghiệp kinh doanh vận tải kém; tình trạng xe chở quá tải trọng cho phép trên địa bàn có dấu hiệu tái diễn trên các tuyến quốc lộ 70, 2D, 32C, 37...
Cùng với đó, tình trạng xe ô tô dừng đỗ đón trả khách trên cao tốc, xe mô tô, xe gắn máy đi vào cao tốc chưa được xử lý; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, họp chợ lấn chiếm lòng đường, lấn chiếm vỉa hè, tái lấn chiếm hành lang ATGT ở nhiều địa phương còn diễn ra.
Trước dự báo tình hình TNGT khả năng còn diễn biến phức tạp đòi hỏi Ban ATGT tỉnh phối hợp các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp để kiềm chế tai nạn; tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, từng vùng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân; tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác bảo đảm TTATGT, ban hành quy định về cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu không uống rượu, bia trong giờ làm việc và buổi trưa các ngày làm việc; vận động mọi người thực hiện "đã uống rượu, bia không lái xe”.
Bên cạnh đó, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng, công an các địa phương tập trung tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên địa bàn toàn tỉnh với các chuyên đề: ma túy, nồng độ cồn; tốc độ; chở hàng quá tải trọng cho phép, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm....; xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy của học sinh, sinh viên, ngăn chặn, xử lý quyết liệt các vụ việc tụ tập, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ...
Ngoài ra, ngành giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông tổ chức các đợt thanh, kiểm tra đường bộ, đường thủy nội địa và phối hợp với chính quyền các địa phương kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm; kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh; rà soát, bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm gây mất an toàn.
Song song với đó, tại các huyện, thị, thành phố, nhất là những địa phương có TNGT tăng cao, đã tổ chức sơ kết, tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục một cách cụ thể, có hiệu quả để giảm TNGT trong quý II và cả năm 2023; trong đó, tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị thành viên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng Luật Giao thông đường bộ, quy định của pháp luật trong việc bảo đảm TTATGT đến học sinh, sinh viên và người dân trên địa phương quản lý; phối hợp lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, chống lấn chiếm sử dụng lòng đường, lề đường làm nơi buôn bán, họp chợ, chăn thả gia súc, tập kết vật liệu gây mất ATGT.
2494 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ đầu năm đến nay, tuy chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhưng tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) vẫn ở mức cao và tăng cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ TNGT, làm 10 người chết, 20 người bị thương, hư hỏng 13 xe ô tô, 18 xe mô tô, 2 xe máy điện; so với cùng kỳ năm trước tăng 6 vụ, 4 người chết, 1 người bị thương.
Yên Bình là địa phương xảy ra nhiều TNGT nhất với 4 vụ tai nạn, 4 người chết, 2 người bị thương; tiếp sau đó là huyện Trấn Yên và thị xã Nghĩa Lộ.
Qua phân tích cho thấy, nguyên nhân tai nạn chủ yếu do người điều khiển phương tiện giao thông thiếu ý thức chấp hành quy định về TTATGT; phóng nhanh, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ; điều khiển phương tiện sau khi đã sử dụng rượu, bia; thiếu quan sát khi tham gia giao thông, đi không đúng phần đường, tránh vượt không đúng quy định, chuyển hướng không báo trước…
Cùng với đó, công tác bảo đảm TTATGT cũng còn gặp nhiều tồn tại, hạn chế khi ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông; kỹ năng lái xe ô tô, mô tô của một bộ phận người tham gia còn yếu và thiếu; ý thức đạo đức, nghề nghiệp của một bộ phận lái xe chuyên nghiệp kinh doanh vận tải kém; tình trạng xe chở quá tải trọng cho phép trên địa bàn có dấu hiệu tái diễn trên các tuyến quốc lộ 70, 2D, 32C, 37...
Cùng với đó, tình trạng xe ô tô dừng đỗ đón trả khách trên cao tốc, xe mô tô, xe gắn máy đi vào cao tốc chưa được xử lý; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, họp chợ lấn chiếm lòng đường, lấn chiếm vỉa hè, tái lấn chiếm hành lang ATGT ở nhiều địa phương còn diễn ra.
Trước dự báo tình hình TNGT khả năng còn diễn biến phức tạp đòi hỏi Ban ATGT tỉnh phối hợp các cơ quan, ban, ngành, các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp để kiềm chế tai nạn; tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, từng vùng để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân; tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác bảo đảm TTATGT, ban hành quy định về cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu không uống rượu, bia trong giờ làm việc và buổi trưa các ngày làm việc; vận động mọi người thực hiện "đã uống rượu, bia không lái xe”.
Bên cạnh đó, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng, công an các địa phương tập trung tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên địa bàn toàn tỉnh với các chuyên đề: ma túy, nồng độ cồn; tốc độ; chở hàng quá tải trọng cho phép, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm....; xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy của học sinh, sinh viên, ngăn chặn, xử lý quyết liệt các vụ việc tụ tập, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ...
Ngoài ra, ngành giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông tổ chức các đợt thanh, kiểm tra đường bộ, đường thủy nội địa và phối hợp với chính quyền các địa phương kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm; kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh; rà soát, bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm gây mất an toàn.
Song song với đó, tại các huyện, thị, thành phố, nhất là những địa phương có TNGT tăng cao, đã tổ chức sơ kết, tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục một cách cụ thể, có hiệu quả để giảm TNGT trong quý II và cả năm 2023; trong đó, tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị thành viên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng Luật Giao thông đường bộ, quy định của pháp luật trong việc bảo đảm TTATGT đến học sinh, sinh viên và người dân trên địa phương quản lý; phối hợp lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, chống lấn chiếm sử dụng lòng đường, lề đường làm nơi buôn bán, họp chợ, chăn thả gia súc, tập kết vật liệu gây mất ATGT.