CTTĐT - Quý I/2023, chỉ số công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 3.629 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Quý I/2023, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 3.629 tỷ đồng
Trong 3 tháng đầu năm, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, dự án thủy điện, dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa để tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu để chủ động sản xuất.
Tháng 3/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì ổn định và tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 tăng 7,6% so với tháng 02/2023. Tính chung quý I/2023, chỉ số công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 3.629 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số sản phẩm chính có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: Quặng sắt và tinh quặng sắt chưa nung kết tăng 13,6%; đá phiến tăng 28,5%; tinh bột sắn, bột dong riềng tăng 13,9%; vỏ bào, dăm gỗ tăng 27,9%; gỗ lạng tăng 1,5 lần; điện sản xuất tăng 7,8%; điện thương phẩm tăng 7,4%;…
2677 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Quý I/2023, chỉ số công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 3.629 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp, dự án thủy điện, dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp; nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa để tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên liệu để chủ động sản xuất.
Tháng 3/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục duy trì ổn định và tăng khá so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 3 tăng 7,6% so với tháng 02/2023. Tính chung quý I/2023, chỉ số công nghiệp tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 3.629 tỷ đồng, bằng 21,5% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số sản phẩm chính có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ như: Quặng sắt và tinh quặng sắt chưa nung kết tăng 13,6%; đá phiến tăng 28,5%; tinh bột sắn, bột dong riềng tăng 13,9%; vỏ bào, dăm gỗ tăng 27,9%; gỗ lạng tăng 1,5 lần; điện sản xuất tăng 7,8%; điện thương phẩm tăng 7,4%;…