CTTĐT - Ngày 26/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Chỉ thị xác định: "Một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số là vấn đề chia sẻ dữ liệu, nên người dân vẫn phải khai báo, cung cấp dữ liệu nhiều lần, nhất là khi thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, công tác phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số và kinh phí chi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số chưa thực sự được quan tâm".
Để tiếp tục phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư bảo đảm hiệu quả, an toàn thông tin, an ninh mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. Trong đó cần lưu ý việc triển khai Hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) phải thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hàng năm.
Triển khai theo kế hoạch hàng năm sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
Triển khai hoặc thí điểm triển khai Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước bảo đảm tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. Công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hạn chế cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Không thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu khi thực hiện TTHC nếu thông tin, dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp thông tin, dữ liệu không bảo đảm yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác.
Phối hợp với bộ, ngành liên quan chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết TTHC với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trước hết là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, giáo dục và an sinh xã hội theo tiến độ được giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022.
Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai đối với các dịch vụ công thiết yếu nêu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng việc rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022, cấp huyện từ ngày 01/12/2022, cấp xã từ ngày 01/6/2023. Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg thực hiện số hóa từ ngày 01/7/2022. Tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.
Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện TTHC, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng. Tăng cường sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa; xác thực đăng nhập trong các hệ thống thông tin của các cơ quan bộ, ngành, địa phương.
Kết nối, đồng bộ dữ liệu giám sát đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ Chính phủ số, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung Mạng truyền số liệu chuyên dùng ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ Chính phủ số.
Thực hiện việc chuyển đổi IPv6; trong đó, ưu tiên tập trung chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6.
Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo kế hoạch hàng năm, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định, hoạch định chính sách và bảo đảm an toàn thông tin mạng; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số từ Trung ương đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội với nòng cốt là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại mỗi địa phương; tham gia vào Mạng lưới công nghệ số cộng đồng toàn quốc...
1280 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 26/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.Chỉ thị xác định: "Một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ để phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số là vấn đề chia sẻ dữ liệu, nên người dân vẫn phải khai báo, cung cấp dữ liệu nhiều lần, nhất là khi thực hiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, công tác phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số và kinh phí chi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số chưa thực sự được quan tâm".
Để tiếp tục phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư bảo đảm hiệu quả, an toàn thông tin, an ninh mạng trong ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. Trong đó cần lưu ý việc triển khai Hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) phải thiết thực, hiệu quả, bền vững.
Thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn theo thẩm quyền và theo kế hoạch hàng năm.
Triển khai theo kế hoạch hàng năm sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp.
Triển khai hoặc thí điểm triển khai Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu hiệu quả, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước bảo đảm tránh đầu tư chồng chéo, lãng phí, tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ. Công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, danh mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hạn chế cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin. Không thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, dữ liệu khi thực hiện TTHC nếu thông tin, dữ liệu này đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp thông tin, dữ liệu không bảo đảm yêu cầu về chất lượng, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hoặc pháp luật có quy định khác.
Phối hợp với bộ, ngành liên quan chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết TTHC với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trước hết là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, giáo dục và an sinh xã hội theo tiến độ được giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022.
Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai đối với các dịch vụ công thiết yếu nêu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trong đó chú trọng việc rà soát, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; tổ chức kết nối, tích hợp để cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đáp ứng yêu cầu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phổ biến, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022, cấp huyện từ ngày 01/12/2022, cấp xã từ ngày 01/6/2023. Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg thực hiện số hóa từ ngày 01/7/2022. Tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch số hóa kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.
Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện TTHC, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng. Tăng cường sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa; xác thực đăng nhập trong các hệ thống thông tin của các cơ quan bộ, ngành, địa phương.
Kết nối, đồng bộ dữ liệu giám sát đo lường mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ sử dụng dịch vụ Chính phủ số, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.
Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung Mạng truyền số liệu chuyên dùng ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ Chính phủ số.
Thực hiện việc chuyển đổi IPv6; trong đó, ưu tiên tập trung chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, dịch vụ công trực tuyến để phục vụ cho người dân, doanh nghiệp truy cập, sử dụng dịch vụ của cơ quan nhà nước qua IPv6.
Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo kế hoạch hàng năm, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định, hoạch định chính sách và bảo đảm an toàn thông tin mạng; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho mạng lưới công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số từ Trung ương đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội với nòng cốt là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại mỗi địa phương; tham gia vào Mạng lưới công nghệ số cộng đồng toàn quốc...