CTTĐT - Công bố đường dây nóng của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái; Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật tuần qua.
Ảnh minh họa
Công bố đường dây nóng của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái
Để kịp thời tiếp nhận ý kiến của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị về các thông tin, kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc tổ chức thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái (Đề án 06), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công bố đường dây nóng của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái - Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái như sau:
- Số điện thoại đường dây nóng: 0966.89.06.06.
- Nội dung: Tiếp nhận, xử lý các thông tin, kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo Kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 59 thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới; 69 thôn (bản) đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Phê duyệt kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.
Đối với các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông xếp hạng 1; Văn phòng UBND tỉnh xếp hạng 2; Sở Tài chính xếp hạng 3; Ban Quản lý các khu công nghiệp xếp hạng 19.
Đối với kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của các huyện, thị xã, thành phố, thành phố Yên Bái xếp hạng 1; tiếp theo là huyện Văn Yên và huyện Yên Bình. Xếp cuối cùng là huyện Trạm Tấu.
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái được chia làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2030; giai đoạn 2 từ năm 2031 - 2045.
Các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra để thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và năng lực quản lý điều hành trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; nâng cao khả năng phục hồi và tái thiết sau thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình sử dụng 01 loại đất sản xuất được xác định như sau:
a) Đất chuyên trồng lúa nước: 0,15 ha.
b) Đất trồng lúa nước còn lại: 0,25 ha.
c) Đất trồng cây hàng năm khác (bao gồm cả đất trồng lúa nương): 0,5 ha.
d) Đất trồng cây lâu năm: 0,5 ha.
đ) Đất rừng sản xuất là rừng trồng: 01 ha.
e) Đất nuôi trồng thủy sản: 0,15 ha.
Mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình sử dụng từ 02 loại đất sản xuất trở lên được xác định như sau: Hộ gia đình đang quản lý, sử dụng từ 02 loại đất sản xuất trở lên có diện tích các loại đất tương ứng bằng hoặc thấp hơn 50% mức bình quân diện tích đất sản xuất quy định tại khoản 1 Điều này thì mức bình quân diện tích đất sản xuất là 1,0 ha.
Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2023 - 2024
UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2023 - 2024.
Cụ thể sẽ điều chỉnh, bổ sung số lượng lớp chuyên cấp THPT của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành: Tăng thêm 1 lớp, từ 27 lớp thành 28 lớp (tăng thêm 1 lớp 10) so với kế hoạch giao tại Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 9/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg
UBND tỉnh ban hành Công văn tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg (Mác-bớc).
Mác-bớc là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Mác-bớc gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả, bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch…), hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Mác-bớc. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%), bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Để chủ động trong công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-Bớc xâm nhập, lan truyền trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của cơ quan y tế; khi có các triệu chứng nêu trên cần báo ngay cho các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.
2286 lượt xem
Nguyễn Hiên (tổng hợp)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công bố đường dây nóng của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái; Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nổi bật tuần qua.Công bố đường dây nóng của Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái
Để kịp thời tiếp nhận ý kiến của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị về các thông tin, kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc tổ chức thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái (Đề án 06), Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công bố đường dây nóng của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái - Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh Yên Bái như sau:
- Số điện thoại đường dây nóng: 0966.89.06.06.
- Nội dung: Tiếp nhận, xử lý các thông tin, kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo Kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 06 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, 09 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 59 thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới; 69 thôn (bản) đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Yên Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Phê duyệt kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022
UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định phê duyệt kết quả xếp hạng chuyển đổi số của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022.
Đối với các sở, ban, ngành, Sở Thông tin và Truyền thông xếp hạng 1; Văn phòng UBND tỉnh xếp hạng 2; Sở Tài chính xếp hạng 3; Ban Quản lý các khu công nghiệp xếp hạng 19.
Đối với kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của các huyện, thị xã, thành phố, thành phố Yên Bái xếp hạng 1; tiếp theo là huyện Văn Yên và huyện Yên Bình. Xếp cuối cùng là huyện Trạm Tấu.
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái được chia làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2030; giai đoạn 2 từ năm 2031 - 2045.
Các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra để thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và năng lực quản lý điều hành trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; nâng cao khả năng phục hồi và tái thiết sau thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất làm cơ sở hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên để thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình sử dụng 01 loại đất sản xuất được xác định như sau:
a) Đất chuyên trồng lúa nước: 0,15 ha.
b) Đất trồng lúa nước còn lại: 0,25 ha.
c) Đất trồng cây hàng năm khác (bao gồm cả đất trồng lúa nương): 0,5 ha.
d) Đất trồng cây lâu năm: 0,5 ha.
đ) Đất rừng sản xuất là rừng trồng: 01 ha.
e) Đất nuôi trồng thủy sản: 0,15 ha.
Mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình sử dụng từ 02 loại đất sản xuất trở lên được xác định như sau: Hộ gia đình đang quản lý, sử dụng từ 02 loại đất sản xuất trở lên có diện tích các loại đất tương ứng bằng hoặc thấp hơn 50% mức bình quân diện tích đất sản xuất quy định tại khoản 1 Điều này thì mức bình quân diện tích đất sản xuất là 1,0 ha.
Điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2023 - 2024
UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2023 - 2024.
Cụ thể sẽ điều chỉnh, bổ sung số lượng lớp chuyên cấp THPT của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành: Tăng thêm 1 lớp, từ 27 lớp thành 28 lớp (tăng thêm 1 lớp 10) so với kế hoạch giao tại Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 9/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg
UBND tỉnh ban hành Công văn tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg (Mác-bớc).
Mác-bớc là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Mác-bớc gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả, bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch…), hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Mác-bớc. Thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%), bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Để chủ động trong công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh Mác-Bớc xâm nhập, lan truyền trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống theo hướng dẫn của cơ quan y tế; khi có các triệu chứng nêu trên cần báo ngay cho các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.