CTTĐT - Chiều 13/4, tại Thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái tổ chức Hội nghị truyền thông phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Các đại biểu dự Hội nghị
Dự và chủ trì Hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), lãnh đạo Cục Báo chí (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông); lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái.
Dự Hội nghị có 200 đại biểu của Trung ương và đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thời gian qua, công tác truyền thông về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được thực hiện một cách bài bản, đa dạng, phong phú về nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó, tuyên truyền còn đi liền với giám sát và phản ánh thực tế xây dựng nông thôn mới của các địa phương; kịp thời ghi nhận, biểu dương, động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi đơn vị, mỗi khu dân cư, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, cũng như những kiến nghị, đề xuất của người dân trong quá trình thực hiện, là kênh thông tin để các cấp chính quyền từ Trung ương và địa phương có những chỉ đạo cụ thể, điều chỉnh cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng của xây dựng nông thôn mới.
Kết quả truyền thông thời gian qua đã xây dựng thành công hệ thống nhận diện các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và chương trình OCOP. Công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của mọi cấp, ngành, đoàn thể, địa phương, góp phần chuyển đổi nhận thức cho cán bộ cơ sở, người dân về xây dựng nông thôn mới, nhất là từ thụ động, phụ thuộc vào nhà nước sang chủ động, tích cực hơn. Trong những năm qua, người dân cả nước đã tự nguyện hiến trên 45 triệu m2 đất để xây dựng nông thôn mới, chính là minh chứng sống động cho hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động luôn đi trước một bước trong quá trình triển khai một Chương trình có tầm vóc quốc gia. Các địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền với hơn 13.000 tin bài, gần 900 phóng sự, chuyên đề về Chương trình OCOP và thông qua các pano, áp phích, tờ rơi… để nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về OCOP; tổ chức gần 100 hội chợ về sản phẩm OCOP (cấp tỉnh, huyện) với trên 10.000 gian hàng; 142 trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của 23 tỉnh được xây dựng và đưa vào hoạt động; 1.016 hợp đồng/bản ghi nhớ hợp tác giữa các chủ thể OCOP và đơn vị thương mại được ký kết, trong đó 354 chủ thể có sản phẩm được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị tại các địa phương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những kinh nghiệm tuyên truyền, phân tích những khó khăn, tồn tại cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương khẳng định: Công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và các địa phương, góp phần chuyển đổi nhận thức cho cán bộ cơ sở, người dân về xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình truyền thông đã được phê duyệt, chủ động phối hợp với ngành Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tấn báo chí cùng cấp, hằng năm tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành kế hoạch truyền thông và chỉ đạo thực hiện theo hướng rõ chủ đề, rõ việc, rõ đối tượng tuyên truyền; đa dạng hóa nội dung và phương thức tuyên truyền; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các ngành; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông ở các cấp.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông ở địa phương cần quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng và thường xuyên lồng ghép trong định hướng tuyên truyền hàng tháng cho các các cấp, các ngành ở địa phương; xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền, trong đó tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; cổ vũ, khích lệ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn.
Các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương cần chú trọng nhiều hơn đến việc đưa phóng viên thâm nhập thực tiễn cơ sở, từ đó, có cơ hội để có nhiều thông tin, hình ảnh để phản ánh sống động hoạt động xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị; bên cạnh đó, cần có những chuyên đề phản ánh hiệu quả, sự lan tỏa, tác động của những tiêu chí nông thôn mới đối với cuộc sống của người dân, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
1943 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 13/4, tại Thị xã Nghĩa Lộ, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái tổ chức Hội nghị truyền thông phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.Dự và chủ trì Hội nghị có lãnh đạo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), lãnh đạo Cục Báo chí (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông); lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái.
Dự Hội nghị có 200 đại biểu của Trung ương và đại diện Văn phòng Điều phối Nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thời gian qua, công tác truyền thông về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được thực hiện một cách bài bản, đa dạng, phong phú về nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó, tuyên truyền còn đi liền với giám sát và phản ánh thực tế xây dựng nông thôn mới của các địa phương; kịp thời ghi nhận, biểu dương, động viên, khích lệ những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi đơn vị, mỗi khu dân cư, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, cũng như những kiến nghị, đề xuất của người dân trong quá trình thực hiện, là kênh thông tin để các cấp chính quyền từ Trung ương và địa phương có những chỉ đạo cụ thể, điều chỉnh cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng của xây dựng nông thôn mới.
Kết quả truyền thông thời gian qua đã xây dựng thành công hệ thống nhận diện các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và chương trình OCOP. Công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của mọi cấp, ngành, đoàn thể, địa phương, góp phần chuyển đổi nhận thức cho cán bộ cơ sở, người dân về xây dựng nông thôn mới, nhất là từ thụ động, phụ thuộc vào nhà nước sang chủ động, tích cực hơn. Trong những năm qua, người dân cả nước đã tự nguyện hiến trên 45 triệu m2 đất để xây dựng nông thôn mới, chính là minh chứng sống động cho hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động luôn đi trước một bước trong quá trình triển khai một Chương trình có tầm vóc quốc gia. Các địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền với hơn 13.000 tin bài, gần 900 phóng sự, chuyên đề về Chương trình OCOP và thông qua các pano, áp phích, tờ rơi… để nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về OCOP; tổ chức gần 100 hội chợ về sản phẩm OCOP (cấp tỉnh, huyện) với trên 10.000 gian hàng; 142 trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của 23 tỉnh được xây dựng và đưa vào hoạt động; 1.016 hợp đồng/bản ghi nhớ hợp tác giữa các chủ thể OCOP và đơn vị thương mại được ký kết, trong đó 354 chủ thể có sản phẩm được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị tại các địa phương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những kinh nghiệm tuyên truyền, phân tích những khó khăn, tồn tại cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương khẳng định: Công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và các địa phương, góp phần chuyển đổi nhận thức cho cán bộ cơ sở, người dân về xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố cần bám sát các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình truyền thông đã được phê duyệt, chủ động phối hợp với ngành Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tấn báo chí cùng cấp, hằng năm tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành kế hoạch truyền thông và chỉ đạo thực hiện theo hướng rõ chủ đề, rõ việc, rõ đối tượng tuyên truyền; đa dạng hóa nội dung và phương thức tuyên truyền; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, các ngành; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông ở các cấp.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông ở địa phương cần quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng và thường xuyên lồng ghép trong định hướng tuyên truyền hàng tháng cho các các cấp, các ngành ở địa phương; xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền, trong đó tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, tiêu chí, lộ trình, các bước triển khai xây dựng nông thôn mới; cổ vũ, khích lệ các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn.
Các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương cần chú trọng nhiều hơn đến việc đưa phóng viên thâm nhập thực tiễn cơ sở, từ đó, có cơ hội để có nhiều thông tin, hình ảnh để phản ánh sống động hoạt động xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị; bên cạnh đó, cần có những chuyên đề phản ánh hiệu quả, sự lan tỏa, tác động của những tiêu chí nông thôn mới đối với cuộc sống của người dân, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.