CTTĐT - Sáng 19/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị
Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 22 đợt thiên tai do mưa vừa, mưa to, dông kèm lốc, sét, rét đậm, rét hại và ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, 3 đã gây thiệt hại về người, tài sản, nhà cửa của người dân trên địa bàn tỉnh. Thiên tai đã làm chết 03 người, 01 người mất tích; hư hỏng 618 căn nhà; thiệt hại về nông nghiệp 848,48 ha; thiệt hại 174.800 cây giống do sạt taluy; diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại 19,9 ha; trên 700 con gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai; 04 điểm trường bị thiệt hại; 14 công trình thủy lợi và 01 phai tạm thủy lợi bị hư hỏng, cuốn trôi; 03 công trình công cộng bị hư hỏng; sạt lở 320m bờ kè; sạt lở 2.035m bờ sông, suối; nhiều công trình và tài sản bị thiệt hại... Ước tính thiệt hại khoảng 161,4 tỷ đồng.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo giúp đỡ của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các cơ quan Bộ, ngành liên quan; các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, cứu trợ và giúp các cá nhân, gia đình khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống nhân dân.
Trong đó, công tác chỉ đạo được Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các sở, ngành triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, bám sát yêu cầu thực tiễn đi vào chiều sâu và hiệu quả. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, phối hợp đồng bộ với các lực lượng, chủ động phương án ứng phó và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra. Công tác phòng ngừa, nâng cao nhận thức người dân trong công tác phòng chống thiên tai được chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Nhận thức của người dân được từng bước nâng cao thông qua việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông, mạng xã hội về diễn biến thời tiết, các văn bản chỉ đạo ứng phó của các cấp chính quyền và kỹ năng ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Công tác dự báo thiên tai ngày càng được nâng cao, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, diễn biến thiên tai. Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai được thực hiện khẩn trương, quyết liệt.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác phòng tránh thiên tai, lũ, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương, cơ quan và nhân dân còn có tư tưởng chủ quan trong phòng chống mưa, lũ, bão, lốc; việc chằng chống nhà cửa, tu sửa công trình trước mùa mưa bão chưa được coi trọng; công tác tổ chức phân công, sử dụng lực lượng của một số ngành, đoàn thể trong phòng chống thiên tai chưa thực sự đồng bộ hiệu quả…
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2023 có khoảng 08 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng hoàn lưu đến thời tiết tỉnh Yên Bái có khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan. Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và phù hợp với thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng, nhận thức về thiên tai. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Từng bước bổ sung thêm phương tiện và các trang thiết bị phục vụ công tác thông tin chỉ đạo như: Trạm đo mưa nhân dân, đo lũ, phao cứu sinh, thuyền cứu hộ...
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các đại biểu đã tập trung thảo luận về công tác dự báo thiên tai; công tác thu nộp, sử dụng, quản lý quỹ phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai…
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho rằng trong năm 2022, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc tích cực và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai của người dân nên công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, đời sống của người dân vùng thiệt hại cơ bản đã ổn định, các công trình hạ tầng thiết yếu bị ảnh hưởng đã được khắc phục.
Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường, hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2023, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các cấp cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật đê điều, kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến xã. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022, khắc phục những tồn tại, yếu kém để làm tốt nhiệm vụ năm 2023, hoàn thành trong tháng 5/2023.
Các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thường xuyên chỉ đạo, nếu cần thiết thì thành lập các đoàn kiểm tra để đôn đốc hướng dẫn các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai năm 2023; Khẩn trương triển khai thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, hoàn thành trong tháng 6/2023.
UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2022, đặc biệt là khắc phục các công trình bị hư hỏng xong trước mùa mưa bão năm 2023. Thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng chống thiên tai, phương châm 4 tại chỗ, công tác dự báo, cảnh báo; xây dựng kế hoạch, phương án để không bị động khi có tình huống thiên tai xảy ra; rà soát các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin về thiên tai đến từng người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Đồng chí cũng yêu cầu UBND Thị xã Nghĩa Lộ chuẩn bị thật tốt và thực hiện thành công cuộc diễn tập ứng phó bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thị xã Nghĩa Lộ năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 26/5/2023.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2407 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 19/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì hội nghị. Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra 22 đợt thiên tai do mưa vừa, mưa to, dông kèm lốc, sét, rét đậm, rét hại và ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, 3 đã gây thiệt hại về người, tài sản, nhà cửa của người dân trên địa bàn tỉnh. Thiên tai đã làm chết 03 người, 01 người mất tích; hư hỏng 618 căn nhà; thiệt hại về nông nghiệp 848,48 ha; thiệt hại 174.800 cây giống do sạt taluy; diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại 19,9 ha; trên 700 con gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai; 04 điểm trường bị thiệt hại; 14 công trình thủy lợi và 01 phai tạm thủy lợi bị hư hỏng, cuốn trôi; 03 công trình công cộng bị hư hỏng; sạt lở 320m bờ kè; sạt lở 2.035m bờ sông, suối; nhiều công trình và tài sản bị thiệt hại... Ước tính thiệt hại khoảng 161,4 tỷ đồng.
Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo giúp đỡ của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và các cơ quan Bộ, ngành liên quan; các cấp, các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, cứu trợ và giúp các cá nhân, gia đình khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống nhân dân.
Trong đó, công tác chỉ đạo được Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các sở, ngành triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ, bám sát yêu cầu thực tiễn đi vào chiều sâu và hiệu quả. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo quyết liệt, phối hợp đồng bộ với các lực lượng, chủ động phương án ứng phó và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra. Công tác phòng ngừa, nâng cao nhận thức người dân trong công tác phòng chống thiên tai được chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Nhận thức của người dân được từng bước nâng cao thông qua việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông, mạng xã hội về diễn biến thời tiết, các văn bản chỉ đạo ứng phó của các cấp chính quyền và kỹ năng ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Công tác dự báo thiên tai ngày càng được nâng cao, đảm bảo yêu cầu dự báo sớm, kịp thời, diễn biến thiên tai. Công tác ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai được thực hiện khẩn trương, quyết liệt.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác phòng tránh thiên tai, lũ, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại như một số địa phương, cơ quan và nhân dân còn có tư tưởng chủ quan trong phòng chống mưa, lũ, bão, lốc; việc chằng chống nhà cửa, tu sửa công trình trước mùa mưa bão chưa được coi trọng; công tác tổ chức phân công, sử dụng lực lượng của một số ngành, đoàn thể trong phòng chống thiên tai chưa thực sự đồng bộ hiệu quả…
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2023 có khoảng 08 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng hoàn lưu đến thời tiết tỉnh Yên Bái có khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan. Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai và phù hợp với thực tế tại địa phương. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kỹ năng, nhận thức về thiên tai. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Từng bước bổ sung thêm phương tiện và các trang thiết bị phục vụ công tác thông tin chỉ đạo như: Trạm đo mưa nhân dân, đo lũ, phao cứu sinh, thuyền cứu hộ...
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị
Tại Hội nghị, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các đại biểu đã tập trung thảo luận về công tác dự báo thiên tai; công tác thu nộp, sử dụng, quản lý quỹ phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn; công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai…
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát biểu kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho rằng trong năm 2022, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc tích cực và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống thiên tai của người dân nên công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, đời sống của người dân vùng thiệt hại cơ bản đã ổn định, các công trình hạ tầng thiết yếu bị ảnh hưởng đã được khắc phục.
Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, môi trường, hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2023, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các cấp cần tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai, Luật đê điều, kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến xã. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022, khắc phục những tồn tại, yếu kém để làm tốt nhiệm vụ năm 2023, hoàn thành trong tháng 5/2023.
Các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn thường xuyên chỉ đạo, nếu cần thiết thì thành lập các đoàn kiểm tra để đôn đốc hướng dẫn các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai năm 2023; Khẩn trương triển khai thực hiện tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, hoàn thành trong tháng 6/2023.
UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 2022, đặc biệt là khắc phục các công trình bị hư hỏng xong trước mùa mưa bão năm 2023. Thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng chống thiên tai, phương châm 4 tại chỗ, công tác dự báo, cảnh báo; xây dựng kế hoạch, phương án để không bị động khi có tình huống thiên tai xảy ra; rà soát các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin về thiên tai đến từng người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Đồng chí cũng yêu cầu UBND Thị xã Nghĩa Lộ chuẩn bị thật tốt và thực hiện thành công cuộc diễn tập ứng phó bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thị xã Nghĩa Lộ năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 26/5/2023.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.