CTTĐT - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; nâng cao hiệu quả công, tác thanh tra, thẩm định, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm góp phần phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm...
Ảnh minh họa
Trong năm 2020, phấn đấu 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hội thảo; hội nghị, tập huấn. 70% cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 45%, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tương đương đạt 45%, tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2019. Giảm tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản <6%, tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm thuỷ sản <4%. Hình thành được các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
Để đạt được mục tiêu trên ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tết Trung thu, tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Tập trung quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm các loại rau, củ, quả trên thị trường, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trên các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.
Tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và thực hiện các hoạt động; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh thực hiện sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP và tương đương; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra. kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.
Xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó tuyên truyền các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm. Thông tin danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm để người tiêu dùng biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.
Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống, quản lý chất lượng tiên tiến, sản xuât theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP hoặc tương đương...; tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sán phẩm qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử và xúc tiến thương mại.
Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tham gia đầu tư cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống. Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu theo quy định.
Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo định kỳ, đột xuất; tổ chức giám sát an toàn thực phẩm nông thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực phẩm thức ăn chăn nuôi...
Phát huy hiệu quả mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm của các tổ chức đoàn thể ; các mô hình rau an toàn, giết mổ tập trung...
1250 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; nâng cao hiệu quả công, tác thanh tra, thẩm định, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm góp phần phòng ngừa các sự cố về an toàn thực phẩm...Trong năm 2020, phấn đấu 75% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hội thảo; hội nghị, tập huấn. 70% cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm nông sản được thanh tra, kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được kiểm tra, phân loại, đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt 45%, trong đó được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tương đương đạt 45%, tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2019. Giảm tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản
Để đạt được mục tiêu trên ngành Nông nghiệp tập trung chỉ đạo và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, gắn kết chặt chẽ việc chỉ đạo điều hành công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới; kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt vào dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội, tết Trung thu, tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Tập trung quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm các loại rau, củ, quả trên thị trường, đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trên các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.
Tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và thực hiện các hoạt động; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh thực hiện sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP và tương đương; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, thanh tra. kiểm tra cho cán bộ làm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.
Xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó tuyên truyền các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; hướng dẫn các cơ sỏ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm. Thông tin danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm để người tiêu dùng biết lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.
Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống, quản lý chất lượng tiên tiến, sản xuât theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP hoặc tương đương...; tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sán phẩm qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử và xúc tiến thương mại.
Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tham gia đầu tư cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống. Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản nhập khẩu theo quy định.
Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm theo định kỳ, đột xuất; tổ chức giám sát an toàn thực phẩm nông thủy sản rủi ro cao, tiêu thụ nhiều; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực phẩm thức ăn chăn nuôi...
Phát huy hiệu quả mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm của các tổ chức đoàn thể ; các mô hình rau an toàn, giết mổ tập trung...