CTTĐT - Tại Chương trình Cà phê doanh nhân tháng 4/2023, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương cần thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) với tinh thần tận tâm và bao quát nhất.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi gặp mặt doanh nghiệp định kỳ tháng 4/2023
Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức Chương trình Cà phê doanh nhân - Gặp mặt doanh nghiệp định kỳ tháng 4/2023 nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham dự Chương trình có đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Chương trình Cà phê doanh nhân tháng 4/2023
Trong quý I/2023, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX. Trong đó, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, hỗ trợ cho 15 HTX thành lập mới với kinh phí hỗ trợ trên 363 triệu đồng. Sở Tài chính và Liên minh HTX tỉnh đang hướng dẫn, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của các HTX theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận và đang tiến hành thẩm định 5 hồ sơ đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập theo Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh.
Tại Chương trình, các doanh nghiệp, hợp tác xã cho rằng, bên cạnh những thuận lợi từ sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, địa phương, các doanh nghiệp, HTX hiện vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó có khó khăn về tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại; việc tăng thuế suất một số mặt hàng xuất khẩu; giá nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động tăng, nhất là chi phí vận chuyển. Cùng với đó thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ở một số nước nhập khẩu; thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ý... yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao trong khi các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Đinh Đăng Khoa - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải thủy bộ Yên Bái đề nghị các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ tình trạng xe dù, xe ghép, bến cóc trong hoạt động vận tải hành khách
Từ những thực tế đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã kiến nghị với tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp; cập nhật thường xuyên các chính sách của trung ương của tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX được tiếp cận chính sách nhanh và kịp thời nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đề nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; giải quyết, xử lý các vấn đề về môi trường; quản lý chặt chẽ tình trạng xe dù, xe ghép, bến cóc tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải.
Đại diện lãnh đạo huyện Yên Bình trả lời, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp nằm trong thẩm quyền giải quyết của chính quyền huyện.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đã trả lời, giải trình, làm rõ các nội dung, vấn đề doanh nghiệp còn băn khoăn ngay tại Chương trình, liên quan đến một số vấn đề như: tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại; xử lý xe dù, bến cóc; việc thiếu nguyên vật liệu cho các công trình xây lắp; mặt bằng đất đai; việc thanh quyết toán tiền thuê đất đối với các công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình; xử lý việc đổ chất thải rắn xuống hồ Thác Bà…
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp
Tiếp thu ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục xem xét, giải quyết các kiến nghị còn tồn đọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, HTX một cách kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí lưu ý, cần thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HTX trên tất cả các lĩnh vực từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp với tinh thần tận tâm và bao quát nhất.
Quý I/2023, toàn tỉnh có 76 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên trên 3.000 doanh nghiệp với tổng tốn đăng ký khoảng 38.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước ước đạt 347,7 tỷ đồng, chiếm khoảng 64,2% tổng thu cân đối trên địa bàn. Tổng số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến hết quý I/2023 khoảng 48 nghìn người; mức thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.
|
3200 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Chương trình Cà phê doanh nhân tháng 4/2023, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương cần thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) với tinh thần tận tâm và bao quát nhất.
Sáng 22/4, UBND tỉnh tổ chức Chương trình Cà phê doanh nhân - Gặp mặt doanh nghiệp định kỳ tháng 4/2023 nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham dự Chương trình có đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Chương trình Cà phê doanh nhân tháng 4/2023
Trong quý I/2023, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX. Trong đó, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, hỗ trợ cho 15 HTX thành lập mới với kinh phí hỗ trợ trên 363 triệu đồng. Sở Tài chính và Liên minh HTX tỉnh đang hướng dẫn, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của các HTX theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận và đang tiến hành thẩm định 5 hồ sơ đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập theo Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh.
Tại Chương trình, các doanh nghiệp, hợp tác xã cho rằng, bên cạnh những thuận lợi từ sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, địa phương, các doanh nghiệp, HTX hiện vẫn còn gặp những khó khăn nhất định. Trong đó có khó khăn về tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại; việc tăng thuế suất một số mặt hàng xuất khẩu; giá nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động tăng, nhất là chi phí vận chuyển. Cùng với đó thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi lạm phát ở một số nước nhập khẩu; thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ý... yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao trong khi các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông Đinh Đăng Khoa - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải thủy bộ Yên Bái đề nghị các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ tình trạng xe dù, xe ghép, bến cóc trong hoạt động vận tải hành khách
Từ những thực tế đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã kiến nghị với tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp; cập nhật thường xuyên các chính sách của trung ương của tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX được tiếp cận chính sách nhanh và kịp thời nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đề nghị tỉnh tháo gỡ khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; giải quyết, xử lý các vấn đề về môi trường; quản lý chặt chẽ tình trạng xe dù, xe ghép, bến cóc tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải.
Đại diện lãnh đạo huyện Yên Bình trả lời, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp nằm trong thẩm quyền giải quyết của chính quyền huyện.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đã trả lời, giải trình, làm rõ các nội dung, vấn đề doanh nghiệp còn băn khoăn ngay tại Chương trình, liên quan đến một số vấn đề như: tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại; xử lý xe dù, bến cóc; việc thiếu nguyên vật liệu cho các công trình xây lắp; mặt bằng đất đai; việc thanh quyết toán tiền thuê đất đối với các công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình; xử lý việc đổ chất thải rắn xuống hồ Thác Bà…
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp
Tiếp thu ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục xem xét, giải quyết các kiến nghị còn tồn đọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, HTX một cách kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đồng chí lưu ý, cần thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HTX trên tất cả các lĩnh vực từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp với tinh thần tận tâm và bao quát nhất.
Quý I/2023, toàn tỉnh có 76 doanh nghiệp thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên trên 3.000 doanh nghiệp với tổng tốn đăng ký khoảng 38.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nộp thuế vào ngân sách nhà nước ước đạt 347,7 tỷ đồng, chiếm khoảng 64,2% tổng thu cân đối trên địa bàn. Tổng số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến hết quý I/2023 khoảng 48 nghìn người; mức thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 7 triệu đồng/người/tháng.