CTTĐT - Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các hiệp hội, các Tập đoàn kinh tế đang đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, lãnh đạo một số Tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài có chủ trương đầu tư tại Việt Nam và các đại diện xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến ngày 20/4/2023, cả nước có 37.065 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 445,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 279,8 tỷ USD, bằng gần 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Riêng năm 2023, tính đến ngày 20/04, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,88 tỷ USD. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2022.
Đây là những kết quả đạt được trong bối cảnh tình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm sút, lạm phát gia tăng, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.
Tại Hội nghị, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã nêu lên những thách thức, tận dụng cơ hội để đầu tư và mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam; đồng thời có các đề xuất, kiến nghị để phát triển nhanh, bền vững.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tiếp thu giải, đáp những băn khoăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý; một số địa phương chia sẻ về thực thi chính sách và chuẩn bị điều kiện để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khu vực FDI đóng vai trò quan trọng, được khuyến khích nhằm phát huy tối đa các nguồn lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục chủ động tiếp cận, nắm bắt, khẩn trương xử lý triệt để, không để khó khăn kéo dài cho doanh nghiệp. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu tư. Trong đó, cần chú trọng chuẩn bị mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung lao động có tay nghề, các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới. Bên cạnh đó tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, gắn với hài hòa lợi ích của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến khó lường như hiện nay.
3476 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài nhằm lắng nghe ý kiến, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các hiệp hội, các Tập đoàn kinh tế đang đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, lãnh đạo một số Tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài có chủ trương đầu tư tại Việt Nam và các đại diện xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến.
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến ngày 20/4/2023, cả nước có 37.065 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 445,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 279,8 tỷ USD, bằng gần 62,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Riêng năm 2023, tính đến ngày 20/04, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,88 tỷ USD. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 5,85 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2022.
Đây là những kết quả đạt được trong bối cảnh tình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm sút, lạm phát gia tăng, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.
Tại Hội nghị, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã nêu lên những thách thức, tận dụng cơ hội để đầu tư và mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam; đồng thời có các đề xuất, kiến nghị để phát triển nhanh, bền vững.
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tiếp thu giải, đáp những băn khoăn, vướng mắc của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý; một số địa phương chia sẻ về thực thi chính sách và chuẩn bị điều kiện để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khu vực FDI đóng vai trò quan trọng, được khuyến khích nhằm phát huy tối đa các nguồn lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục chủ động tiếp cận, nắm bắt, khẩn trương xử lý triệt để, không để khó khăn kéo dài cho doanh nghiệp. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết để đón làn sóng đầu tư. Trong đó, cần chú trọng chuẩn bị mặt bằng sạch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nguồn cung lao động có tay nghề, các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới. Bên cạnh đó tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, gắn với hài hòa lợi ích của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến khó lường như hiện nay.