CTTĐT - Ngày 12/4/2023, tại kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX các đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 11 nội dung chính.
Để thực hiện quy hoạch Nghị quyết đưa ra 07 nhóm giải pháp
Theo nghị quyết, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã bảo đảm thống nhất, phù hợp với đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát của tỉnh đến năm 2030 là phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Yên Bái phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; thuộc nhóm phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Nghị quyết xác định 04 đột phá chiến lược gồm: (1) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả gắn với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. (2) Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (3) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ đào tạo gắn với nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, từng bước đưa dịch vụ khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của tỉnh (4) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu tư công và thu hút tối đa nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông liên kết nội vùng, liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội), thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển; sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản,...
Nghị quyết đưa ra các phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế, trong đó tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thiết lập các tuyến du lịch độc đáo; xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc với thương hiệu “điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.
Bên cạnh đó Nghị quyết cũng đã đưa ra phương án quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để thực hiện quy hoạch Nghị quyết đưa ra 07 nhóm giải pháp gồm các giải pháp về: Huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước./.
2921 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 12/4/2023, tại kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX các đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 11 nội dung chính.Theo nghị quyết, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã bảo đảm thống nhất, phù hợp với đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát của tỉnh đến năm 2030 là phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Yên Bái phấn đấu trở thành tỉnh phát triển toàn diện, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc; thuộc nhóm phát triển hàng đầu trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là hình mẫu phát triển xanh của vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng, đô thị đồng bộ, thông minh, hiện đại; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội hài hòa với thiên nhiên; đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.
Nghị quyết xác định 04 đột phá chiến lược gồm: (1) Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả gắn với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư. (2) Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (3) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển dịch vụ đào tạo gắn với nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, từng bước đưa dịch vụ khoa học công nghệ trở thành lĩnh vực đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của tỉnh (4) Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư, trước hết là đầu tư công và thu hút tối đa nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đặc biệt là giao thông liên kết nội vùng, liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội), thông tin, viễn thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển; sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản,...
Nghị quyết đưa ra các phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế, trong đó tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững. Phấn đấu đưa Yên Bái trở thành trung tâm chế biến lâm sản của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch xanh, bản sắc, hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thiết lập các tuyến du lịch độc đáo; xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc với thương hiệu “điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”.
Bên cạnh đó Nghị quyết cũng đã đưa ra phương án quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện; phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để thực hiện quy hoạch Nghị quyết đưa ra 07 nhóm giải pháp gồm các giải pháp về: Huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước./.