CTTĐT - Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 23-NQ/TW) là một nghị quyết chuyên đề về văn học, nghệ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của tỉnh, Yên Bái đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đề ra. Sau 15 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đem lại những chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần bồi đắp giá trị đạo đức, xây dựng môi trường văn học nghệ thuật lành mạnh, khơi dậy khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ Yên Bái vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Văn Yên tham quan Triển lãm tranh thờ đạo Mẫu do Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái trưng bày tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020.
Trước hết, để khẳng định mỗi một Nghị quyết của Đảng có đi vào thực tiễn và có hiệu quả hay không, điều đầu tiên phải nhìn vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của cấp ủy các cấp. Xác định Nghị quyết số 23-NQ/TW là một nghị quyết chuyên đề về văn học, nghệ thuật, có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết, Tỉnh ủy Yên Bái đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện. Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở cũng đã xây dựng chương trình hành động đảm bảo các yêu cầu, bám sát các quan điểm chỉ đạo, các nhóm giải pháp lớn được nêu trong Nghị quyết để triển khai thực hiện.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ở tỉnh Yên Bái đã được tiến hành xuyên suốt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; đã tổ chức nghiêm túc, hiệu quả việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ.
Công tác tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và đặc thù của mỗi địa phương, đơn vị trong tỉnh, đã góp phần quan trọng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tuyên truyền, phản ánh sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ về lĩnh vực văn học nghệ thuật, cổ vũ, động viên văn nghệ sỹ và nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật.
Xuất phát từ điều kiện tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao... nên nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Với triết lý đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã ban hành một bộ thể chế, chính sách đồng bộ, với nhiều Nghị quyết, đề án, chính sách triển khai thực hiện cho cả giai đoạn phủ kín các ngành, lĩnh vực; đặt ra những yêu cầu cụ thể là phải phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, giữa kinh tế và môi trường, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị; giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, phải kể đến các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình hành động của Trung ương về văn hóa, văn học, nghệ thuật nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Bên cạnh chính sách của Trung ương, Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích văn học nghệ thuật của tỉnh phát triển; hỗ trợ, khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh Yên Bái những năm qua đã được triển khai toàn diện, đồng bộ, có sự nối tiếp giữa các nhiệm kỳ; thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; là yếu tố quan trọng quyết định đến những kết quả, thành tựu trong phát triển văn học, nghệ thuật của tỉnh sau 15 năm đưa Nghị quyết số 23-NQ/TW vào thực tiễn.
1708 lượt xem
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 23-NQ/TW) là một nghị quyết chuyên đề về văn học, nghệ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của tỉnh, Yên Bái đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đề ra. Sau 15 năm đi vào thực tiễn cuộc sống, Nghị quyết số 23-NQ/TW đã đem lại những chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần bồi đắp giá trị đạo đức, xây dựng môi trường văn học nghệ thuật lành mạnh, khơi dậy khát vọng, tài năng, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ Yên Bái vì sự phát triển chung của quê hương, đất nước.Trước hết, để khẳng định mỗi một Nghị quyết của Đảng có đi vào thực tiễn và có hiệu quả hay không, điều đầu tiên phải nhìn vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của cấp ủy các cấp. Xác định Nghị quyết số 23-NQ/TW là một nghị quyết chuyên đề về văn học, nghệ thuật, có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết, Tỉnh ủy Yên Bái đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện. Các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở cũng đã xây dựng chương trình hành động đảm bảo các yêu cầu, bám sát các quan điểm chỉ đạo, các nhóm giải pháp lớn được nêu trong Nghị quyết để triển khai thực hiện.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ở tỉnh Yên Bái đã được tiến hành xuyên suốt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; đã tổ chức nghiêm túc, hiệu quả việc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết tới đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ.
Công tác tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và đặc thù của mỗi địa phương, đơn vị trong tỉnh, đã góp phần quan trọng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tuyên truyền, phản ánh sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ về lĩnh vực văn học nghệ thuật, cổ vũ, động viên văn nghệ sỹ và nhân dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật.
Xuất phát từ điều kiện tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao... nên nhiệm kỳ 2020 - 2025, Yên Bái đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, theo triết lý phát triển: Phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Với triết lý đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã ban hành một bộ thể chế, chính sách đồng bộ, với nhiều Nghị quyết, đề án, chính sách triển khai thực hiện cho cả giai đoạn phủ kín các ngành, lĩnh vực; đặt ra những yêu cầu cụ thể là phải phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, giữa kinh tế và môi trường, giữa vùng thấp và vùng cao, giữa nông thôn và thành thị; giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, phải kể đến các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình hành động của Trung ương về văn hóa, văn học, nghệ thuật nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
Bên cạnh chính sách của Trung ương, Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh nhằm khuyến khích văn học nghệ thuật của tỉnh phát triển; hỗ trợ, khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh Yên Bái những năm qua đã được triển khai toàn diện, đồng bộ, có sự nối tiếp giữa các nhiệm kỳ; thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; là yếu tố quan trọng quyết định đến những kết quả, thành tựu trong phát triển văn học, nghệ thuật của tỉnh sau 15 năm đưa Nghị quyết số 23-NQ/TW vào thực tiễn.