CTTĐT - Sáng 16/5, tại Hội trường Công an tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND), Luật Căn cước công dân (CCCD) (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Tham dự Hội nghị có các đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Cán bộ Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Các đồng chí trong Ban Giám đốc Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Pháp chế - HĐND tỉnh; Sở Tư pháp cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công an tỉnh và đại diện lãnh đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố.
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND để thể chế đường lối, chính sách của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là cần thiết. Các đại biểu có ý kiến cần xem xét và sửa đổi về quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an; cần có quy định cụ thể về thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác; sửa đổi về quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân; xem xét tăng biên chế cho lực lượng Công an huyện và Công an tỉnh…
Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Việc hoàn thiện pháp luật về căn cước công dân là rất cấp thiết, vừa khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của những quy định Luật Căn cước công dân hiện hành, vừa đảm bảo tạo hành lang pháp lý về căn cước công dân trong giai đoạn chuyển đổi số, xã hội số, công dân số, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa giấy tờ công dân khi đã được tích hợp, kết nối, chia sẻ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được xây dựng, có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết, đầy đủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý căn cước công dân, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân.
Các đại biểu có ý kiến đề nghị cần mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật CCCD năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này áp dụng đối với người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ để giải thích các khái niệm cho phù hợp với nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung trên thẻ CCCD, lược bỏ vân tay; sửa đổi thông tin số thẻ CCCD, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật CCCD hiện hành thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú và dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an” để phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật; Bổ sung quy định về cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi. Sửa đổi, bổ sung quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD cho công dân đủ 14 tuổi trở lên và công dân dưới 14 tuổi; Bổ sung quy định về tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ CCCD; Sửa đổi về thời hạn cấp, đổi, cấp lại CCCD trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bổ sung quy định về CCCD điện tử; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; sử dụng CCCD điện tử để giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…
Các đại biểu thảo luận tham gia ý kiến tại Hội nghị
Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam các đại biểu có ý kiến đề nghị cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên môi trường điện tử. Trong đó, bổ sung quy định hình thức đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, hình thức trình báo mất hộ chiếu phổ thông, hình thức đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông trên môi trường điện tử; bổ sung quy định thông tin về “nơi sinh” trên giấy tờ xuất nhập cảnh và bổ sung quy định thu thập thông tin “nơi sinh” vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung quy định trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài, quy định về đối tượng và trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn. Nâng thời hạn thi thực nhập cảnh từ 30 ngày lên 03 tháng, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam có hoạt động dài hơi hơn, từ đó thu hút khách du lịch, nhà đầu tư vào Việt Nam nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư; Nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với người nước ngoài thuộc diện đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định; Quy định trách nhiệm của cơ sở lưu trú và người nước ngoài trong việc thực hiện khai báo tạm trú. Quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chỉ sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức chương trình du lịch hoặc cho người nước ngoài tạm trú qua đêm khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng nhất trí việc xây dựng, sửa đổi một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là hết sức cần thiết để giải quyết ngay những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt nam trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái đánh giá cao các ý kiến góp ý vào các dự án Luật của đại biểu, đồng thời tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để tổng hợp và Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến thảo luận, kiến nghị tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra trong thời gian tới.
2426 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 16/5, tại Hội trường Công an tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND), Luật Căn cước công dân (CCCD) (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị có các đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Mù Cang Chải; Triệu Thị Huyền - Cán bộ Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Yên Bái. Các đồng chí trong Ban Giám đốc Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Ban Pháp chế - HĐND tỉnh; Sở Tư pháp cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công an tỉnh và đại diện lãnh đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố.
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại Hội nghị
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND để thể chế đường lối, chính sách của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là cần thiết. Các đại biểu có ý kiến cần xem xét và sửa đổi về quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an; cần có quy định cụ thể về thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác; sửa đổi về quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân; xem xét tăng biên chế cho lực lượng Công an huyện và Công an tỉnh…
Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Việc hoàn thiện pháp luật về căn cước công dân là rất cấp thiết, vừa khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của những quy định Luật Căn cước công dân hiện hành, vừa đảm bảo tạo hành lang pháp lý về căn cước công dân trong giai đoạn chuyển đổi số, xã hội số, công dân số, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa giấy tờ công dân khi đã được tích hợp, kết nối, chia sẻ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được xây dựng, có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết, đầy đủ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý căn cước công dân, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ tùy thân của công dân.
Các đại biểu có ý kiến đề nghị cần mở rộng đối tượng áp dụng so với Luật CCCD năm 2014, ngoài áp dụng đối với công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Luật này áp dụng đối với người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ để giải thích các khái niệm cho phù hợp với nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; Sửa đổi, bổ sung quy định về các hành vi nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Mở rộng, tích hợp thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung trên thẻ CCCD, lược bỏ vân tay; sửa đổi thông tin số thẻ CCCD, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật CCCD hiện hành thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú và dòng chữ “Nơi cấp: Bộ Công an” để phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật; Bổ sung quy định về cấp thẻ CCCD cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi. Sửa đổi, bổ sung quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD cho công dân đủ 14 tuổi trở lên và công dân dưới 14 tuổi; Bổ sung quy định về tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của công dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ CCCD; Sửa đổi về thời hạn cấp, đổi, cấp lại CCCD trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bổ sung quy định về CCCD điện tử; trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử; sử dụng CCCD điện tử để giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…
Các đại biểu thảo luận tham gia ý kiến tại Hội nghị
Tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam các đại biểu có ý kiến đề nghị cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên môi trường điện tử. Trong đó, bổ sung quy định hình thức đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, hình thức trình báo mất hộ chiếu phổ thông, hình thức đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông trên môi trường điện tử; bổ sung quy định thông tin về “nơi sinh” trên giấy tờ xuất nhập cảnh và bổ sung quy định thu thập thông tin “nơi sinh” vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung quy định trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài, quy định về đối tượng và trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn. Nâng thời hạn thi thực nhập cảnh từ 30 ngày lên 03 tháng, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam có hoạt động dài hơi hơn, từ đó thu hút khách du lịch, nhà đầu tư vào Việt Nam nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư; Nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với người nước ngoài thuộc diện đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo quy định; Quy định trách nhiệm của cơ sở lưu trú và người nước ngoài trong việc thực hiện khai báo tạm trú. Quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chỉ sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức chương trình du lịch hoặc cho người nước ngoài tạm trú qua đêm khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Các đại biểu cũng nhất trí việc xây dựng, sửa đổi một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 là hết sức cần thiết để giải quyết ngay những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt nam trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Yên Bái đánh giá cao các ý kiến góp ý vào các dự án Luật của đại biểu, đồng thời tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để tổng hợp và Đoàn ĐBQH tỉnh có ý kiến thảo luận, kiến nghị tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV sẽ diễn ra trong thời gian tới.