CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn số 1500/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
Dự báo các tháng cuối năm 2023, tình hình thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra tại một số khu vực trong tỉnh.
Từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Mực nước tại nhiều hồ chứa lớn hiện nay đang ở mức rất thấp. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Yên Bái, nền nhiệt độ trung bình tháng 5 và các tháng tiếp theo phổ biến ở mức cao hơn từ 0,5 - 1,0oC so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 - 30%. Dự báo các tháng cuối năm 2023, tình hình thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra tại một số khu vực trong tỉnh.
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ dân sinh và cho sản xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đã phân công tại Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, vụ Đông, vụ Đông xuân năm 2022-2023 và vụ Mùa năm 2023; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 5/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 121-CTr/TU ngày 31/8/2022 của Tỉnh ủy Yên Bái triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Yên Bái.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước tới cho người dân để nâng cao ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động tích trữ và sử dụng nước hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí nước. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành hợp lý đối với từng công trình; điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước cho phù hợp, trong đó ưu tiên nguồn nước cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, các lĩnh vực sản xuất trọng yếu. Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt vận hành trạm bơm dã chiến; kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu vực không đảm bảo nguồn nước.
Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và tình hình thực tế để điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống cho phù hợp, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến năng suất cây trồng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước, tăng cường sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước. Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị liên quan.
2320 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành công văn số 1500/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.Từ đầu năm đến nay, tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Mực nước tại nhiều hồ chứa lớn hiện nay đang ở mức rất thấp. Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Yên Bái, nền nhiệt độ trung bình tháng 5 và các tháng tiếp theo phổ biến ở mức cao hơn từ 0,5 - 1,0oC so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 - 30%. Dự báo các tháng cuối năm 2023, tình hình thiếu nước, khô hạn có khả năng xảy ra tại một số khu vực trong tỉnh.
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ dân sinh và cho sản xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ đã phân công tại Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 18/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, vụ Đông, vụ Đông xuân năm 2022-2023 và vụ Mùa năm 2023; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 5/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 121-CTr/TU ngày 31/8/2022 của Tỉnh ủy Yên Bái triển khai thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Yên Bái.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước tới cho người dân để nâng cao ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động tích trữ và sử dụng nước hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí nước. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành hợp lý đối với từng công trình; điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước cho phù hợp, trong đó ưu tiên nguồn nước cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, các lĩnh vực sản xuất trọng yếu. Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt vận hành trạm bơm dã chiến; kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu vực không đảm bảo nguồn nước.
Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và tình hình thực tế để điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ, thời điểm xuống giống cho phù hợp, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến năng suất cây trồng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích thiếu nước, tăng cường sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước. Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung.
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị liên quan.