CTTĐT - Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) vừa tổ chức Hội nghị hỗ trợ chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động du lịch tại huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại huyện Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Tại Hội nghị, báo cáo nhanh về tình hình phát triển du lịch của tỉnh lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Yên Bái là tỉnh có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, cũng là tỉnh dễ tiếp cận nhất trong khu vực Tây Bắc. 10 năm qua, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân đã dần coi du lịch là một ngành kinh tế chính, song vẫn chưa phát triển đồng đều giữa các địa phương.
Về tốc độ phát triển du lịch những năm gần đây, năm 2020, tỉnh đón 760 nghìn lượt khách, trong đó 90% là khách nội địa; năm 2022, tỉnh đón 1,5 triệu lượt khách du lịch và trong 6 tháng đầu năm 2023 đón gần 1 triệu lượt khách. Tỉnh Yên Bái cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Dự kiến trong vài năm tới, du lịch Yên Bái sẽ có nhiều bứt phá, thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế.
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Với những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đa dạng, tỉnh Yên Bái đang phát triển các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu như du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử… nhằm nỗ lực tạo thành hệ sinh thái du lịch phát triển bền vững, đồng bộ với ngành du lịch của cả nước.
Nhiệm vụ trọng tâm tỉnh Yên Bái đề ra là phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số, tạo lập dữ liệu chung với toàn ngành. Để đạt được mục tiêu này, trước hết tỉnh cần tăng cường công tác chuyển đổi số, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân để thấy được giá trị của du lịch.
Tại Hội nghị, lãnh đạo huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ đã có những kiến nghị, đề xuất Tổng cục Du lịch hỗ trợ triển khai các ứng dụng, hệ thống quản lý nhà nước về du lịch như: Hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch; thông tin điều hành du lịch; hệ thống báo cáo thống kê du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành về du lịch trên địa bàn; đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài các hình thức thanh toán điện tử thông qua quét mã QR-Code tài khoản ngân hàng và các app của các doanh nghiệp viễn thông, hai địa phương cũng đề xuất triển khai hệ thống thẻ du lịch thông minh (Thẻ Việt), nâng cao giá trị di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật Xòe Thái thông qua công nghệ số; đảm bảo an toàn, an ninh mạng...
Toàn cảnh Hội nghị.
Lãnh đạo Trung tâm Thông tin du lịch đã giới thiệu về hệ sinh thái chuyển đổi số của Tổng cục Du lịch. Trọng tâm là các nền tảng số cốt lõi ở tầm quốc gia: Hệ thống Cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam; Hệ thống báo cáo thống kê du lịch từ Trung ương đến cơ sở; nền tảng số quốc gia "Quản trị và kinh doanh du lịch” được xác định là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển; Thẻ Việt - thẻ du lịch quốc gia hỗ trợ giao dịch, thanh toán nhanh chóng và tiện lợi, được tích hợp trên ứng dụng "Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel” hỗ trợ toàn diện cho khách du lịch trong nước và quốc tế; hệ thống thẻ - vé điện tử; hệ thống thuyết minh đa phương tiện. Đặc biệt, Trung tâm Thông tin du lịch luôn chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch, trong đó, website https://vietnamtourism.gov.vn hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, website https://vietnam.travel quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới cùng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, YouTube, Instagram...
Đồng thời cũng đưa ra một số đề xuất với các huyện, thị xã của tỉnh Yên Bái triển khai áp dụng ứng dụng du lịch quốc gia "Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”; Triển khai các công cụ và phương tiện hỗ trợ khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch thanh toán không dùng tiền mặt trên hệ thống Thẻ du lịch quốc gia; triển khai nền tảng số quốc gia "Quản trị và kinh doanh du lịch” để hỗ trợ cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch; quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của địa phương trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch. Triển khai Hệ thống vé điện tử, hệ thống thuyết minh đa phương tiện tại các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn; giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch tiêu biểu của địa phương trên Trang vàng Du lịch Việt Nam. Đẩy mạnh số hóa và tích hợp dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng cục Du lịch theo nội dung Văn bản số 1818 ngày 4/11/2022 của Tổng cục Du lịch.
Trung tâm Thông tin du lịch sẽ là đầu mối phối hợp với các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện. Đồng thời, cung cấp các nền tảng sản phẩm liên quan đến các hạng mục công việc; xây dựng bộ tài liệu đa định dạng hướng dẫn sử dụng chi tiết và đào tạo, tập huấn sử dụng các sản phẩm, các nền tảng số của Tổng cục Du lịch. Hỗ trợ truyền thông, quảng bá du lịch của địa phương trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch…
Tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại huyện Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025 giữa Trung tâm Thông tin du lịch -Tổng cục Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND thị xã Nghĩa Lộ và UBND huyện Yên Bình.
3357 lượt xem
CTV: Hữu Nghĩa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) vừa tổ chức Hội nghị hỗ trợ chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động du lịch tại huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.Tại Hội nghị, báo cáo nhanh về tình hình phát triển du lịch của tỉnh lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái cho biết: Yên Bái là tỉnh có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, cũng là tỉnh dễ tiếp cận nhất trong khu vực Tây Bắc. 10 năm qua, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân đã dần coi du lịch là một ngành kinh tế chính, song vẫn chưa phát triển đồng đều giữa các địa phương.
Về tốc độ phát triển du lịch những năm gần đây, năm 2020, tỉnh đón 760 nghìn lượt khách, trong đó 90% là khách nội địa; năm 2022, tỉnh đón 1,5 triệu lượt khách du lịch và trong 6 tháng đầu năm 2023 đón gần 1 triệu lượt khách. Tỉnh Yên Bái cũng đang chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Dự kiến trong vài năm tới, du lịch Yên Bái sẽ có nhiều bứt phá, thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế.
Lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội nghị
Với những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đa dạng, tỉnh Yên Bái đang phát triển các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu như du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử… nhằm nỗ lực tạo thành hệ sinh thái du lịch phát triển bền vững, đồng bộ với ngành du lịch của cả nước.
Nhiệm vụ trọng tâm tỉnh Yên Bái đề ra là phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số, tạo lập dữ liệu chung với toàn ngành. Để đạt được mục tiêu này, trước hết tỉnh cần tăng cường công tác chuyển đổi số, thay đổi nhận thức, tư duy của người dân để thấy được giá trị của du lịch.
Tại Hội nghị, lãnh đạo huyện Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ đã có những kiến nghị, đề xuất Tổng cục Du lịch hỗ trợ triển khai các ứng dụng, hệ thống quản lý nhà nước về du lịch như: Hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch; thông tin điều hành du lịch; hệ thống báo cáo thống kê du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành về du lịch trên địa bàn; đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài các hình thức thanh toán điện tử thông qua quét mã QR-Code tài khoản ngân hàng và các app của các doanh nghiệp viễn thông, hai địa phương cũng đề xuất triển khai hệ thống thẻ du lịch thông minh (Thẻ Việt), nâng cao giá trị di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật Xòe Thái thông qua công nghệ số; đảm bảo an toàn, an ninh mạng...
Toàn cảnh Hội nghị.
Lãnh đạo Trung tâm Thông tin du lịch đã giới thiệu về hệ sinh thái chuyển đổi số của Tổng cục Du lịch. Trọng tâm là các nền tảng số cốt lõi ở tầm quốc gia: Hệ thống Cơ sở dữ liệu du lịch Việt Nam; Hệ thống báo cáo thống kê du lịch từ Trung ương đến cơ sở; nền tảng số quốc gia "Quản trị và kinh doanh du lịch” được xác định là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia cần ưu tiên phát triển; Thẻ Việt - thẻ du lịch quốc gia hỗ trợ giao dịch, thanh toán nhanh chóng và tiện lợi, được tích hợp trên ứng dụng "Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel” hỗ trợ toàn diện cho khách du lịch trong nước và quốc tế; hệ thống thẻ - vé điện tử; hệ thống thuyết minh đa phương tiện. Đặc biệt, Trung tâm Thông tin du lịch luôn chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá du lịch trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch, trong đó, website https://vietnamtourism.gov.vn hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, website https://vietnam.travel quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới cùng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, YouTube, Instagram...
Đồng thời cũng đưa ra một số đề xuất với các huyện, thị xã của tỉnh Yên Bái triển khai áp dụng ứng dụng du lịch quốc gia "Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”; Triển khai các công cụ và phương tiện hỗ trợ khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch thanh toán không dùng tiền mặt trên hệ thống Thẻ du lịch quốc gia; triển khai nền tảng số quốc gia "Quản trị và kinh doanh du lịch” để hỗ trợ cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch; quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của địa phương trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch. Triển khai Hệ thống vé điện tử, hệ thống thuyết minh đa phương tiện tại các điểm tham quan du lịch, các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn; giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch tiêu biểu của địa phương trên Trang vàng Du lịch Việt Nam. Đẩy mạnh số hóa và tích hợp dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng cục Du lịch theo nội dung Văn bản số 1818 ngày 4/11/2022 của Tổng cục Du lịch.
Trung tâm Thông tin du lịch sẽ là đầu mối phối hợp với các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện. Đồng thời, cung cấp các nền tảng sản phẩm liên quan đến các hạng mục công việc; xây dựng bộ tài liệu đa định dạng hướng dẫn sử dụng chi tiết và đào tạo, tập huấn sử dụng các sản phẩm, các nền tảng số của Tổng cục Du lịch. Hỗ trợ truyền thông, quảng bá du lịch của địa phương trên các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch…
Tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ về chuyển đổi số trong hoạt động du lịch tại huyện Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025 giữa Trung tâm Thông tin du lịch -Tổng cục Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, UBND thị xã Nghĩa Lộ và UBND huyện Yên Bình.