CTTĐT - Trong phiên thảo luận tại tổ sáng ngày 25/5 của Kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế xã hội và Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận tại tổ
Tham gia ý kiến thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung tán thành việc trình Quốc hội ban hành chính sách giảm thuế GTGT 2% trong kỳ họp này. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế GTGT theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng hoá đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế GTGT vì các lý do sau:
Thứ nhất, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ Quý IV năm 2022 và trong 4 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng giảm nhanh; sự sụt giảm từ phía tổng cầu dẫn đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang gặp khó khăn, nhất là trong khu vực công nghiệp - xây dựng. Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,1%. Sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện tử, đồ gỗ, xe có động cơ,... và của một số địa bàn công nghiệp trọng điểm như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... vẫn giảm hoặc tăng trưởng thấp. Trong đó có ngành công nghiệp ô tô đối mặt với rất nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn, phát sinh nhiều chi phí tồn kho và bảo dưỡng sản phẩm, các quy định xiết chặt cho vay tài chính khiến sức mua suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì thị trường sụt giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, gây ảnh hưởng lớn tới cân đối tài chính của các doanh nghiệp sản xuất ô tô. Trong khi đây là ngành đóng góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước từ các loại thuế, phí, lệ phí.
Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, trong 4 tháng đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,75% thấp hơn nhiều con số 6,75% cùng kỳ năm 2022. Vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do lãi suất cao. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn còn duy trì ở mức cao trong Quý I/2023 khiến doanh nghiệp không muốn vay hoặc doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng đầu ra nên không vay.
Thứ hai, thuế GTGT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi từ việc giảm thuế. Trong khi, điều hành giá thời gian tới sẽ chịu áp lực lớn hơn do dự kiến điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế và các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá, điều chỉnh chính sách tiền lương. Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên nhất là ở một số ngành, lĩnh vực công nghiệp đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân, tiềm ẩn khó khăn về an sinh xã hội. Việc giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực tế đã chứng minh khi thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Thu ngân sách nhà nước năm 2022 vẫn đảm bảo và vượt thu lớn, tăng hơn 400 nghìn tỷ đồng so với dự toán và hơn 200 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Thứ ba, theo báo cáo giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, một trong những nguyên nhân ảnh hướng đến hiệu quả thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 là khó khăn trong việc xác định mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT hay không. Nhiều doanh nghiệp vẫn không biết chính xác hàng hoá của doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế suất còn 8% hay vẫn áp dụng mức 10% như cũ, đặc biệt với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng, khi tra cứu phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn… Các doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn trong việc tra cứu mã ngành kinh doanh và mã HS khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Một số trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề áp dụng thuế suất giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất. Vấn đề này cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định đối tượng được giảm thuế.
Từ các lý do trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng hoá đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng. Đồng thời đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách nhà nước nếu áp dụng phương án này; có các giải pháp tăng cường kiểm soát, chống thất thu, gian lận về thuế. Trường hợp ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách nhà nước thì triệt để tiết kiệm chi tiêu, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, cùng với chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, đại biểu cho rằng cần có các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, tiếp cận vốn thông qua chính sách tiền tệ như hạ lãi suất cho vay và đẩy mạnh hoạt động cho vay, giãn nợ ngân hàng; bên cạnh đó là các giải pháp kết hợp để giảm gánh nặng thanh toán gồm cắt giảm chi phí kinh doanh (giảm tiền thuê mặt bằng, tiền thuê đất, phí dịch vụ), gia hạn thời hạn nộp thuế.
1951 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong phiên thảo luận tại tổ sáng ngày 25/5 của Kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái đã tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế xã hội và Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%.Tham gia ý kiến thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung tán thành việc trình Quốc hội ban hành chính sách giảm thuế GTGT 2% trong kỳ họp này. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế GTGT theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng hoá đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế GTGT vì các lý do sau:
Thứ nhất, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ Quý IV năm 2022 và trong 4 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng giảm nhanh; sự sụt giảm từ phía tổng cầu dẫn đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều đang gặp khó khăn, nhất là trong khu vực công nghiệp - xây dựng. Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp vẫn giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,1%. Sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, điện tử, đồ gỗ, xe có động cơ,... và của một số địa bàn công nghiệp trọng điểm như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... vẫn giảm hoặc tăng trưởng thấp. Trong đó có ngành công nghiệp ô tô đối mặt với rất nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn, phát sinh nhiều chi phí tồn kho và bảo dưỡng sản phẩm, các quy định xiết chặt cho vay tài chính khiến sức mua suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì thị trường sụt giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, gây ảnh hưởng lớn tới cân đối tài chính của các doanh nghiệp sản xuất ô tô. Trong khi đây là ngành đóng góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước từ các loại thuế, phí, lệ phí.
Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, trong 4 tháng đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,75% thấp hơn nhiều con số 6,75% cùng kỳ năm 2022. Vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do lãi suất cao. Mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn còn duy trì ở mức cao trong Quý I/2023 khiến doanh nghiệp không muốn vay hoặc doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng đầu ra nên không vay.
Thứ hai, thuế GTGT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi từ việc giảm thuế. Trong khi, điều hành giá thời gian tới sẽ chịu áp lực lớn hơn do dự kiến điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế và các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá, điều chỉnh chính sách tiền lương. Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên nhất là ở một số ngành, lĩnh vực công nghiệp đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người dân, tiềm ẩn khó khăn về an sinh xã hội. Việc giảm thuế giá trị gia tăng góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, qua đó cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thực tế đã chứng minh khi thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã gián tiếp kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao. Thu ngân sách nhà nước năm 2022 vẫn đảm bảo và vượt thu lớn, tăng hơn 400 nghìn tỷ đồng so với dự toán và hơn 200 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.
Thứ ba, theo báo cáo giám sát việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19, một trong những nguyên nhân ảnh hướng đến hiệu quả thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 là khó khăn trong việc xác định mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT hay không. Nhiều doanh nghiệp vẫn không biết chính xác hàng hoá của doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế suất còn 8% hay vẫn áp dụng mức 10% như cũ, đặc biệt với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng, khi tra cứu phụ lục của Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ gặp rất nhiều khó khăn… Các doanh nghiệp gặp vướng mắc và khó khăn trong việc tra cứu mã ngành kinh doanh và mã HS khi nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Một số trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề áp dụng thuế suất giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất. Vấn đề này cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định đối tượng được giảm thuế.
Từ các lý do trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung đề nghị mở rộng phạm vi đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng theo hướng giảm 2% đối với tất cả các nhóm hàng hoá đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng. Đồng thời đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách nhà nước nếu áp dụng phương án này; có các giải pháp tăng cường kiểm soát, chống thất thu, gian lận về thuế. Trường hợp ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách nhà nước thì triệt để tiết kiệm chi tiêu, đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, cùng với chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, đại biểu cho rằng cần có các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, tiếp cận vốn thông qua chính sách tiền tệ như hạ lãi suất cho vay và đẩy mạnh hoạt động cho vay, giãn nợ ngân hàng; bên cạnh đó là các giải pháp kết hợp để giảm gánh nặng thanh toán gồm cắt giảm chi phí kinh doanh (giảm tiền thuê mặt bằng, tiền thuê đất, phí dịch vụ), gia hạn thời hạn nộp thuế.