CTTĐT – UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ năm 2017 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Trong đó tập trung tổ chức quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn như: biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến các tiêu chí tiếp cận pháp luật, điều kiện thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền qua các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến, các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, đưa tin, viết bài về kết quả đánh giá hàng năm.
Hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.
Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật để tư vấn, giúp Chủ tịch tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ chấm điểm, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, UBND cấp huyện theo dõi thực hiện tiêu chí thành phần 18.5 về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Tiêu chí 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; lồng ghép xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh và xóa đói, giảm nghèo.
Việc rà soát, đánh giá, chấm điểm, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tiến hành hàng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
Hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm: Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân; công văn đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tài liệu khác (nếu có).
UBND cấp xã niêm yết công khai kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tại trụ sở làm việc, nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, bản, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác và thông báo trên đài, loa truyền thanh cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tự chấm điểm.
UBND cấp huyện, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng/Trang tin điện tử của địa phương chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận đối với cấp huyện và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với cấp tỉnh.
Việc sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng, chọn triển khai mô hình điểm cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tổ chức hàng năm và tổ chức tổng kết vào năm 2020.
1304 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ năm 2017 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.Trong đó tập trung tổ chức quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn như: biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến các tiêu chí tiếp cận pháp luật, điều kiện thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền qua các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến, các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, đưa tin, viết bài về kết quả đánh giá hàng năm.
Hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.
Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật để tư vấn, giúp Chủ tịch tổ chức đánh giá, công nhận, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ chấm điểm, đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật và công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, UBND cấp huyện theo dõi thực hiện tiêu chí thành phần 18.5 về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Tiêu chí 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật của Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; lồng ghép xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh và xóa đói, giảm nghèo.
Việc rà soát, đánh giá, chấm điểm, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tiến hành hàng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
Hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm: Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân; công văn đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tài liệu khác (nếu có).
UBND cấp xã niêm yết công khai kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tại trụ sở làm việc, nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, bản, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác và thông báo trên đài, loa truyền thanh cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tự chấm điểm.
UBND cấp huyện, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng/Trang tin điện tử của địa phương chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận đối với cấp huyện và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với cấp tỉnh.
Việc sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng, chọn triển khai mô hình điểm cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tổ chức hàng năm và tổ chức tổng kết vào năm 2020.