CTTĐT - Sáng 9/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Báo Tiền phong phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực Trung du và miền núi phía Bắc”.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Dự Hội thảo có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; ông Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền phong; đại diện các bộ, ngành Trung ương, Tập đoàn VNPT cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số. Hội thảo cũng có sự tham gia của lãnh đạo UBND một số tỉnh trong khu vực, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc cùng sự góp mặt của các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu trong cả nước.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định: Sau gần 2 năm nỗ lực, tỉnh Yên Bái đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho chuyển đổi số, tạo lập được “con đường đi” của chuyển đổi số (CĐS) cho tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo.
Chuyển đổi số ở Yên Bái là câu chuyện về sự mạnh mẽ, kiên trì, từng bước đưa chuyển đổi số từ nhận thức chuyển thành hành động. Yên Bái đã chọn cách làm mới, đặc trưng riêng, lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Nếu như năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định là năm “Tổng tiến công” thì năm 2023 là năm “Bứt phá” về chuyển đổi số với những nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài cho công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số ở Yên Bái đã và đang trở thành “phong trào” thi đua sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực; là một “làn sóng” lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong tỉnh, với những kết quả bước đầu khá tích cực và đáng khích lệ trên cả các mặt chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Yên Bái cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi người dân Yên Bái (từ đủ 15 tuổi trở lên) sẽ là những Công dân số “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tôn trọng và thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tiếp cận, tham gia các hoạt động giao tiếp trên môi trường số, giúp bảo vệ thể chất, tâm lý của công dân trước các ảnh hưởng từ môi trường số.
Khẳng định việc tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực Trung du và miền núi phía Bắc” có ý nghĩa rất thiết thực, để các tỉnh trong vùng có cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ CĐS, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái mong muốn qua Hội thảo, nhiều ý kiến quý báu sẽ là những gợi mở quan trọng để Yên Bái và các tỉnh trong vùng tham khảo, học tập, áp dụng vào thực tiễn địa phương để từ đó điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CĐS.
Ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền phong phát biểu tại Hội thảo.
Ông Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền phong khẳng định thời gian qua, trên cơ sở những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chuyển đổi số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả ban đầu ấn tượng. Thời gian qua, nhiều tỉnh trung du, miền núi phía Bắc quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số đã bước đầu len lỏi và từng bản làng, thôn xóm, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa vùng núi với đồng bằng, khu vực nông thôn và thành thị. Nhiều tỉnh trong khu vực đã đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI năm 2021 như Lạng Sơn - ở vị trí thứ 5, Thái Nguyên - thứ 8, Bắc Giang - thứ 10, Phú Thọ - thứ 18. Từ thực tiễn cho thấy, chuyển đổi số đang thực sự trở thành một lực đẩy quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của vùng.
Tổng Biên tập Báo Tiền phong nhấn mạnh việc tổ chức Hội thảo sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi số, tạo ra diễn đàn để trao đổi, chia sẻ những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong chuyển đổi số của khu vực, đồng thời làm cầu nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ giải pháp chuyển đổi số với chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương, từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong khu vực.
Tại phiên tham luận, nhiều mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong chuyển đổi số đã được các địa phương chia sẻ như câu chuyện triển khai các mô hình thí điểm chuyển đổi số ở tỉnh Yên Bái; câu chuyện thúc đẩy phát triển du lịch địa phương nhờ chuyển đổi số của tỉnh Lào Cai hay kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số của tỉnh Phú Thọ. Các nhà cung cấp giải pháp sẽ chia sẻ nhiều giải pháp chuyển đổi số hiệu quả thời gian qua như giải pháp đưa đặc sản, di sản thúc đẩy phát triển kinh tế số, giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh hay giải pháp quản trị hiệu quả doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái chia sẻ câu chuyện triển khai các mô hình thí điểm chuyển đổi số ở địa phương.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số
Bên cạnh đó, Cục Chuyển đổi số Quốc gia sẽ chia sẻ một số khuyến nghị để thúc đẩy chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước. Tại phiên toạ đàm, các đại biểu đã chia sẻ, giải đáp những băn khoăn, những thắc mắc, những vấn đề còn trăn trở trong quá trình chuyển đổi số của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần MISA chia sẻ giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái đặt câu hỏi với các diễn giả tại Hội thảo về giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.
2602 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 9/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái, Báo Tiền phong phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực Trung du và miền núi phía Bắc”.Dự Hội thảo có đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; ông Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền phong; đại diện các bộ, ngành Trung ương, Tập đoàn VNPT cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số. Hội thảo cũng có sự tham gia của lãnh đạo UBND một số tỉnh trong khu vực, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc cùng sự góp mặt của các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu trong cả nước.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái khẳng định: Sau gần 2 năm nỗ lực, tỉnh Yên Bái đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho chuyển đổi số, tạo lập được “con đường đi” của chuyển đổi số (CĐS) cho tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội thảo.
Chuyển đổi số ở Yên Bái là câu chuyện về sự mạnh mẽ, kiên trì, từng bước đưa chuyển đổi số từ nhận thức chuyển thành hành động. Yên Bái đã chọn cách làm mới, đặc trưng riêng, lựa chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau; lựa chọn làm chuyển đổi số song song từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, luôn nhất quán phương châm “Chuyển đổi số phải lấy người dân là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển”. Nếu như năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định là năm “Tổng tiến công” thì năm 2023 là năm “Bứt phá” về chuyển đổi số với những nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài cho công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số ở Yên Bái đã và đang trở thành “phong trào” thi đua sâu rộng, vừa có tính toàn dân và vừa toàn diện trên các lĩnh vực; là một “làn sóng” lan tỏa mạnh mẽ ở khắp các địa phương trong tỉnh, với những kết quả bước đầu khá tích cực và đáng khích lệ trên cả các mặt chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Yên Bái cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu mỗi người dân Yên Bái (từ đủ 15 tuổi trở lên) sẽ là những Công dân số “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; tôn trọng và thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức trong quá trình tiếp cận, tham gia các hoạt động giao tiếp trên môi trường số, giúp bảo vệ thể chất, tâm lý của công dân trước các ảnh hưởng từ môi trường số.
Khẳng định việc tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực Trung du và miền núi phía Bắc” có ý nghĩa rất thiết thực, để các tỉnh trong vùng có cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ CĐS, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái mong muốn qua Hội thảo, nhiều ý kiến quý báu sẽ là những gợi mở quan trọng để Yên Bái và các tỉnh trong vùng tham khảo, học tập, áp dụng vào thực tiễn địa phương để từ đó điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình CĐS.
Ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền phong phát biểu tại Hội thảo.
Ông Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền phong khẳng định thời gian qua, trên cơ sở những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chuyển đổi số ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả ban đầu ấn tượng. Thời gian qua, nhiều tỉnh trung du, miền núi phía Bắc quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số đã bước đầu len lỏi và từng bản làng, thôn xóm, không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa vùng núi với đồng bằng, khu vực nông thôn và thành thị. Nhiều tỉnh trong khu vực đã đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh DTI năm 2021 như Lạng Sơn - ở vị trí thứ 5, Thái Nguyên - thứ 8, Bắc Giang - thứ 10, Phú Thọ - thứ 18. Từ thực tiễn cho thấy, chuyển đổi số đang thực sự trở thành một lực đẩy quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa của vùng.
Tổng Biên tập Báo Tiền phong nhấn mạnh việc tổ chức Hội thảo sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của chuyển đổi số, tạo ra diễn đàn để trao đổi, chia sẻ những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong chuyển đổi số của khu vực, đồng thời làm cầu nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ giải pháp chuyển đổi số với chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương, từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong khu vực.
Tại phiên tham luận, nhiều mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong chuyển đổi số đã được các địa phương chia sẻ như câu chuyện triển khai các mô hình thí điểm chuyển đổi số ở tỉnh Yên Bái; câu chuyện thúc đẩy phát triển du lịch địa phương nhờ chuyển đổi số của tỉnh Lào Cai hay kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số của tỉnh Phú Thọ. Các nhà cung cấp giải pháp sẽ chia sẻ nhiều giải pháp chuyển đổi số hiệu quả thời gian qua như giải pháp đưa đặc sản, di sản thúc đẩy phát triển kinh tế số, giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh hay giải pháp quản trị hiệu quả doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái chia sẻ câu chuyện triển khai các mô hình thí điểm chuyển đổi số ở địa phương.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số
Bên cạnh đó, Cục Chuyển đổi số Quốc gia sẽ chia sẻ một số khuyến nghị để thúc đẩy chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước. Tại phiên toạ đàm, các đại biểu đã chia sẻ, giải đáp những băn khoăn, những thắc mắc, những vấn đề còn trăn trở trong quá trình chuyển đổi số của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần MISA chia sẻ giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái đặt câu hỏi với các diễn giả tại Hội thảo về giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.