CTTĐT - Để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, thời gian qua các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã tiếp tục thực hiện tốt thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh.
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến
Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.145 đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng (tăng 72 đơn vị, tăng 6,71% so với cuối năm 2022), trong đó số đơn vị hưởng lương ngân sách Nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản là 916/979 đơn vị hưởng lương ngân sách, chiếm 93,56%. Các chi nhánh Ngân hàng thương mại (NHTM) ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại, thân thiện, tiện lợi mang lại lợi ích cho khách hàng như ekyc, Qrcode,....tiếp tục xây dựng hạ tầng số tập trung và chuẩn hoá; phát triển dịch vụ Mobile Money qua các trung gian thanh toán (VNPT pay, Viettel pay...).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 chi nhánh ngân hàng loại I; 9 chi nhánh loại II, 53 phòng giao dịch, 17 quỹ tín dụng nhân dân, 14 phòng Giao dịch Bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt; 173 điểm giao dịch lưu động của Ngân hàng CSXH tại UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; 57 máy ATM; 6 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Yên Bình; 310 máy quẹt thẻ thanh toán - POS (tăng 17 máy so với cuối năm 2022).
Các dịch vụ công như: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt. Đã có 6 chi nhánh ngân hàng tham gia thanh toán dịch vụ công gồm: Agribank tỉnh; Agribank Bắc Yên Bái; Vietinbank; BIDV; Liên Việt Post Bank; Vietcombank. Các chi nhánh đã phối hợp với 51 trường học và 10 bệnh viện thu hộ tiền học phí và viện phí; BIDV và Agribank chi nhánh tỉnh Yên Bái thực hiện thanh toán các dịch vụ viễn thông qua ngân hàng. Có 3 chi nhánh Ngân hàng là BIDV, MB; Vietinbank phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái trong viêc hỗ trợ người dân mở tài khoản thanh toán (cả trên app điện thoại).
Đến hết quý I/2023, việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Số lượt giao dịch qua điện thoại di động đạt gần 7,6 triệu lượt, tăng 9,78% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt trên 65.100 tỷ đồng, tăng 30,55% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng số giao dịch thanh toán qua Internet là trên 40.500 lượt, tăng 8.200 lượt, tăng 25,33% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt 5.900 tỷ đồng, tăng 18,22% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số giao dịch thanh toán qua POS, QRCode là trên 65.500 lượt, tăng trên 15.360 lượt, tỷ lệ tăng 23,65% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm 2022.
Có thể khẳng định, thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang trở thành xu thế tất yếu khi mang lại nhiều tiện ích rõ rệt. Đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, điện, nước, giáo dục, viện phí, chi trả dịch vụ an sinh xã hội thì phương thức thanh toán tiền qua ngân hàng đã mang lại lợi ích “kép”, không chỉ góp phần tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch mà còn đáp ứng nhu cầu thanh toán thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
Nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: “Thời gian tới, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của tỉnh về thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong từng chi nhánh ngân hàng.
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đa dạng hóa, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; bảo đảm hoạt động thông suốt của các máy ATM, máy POS. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong phòng, chống các hoạt động phạm tội về tiền giả với Công an tỉnh. Thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ và các điểm máy rút tiền tự động trên địa bàn.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân trên địa bàn nông thôn về cơ chế, chính sách, hoạt động tín dụng ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ tài chính và các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đen nhằm nâng cao kiến thức và khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho người dân, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt”.
1937 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, thời gian qua các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã tiếp tục thực hiện tốt thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh.Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.145 đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng (tăng 72 đơn vị, tăng 6,71% so với cuối năm 2022), trong đó số đơn vị hưởng lương ngân sách Nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản là 916/979 đơn vị hưởng lương ngân sách, chiếm 93,56%. Các chi nhánh Ngân hàng thương mại (NHTM) ứng dụng công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ để đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại, thân thiện, tiện lợi mang lại lợi ích cho khách hàng như ekyc, Qrcode,....tiếp tục xây dựng hạ tầng số tập trung và chuẩn hoá; phát triển dịch vụ Mobile Money qua các trung gian thanh toán (VNPT pay, Viettel pay...).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 chi nhánh ngân hàng loại I; 9 chi nhánh loại II, 53 phòng giao dịch, 17 quỹ tín dụng nhân dân, 14 phòng Giao dịch Bưu điện trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt; 173 điểm giao dịch lưu động của Ngân hàng CSXH tại UBND các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; 57 máy ATM; 6 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh huyện Yên Bình; 310 máy quẹt thẻ thanh toán - POS (tăng 17 máy so với cuối năm 2022).
Các dịch vụ công như: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội được triển khai thực hiện tốt. Đã có 6 chi nhánh ngân hàng tham gia thanh toán dịch vụ công gồm: Agribank tỉnh; Agribank Bắc Yên Bái; Vietinbank; BIDV; Liên Việt Post Bank; Vietcombank. Các chi nhánh đã phối hợp với 51 trường học và 10 bệnh viện thu hộ tiền học phí và viện phí; BIDV và Agribank chi nhánh tỉnh Yên Bái thực hiện thanh toán các dịch vụ viễn thông qua ngân hàng. Có 3 chi nhánh Ngân hàng là BIDV, MB; Vietinbank phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái trong viêc hỗ trợ người dân mở tài khoản thanh toán (cả trên app điện thoại).
Đến hết quý I/2023, việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Số lượt giao dịch qua điện thoại di động đạt gần 7,6 triệu lượt, tăng 9,78% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt trên 65.100 tỷ đồng, tăng 30,55% so với cùng kỳ năm 2022.
Tổng số giao dịch thanh toán qua Internet là trên 40.500 lượt, tăng 8.200 lượt, tăng 25,33% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt 5.900 tỷ đồng, tăng 18,22% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số giao dịch thanh toán qua POS, QRCode là trên 65.500 lượt, tăng trên 15.360 lượt, tỷ lệ tăng 23,65% so với cùng kỳ năm 2022 với giá trị giao dịch đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm 2022.
Có thể khẳng định, thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang trở thành xu thế tất yếu khi mang lại nhiều tiện ích rõ rệt. Đối với các dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, điện, nước, giáo dục, viện phí, chi trả dịch vụ an sinh xã hội thì phương thức thanh toán tiền qua ngân hàng đã mang lại lợi ích “kép”, không chỉ góp phần tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch mà còn đáp ứng nhu cầu thanh toán thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân.
Nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: “Thời gian tới, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của tỉnh về thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong từng chi nhánh ngân hàng.
Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đa dạng hóa, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; bảo đảm hoạt động thông suốt của các máy ATM, máy POS. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong phòng, chống các hoạt động phạm tội về tiền giả với Công an tỉnh. Thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán thẻ và các điểm máy rút tiền tự động trên địa bàn.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân trên địa bàn nông thôn về cơ chế, chính sách, hoạt động tín dụng ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ tài chính và các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đen nhằm nâng cao kiến thức và khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho người dân, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt”.