Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh lên 105/150 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Như vậy tỉnh Yên Bái sẽ vượt mốc 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 70% số xã nông thôn mới vào cuối năm 2023.
Nhân dân xã Mường Lai (Lục Yên) là điểm sáng về phong trào hiến đất và các công trình trên đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.
36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Theo đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch với chỉ tiêu phấn đấu có thêm 6 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh Yên Bái cũng phấn đấu có thêm 09 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (lũy kế hết năm 2023 có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao) và có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (lũy kế hết năm 2023 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).
Mặt khác, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh đều ra sức thực hiện để có thêm 59 thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới và 69 thôn (bản) đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 168 thôn (bản) tại các xã Khu vực III đạt chuẩn nông thôn mới và có 250 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đối với 06 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023, gồm: Huyện Văn Yên: 03 xã (xã Mỏ Vàng, xã Châu Quế Hạ, xã Lang Thíp); huyện Lục Yên: 02 xã (xã Mường Lai, xã Tô Mậu); huyện Văn Chấn: 01 xã (xã Nậm Lành).
Những con đường nông thôn mới khang trang chạy về các thôn bản của xã Châu Quế Hạ (Văn Yên)
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng xã; cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí đảm bảo hoàn thành trong năm 2023. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân; xây dựng các tuyến đường được trồng hoa, cây cảnh hai bên đường và có cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
Đối với 09 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Huyện Trấn Yên: 04 xã (xã Hòa Cuông, xã Y Can, xã Kiên Thành, xã Cường Thịnh); huyện Văn Chấn: 01 xã (xã Đại Lịch); huyện Văn Yên: 01 xã (xã Tân Hợp); huyện Yên Bình: 02 xã (xã Mỹ Gia, xã Bạch Hà); huyện Lục Yên: 01 xã (xã Vĩnh Lạc). Ủy ban nhân dân tỉnh giao các huyện chỉ đạo các xã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng xã trên cơ sở cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí nâng cao đảm bảo hoàn thành trong năm 2023. Đối với 04 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, gồm: Xã Đại Phác (Văn Yên); xã Nga Quán, xã Bảo Hưng (Trấn Yên); xã Đại Minh (Yên Bình). Ủy ban tỉnh đề nghị các huyện chỉ đạo các xã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trên cơ sở cân đối, huy động các nguồn lực để thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí và các lĩnh vực nổi trội đảm bảo hoàn thành trong năm 2023.
Ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các xã theo lộ trình về đích
Đặc biệt, cũng theo kế hoạch đến cuối năm 2023 tỉnh Yên Bái sẽ có thêm huyện Yên Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đưa số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh lên 04/09 đơn vị (gồm: Huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình); trong đó, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Bà con xã Nậm Lành (Văn Chấn) thu hái măng tham gia chuỗi liên kết giá trị của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nậm Lành
Về phía huyện Yên Bình, để đảm bảo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay, Ủy ban tỉnh yêu cầu: Rà soát, củng cố thực hiện các tiêu chí đảm bảo 22/22 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.Thực hiện có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh đó, thực hiện thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đạt chuẩn đô thị văn minh; thực hiện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và tổ chức lấy phiếu, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người dân với kết quả xây dựng huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023...
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp uỷ, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; vận động toàn xã hội tham gia; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân phát huy vai trò chủ thể. Cũng như “Triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp; lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; giữa cấp tỉnh với cấp huyện và cấp xã trong xây dựng nông thôn mới” - Ủy ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh.
Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các xã theo lộ trình về đích năm 2023; định kỳ hằng tháng, hằng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tình hình, tiến độ và kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo Báo Thanh niên Việt
1366 lượt xem
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh lên 105/150 xã về đích xây dựng nông thôn mới. Như vậy tỉnh Yên Bái sẽ vượt mốc 100 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 70% số xã nông thôn mới vào cuối năm 2023.36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
Theo đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch với chỉ tiêu phấn đấu có thêm 6 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, tỉnh Yên Bái cũng phấn đấu có thêm 09 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (lũy kế hết năm 2023 có 36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao) và có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (lũy kế hết năm 2023 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu).
Mặt khác, các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh đều ra sức thực hiện để có thêm 59 thôn (bản) đạt chuẩn nông thôn mới và 69 thôn (bản) đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế hết năm 2023, tỉnh Yên Bái có 168 thôn (bản) tại các xã Khu vực III đạt chuẩn nông thôn mới và có 250 thôn, bản đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đối với 06 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023, gồm: Huyện Văn Yên: 03 xã (xã Mỏ Vàng, xã Châu Quế Hạ, xã Lang Thíp); huyện Lục Yên: 02 xã (xã Mường Lai, xã Tô Mậu); huyện Văn Chấn: 01 xã (xã Nậm Lành).
Những con đường nông thôn mới khang trang chạy về các thôn bản của xã Châu Quế Hạ (Văn Yên)
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng xã; cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí đảm bảo hoàn thành trong năm 2023. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn xã; tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình hợp tác theo chuỗi giá trị để tạo việc làm, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân; xây dựng các tuyến đường được trồng hoa, cây cảnh hai bên đường và có cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
Đối với 09 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, gồm: Huyện Trấn Yên: 04 xã (xã Hòa Cuông, xã Y Can, xã Kiên Thành, xã Cường Thịnh); huyện Văn Chấn: 01 xã (xã Đại Lịch); huyện Văn Yên: 01 xã (xã Tân Hợp); huyện Yên Bình: 02 xã (xã Mỹ Gia, xã Bạch Hà); huyện Lục Yên: 01 xã (xã Vĩnh Lạc). Ủy ban nhân dân tỉnh giao các huyện chỉ đạo các xã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể đối với từng xã trên cơ sở cân đối, huy động các nguồn lực thực hiện các tiêu chí nâng cao đảm bảo hoàn thành trong năm 2023. Đối với 04 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, gồm: Xã Đại Phác (Văn Yên); xã Nga Quán, xã Bảo Hưng (Trấn Yên); xã Đại Minh (Yên Bình). Ủy ban tỉnh đề nghị các huyện chỉ đạo các xã chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trên cơ sở cân đối, huy động các nguồn lực để thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí và các lĩnh vực nổi trội đảm bảo hoàn thành trong năm 2023.
Ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các xã theo lộ trình về đích
Đặc biệt, cũng theo kế hoạch đến cuối năm 2023 tỉnh Yên Bái sẽ có thêm huyện Yên Bình đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đưa số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh lên 04/09 đơn vị (gồm: Huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Yên Bình); trong đó, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của khu vực Tây Bắc đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Bà con xã Nậm Lành (Văn Chấn) thu hái măng tham gia chuỗi liên kết giá trị của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Nậm Lành
Về phía huyện Yên Bình, để đảm bảo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay, Ủy ban tỉnh yêu cầu: Rà soát, củng cố thực hiện các tiêu chí đảm bảo 22/22 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.Thực hiện có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh đó, thực hiện thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đạt chuẩn đô thị văn minh; thực hiện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và tổ chức lấy phiếu, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người dân với kết quả xây dựng huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023...
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp uỷ, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; vận động toàn xã hội tham gia; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân phát huy vai trò chủ thể. Cũng như “Triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp; lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; giữa cấp tỉnh với cấp huyện và cấp xã trong xây dựng nông thôn mới” - Ủy ban nhân dân tỉnh nhấn mạnh.
Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các xã theo lộ trình về đích năm 2023; định kỳ hằng tháng, hằng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tình hình, tiến độ và kết quả xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo Báo Thanh niên Việt