CTTĐT - Ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Vì mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng, một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT.
Người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia
Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, mọi đối tượng được quy định trong Luật này đều có trách nhiệm tham gia BHYT.
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa an sinh đối với đời sống cộng đồng, góp phần thực hiện bình đẳng, tiến bộ và công bằng xã hội. Tham gia BHYT sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho người dân. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; Người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia (với các đối tượng thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; tham gia theo hộ gia đình; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên…). Người tham gia BHYT được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc; được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh gần địa chỉ nơi đang sinh sống để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Khi khám chữa bệnh đúng quy định được Quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí khám chữa bệnh tùy từng đối tượng. Theo Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến và số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh tập hợp chứng từ đồng chi trả gửi cơ quan BHXH để được cấp giấy miễn đồng chi trả cho những lần sau trong năm. Các dịch vụ và chi phí y tế được Quỹ BHYT chi trả gồm có khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế trong danh mục của Bộ Y tế...
Nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Yên Bái đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia BHYT và khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh đã nỗ lực trong công tác truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thu hút được các tầng lớp nhân dân, người lao động tự nguyện, tự giác tham gia BHYT, từng bước đưa tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng cao. Đến nay, toàn tỉnh có gần 752.000 người tham gia BHYT, đạt trên 95,1% so với kế hoạch giao BHXH Việt Nam giao và đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 88,7% dân số, qua đó góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm an sinh xã hội và đã mang lại hiệu quả thiết thực về mặt chính trị, xã hội ở địa phương.
Năm nay, ngày BHYT Việt Nam 1/7 có chủ đề “Thực hiện nghiêm Luật BHYT hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe và BHYT toàn dân”. Mục tiêu chính là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về BHYT, khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT. Đồng thời nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Quỹ BHYT.
Kỷ niệm 14 năm Ngày BHYT Việt Nam là dịp để các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt chính sách BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước.
1765 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Vì mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Đây là một dấu mốc quan trọng, một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT. Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện, mọi đối tượng được quy định trong Luật này đều có trách nhiệm tham gia BHYT.
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế toàn dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa an sinh đối với đời sống cộng đồng, góp phần thực hiện bình đẳng, tiến bộ và công bằng xã hội. Tham gia BHYT sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho người dân. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí; Người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia (với các đối tượng thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; tham gia theo hộ gia đình; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên…). Người tham gia BHYT được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc; được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh gần địa chỉ nơi đang sinh sống để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Khi khám chữa bệnh đúng quy định được Quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí khám chữa bệnh tùy từng đối tượng. Theo Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến và số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh tập hợp chứng từ đồng chi trả gửi cơ quan BHXH để được cấp giấy miễn đồng chi trả cho những lần sau trong năm. Các dịch vụ và chi phí y tế được Quỹ BHYT chi trả gồm có khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sinh con; thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế trong danh mục của Bộ Y tế...
Nhằm hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Yên Bái đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia BHYT và khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh đã nỗ lực trong công tác truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thu hút được các tầng lớp nhân dân, người lao động tự nguyện, tự giác tham gia BHYT, từng bước đưa tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng cao. Đến nay, toàn tỉnh có gần 752.000 người tham gia BHYT, đạt trên 95,1% so với kế hoạch giao BHXH Việt Nam giao và đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 88,7% dân số, qua đó góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm an sinh xã hội và đã mang lại hiệu quả thiết thực về mặt chính trị, xã hội ở địa phương.
Năm nay, ngày BHYT Việt Nam 1/7 có chủ đề “Thực hiện nghiêm Luật BHYT hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe và BHYT toàn dân”. Mục tiêu chính là thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về BHYT, khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT. Đồng thời nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Quỹ BHYT.
Kỷ niệm 14 năm Ngày BHYT Việt Nam là dịp để các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt chính sách BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước.