CTTĐT - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn Mai Mộng Tuân khẳng định: Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn đã thực hiện mục tiêu “Xây dựng Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc”.
Công nhân Công ty TNHH sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia trong dây chuyền sản xuất.
Trong 28 chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đến nay đã có 1 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 24 chỉ tiêu đảm bảo tiến độ và 3 chỉ tiêu đang được tăng tốc thực hiện. Đây là những dấu hiệu tích cực, tạo sức bật mạnh mẽ để huyện Văn Chấn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI.
Tạo đà cho nửa đầu nhiệm kỳ
Những ngày đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy đã triển khai có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược và 5 chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và đạt được kết quả khá toàn diện.
Nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp là đã nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản thế mạnh theo hướng hàng hóa. Đến nay, huyện Văn Chấn có 23 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, tăng 13 sản phẩm so với đầu nhiệm kỳ. Nhiều sản phẩm chủ lực của địa phương như: chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo nếp Tan Tú Lệ, Cam Văn Chấn, sản phẩm ba ba gai… đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện trên thị trường.
Bà Lâm Thị Kim Thoa - Giám đốc Hợp tác xã chè Shan tuyết Suối Giàng cho biết: Cùng với xây dựng thương hiệu, hiện nay, việc ký kết kế hoạch phối hợp, triển khai phát triển kinh tế số, xã hội số và nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm chè Shan tuyết tại xã Suối Giàng có tác động tích cực tới nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm. Cơ chế, chính sách được triển khai đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất chè Shan tuyết, mở rộng quảng bá thương hiệu và tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Xác định lợi thế của địa phương trong phát triển nông, lâm nghiệp, huyện cũng đã tích cực triển khai có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đưa những cây, con giống mới vào sản xuất, quy hoạch vùng chè Shan tuyết đặc sản hữu cơ, mở rộng vùng trồng cây Mắc ca xen chè 322ha, vùng trồng cây ăn quả có múi ở 9 xã, thị trấn vùng ngoài, vùng trồng dâu nuôi tằm…
Cùng với đó, khuyến khích, vận động nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế vừa và nhỏ, đưa các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện lên sàn thương mại điện tử, triển khai có hiệu quả các đề án theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giai đoạn đến năm 2030, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân tăng từ 32 triệu đồng năm 2021 lên 35,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2023, bằng 87% chỉ tiêu Nghị quyết.
Cùng với phát triển nông - lâm nghiệp, huyện Văn Chấn khuyến khích các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện đã hình thành việc liên kết vùng, các dịch vụ, tuyến du lịch; nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư vào những địa điểm du lịch đặc sắc, nổi trội trên địa bàn và đã phát triển, hình thành rõ nét một số khu du lịch của huyện như: Suối Giàng, Tú Lệ, Sơn Thịnh. Lượng khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng nhanh. Doanh thu từ du lịch năm 2023 ước đạt khoảng 180 tỷ đồng, bằng 97,8% Nghị quyết.
Ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng cho biết: Với đặc thù địa phương là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, song với lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch, xã đang tiếp tục quy hoạch theo định hướng của huyện, bám sát Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó thúc đẩy phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực, 17 mục tiêu chủ yếu đã đề ra, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Mông ở địa phương.
Lãnh đạo xã Gia Hội kiểm tra mô hình chăn nuôi được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Bám kế hoạch, sát mục tiêu
Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mới đặt ra cho huyện nhà trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của nửa nhiệm kỳ còn lại. Kinh tế của huyện đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, song sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện. Dù đến nay đã có 11/21 xã cán đích nông thôn mới (NTM), với 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, song việc duy trì ổn định các tiêu chí đối với các xã đã đạt cũng là vấn đề được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm.
Các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đang nỗ lực để duy trì các tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn NTM trong giai đoạn mới, trong khi các xã đạt chuẩn NTM nâng cao cũng khó khăn cho việc hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Khê cho biết: Mục tiêu Đảng bộ xã phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ sẽ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Cùng với tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đối với các công trình trọng điểm, xã cũng huy động sự chung tay vào cuộc của người dân và hệ thống chính trị trong xây dựng NTM ở địa phương.Tuy nhiên, hiện nay tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đáp ứng với các tiêu chí NTM kiểu mẫu trong giai đoạn mới, vì vậy mục tiêu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối nhiệm kỳ là chưa khả thi. Đảng bộ xã đã xem xét điều chỉnh mục tiêu phù hợp và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao.
Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; trong đó có triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn theo phương châm giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Chỉ tính riêng năm 2022, toàn huyện đã giảm 6,7% hộ nghèo, tương đương 2.095 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 16,07%.
Cùng với đó, huyện cũng không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quan tâm thu hút đầu tư, tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế, quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 301,5 tỷ đồng, bằng 86,1% chỉ tiêu Nghị quyết.
Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực với 4 nhóm mục tiêu chính: chính quyền số; kinh tế số; xã hội số và chuyển đổi số 6 lĩnh vực ưu tiên với 48 chỉ tiêu.
Tăng tốc cuối nhiệm kỳ
Trên cơ sở kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, huyện Văn Chấn đã đề ra các giải pháp quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Đảng bộ huyện phát huy tinh thần đoàn kết, siết chặt kỷ cương, động viên nhân dân phát huy tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, xác định xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là nền tảng, chuyển đổi số là động lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mai Mộng Tuân nhấn mạnh: Những kết quả huyện đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua là bước đệm quan trọng để Văn Chấn bứt phá, tăng tốc để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Để hoàn thành mục tiêu này, huyện ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện các khâu đột phá theo định hướng của tỉnh; triển khai có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh và các đề án phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương; huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Cùng đó, triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, dự án trọng điểm; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để dẫn dắt, kích thích, thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên cả ba lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Đảng bộ huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, kết hợp với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1836 lượt xem
CTV: Quang Sơn - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn Mai Mộng Tuân khẳng định: Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Chấn đã thực hiện mục tiêu “Xây dựng Văn Chấn phát triển nhanh, bền vững và hạnh phúc”.Trong 28 chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đến nay đã có 1 chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết, 24 chỉ tiêu đảm bảo tiến độ và 3 chỉ tiêu đang được tăng tốc thực hiện. Đây là những dấu hiệu tích cực, tạo sức bật mạnh mẽ để huyện Văn Chấn hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI.
Tạo đà cho nửa đầu nhiệm kỳ
Những ngày đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy đã triển khai có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược và 5 chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và đạt được kết quả khá toàn diện.
Nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp là đã nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản thế mạnh theo hướng hàng hóa. Đến nay, huyện Văn Chấn có 23 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, tăng 13 sản phẩm so với đầu nhiệm kỳ. Nhiều sản phẩm chủ lực của địa phương như: chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo nếp Tan Tú Lệ, Cam Văn Chấn, sản phẩm ba ba gai… đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện trên thị trường.
Bà Lâm Thị Kim Thoa - Giám đốc Hợp tác xã chè Shan tuyết Suối Giàng cho biết: Cùng với xây dựng thương hiệu, hiện nay, việc ký kết kế hoạch phối hợp, triển khai phát triển kinh tế số, xã hội số và nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm chè Shan tuyết tại xã Suối Giàng có tác động tích cực tới nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm. Cơ chế, chính sách được triển khai đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất chè Shan tuyết, mở rộng quảng bá thương hiệu và tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Xác định lợi thế của địa phương trong phát triển nông, lâm nghiệp, huyện cũng đã tích cực triển khai có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đưa những cây, con giống mới vào sản xuất, quy hoạch vùng chè Shan tuyết đặc sản hữu cơ, mở rộng vùng trồng cây Mắc ca xen chè 322ha, vùng trồng cây ăn quả có múi ở 9 xã, thị trấn vùng ngoài, vùng trồng dâu nuôi tằm…
Cùng với đó, khuyến khích, vận động nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế vừa và nhỏ, đưa các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện lên sàn thương mại điện tử, triển khai có hiệu quả các đề án theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giai đoạn đến năm 2030, góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân tăng từ 32 triệu đồng năm 2021 lên 35,7 triệu đồng/người/năm vào năm 2023, bằng 87% chỉ tiêu Nghị quyết.
Cùng với phát triển nông - lâm nghiệp, huyện Văn Chấn khuyến khích các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện đã hình thành việc liên kết vùng, các dịch vụ, tuyến du lịch; nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục đầu tư vào những địa điểm du lịch đặc sắc, nổi trội trên địa bàn và đã phát triển, hình thành rõ nét một số khu du lịch của huyện như: Suối Giàng, Tú Lệ, Sơn Thịnh. Lượng khách du lịch và doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng nhanh. Doanh thu từ du lịch năm 2023 ước đạt khoảng 180 tỷ đồng, bằng 97,8% Nghị quyết.
Ông Giàng A Đằng - Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng cho biết: Với đặc thù địa phương là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, song với lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch, xã đang tiếp tục quy hoạch theo định hướng của huyện, bám sát Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó thúc đẩy phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số trên cả 3 lĩnh vực, 17 mục tiêu chủ yếu đã đề ra, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào Mông ở địa phương.
Lãnh đạo xã Gia Hội kiểm tra mô hình chăn nuôi được hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.
Bám kế hoạch, sát mục tiêu
Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mới đặt ra cho huyện nhà trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của nửa nhiệm kỳ còn lại. Kinh tế của huyện đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, song sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của huyện. Dù đến nay đã có 11/21 xã cán đích nông thôn mới (NTM), với 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, song việc duy trì ổn định các tiêu chí đối với các xã đã đạt cũng là vấn đề được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm.
Các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đang nỗ lực để duy trì các tiêu chí đáp ứng các tiêu chuẩn NTM trong giai đoạn mới, trong khi các xã đạt chuẩn NTM nâng cao cũng khó khăn cho việc hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hương - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Khê cho biết: Mục tiêu Đảng bộ xã phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ sẽ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Cùng với tranh thủ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước đối với các công trình trọng điểm, xã cũng huy động sự chung tay vào cuộc của người dân và hệ thống chính trị trong xây dựng NTM ở địa phương.Tuy nhiên, hiện nay tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đáp ứng với các tiêu chí NTM kiểu mẫu trong giai đoạn mới, vì vậy mục tiêu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào cuối nhiệm kỳ là chưa khả thi. Đảng bộ xã đã xem xét điều chỉnh mục tiêu phù hợp và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM nâng cao.
Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; trong đó có triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo gắn với đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn theo phương châm giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Chỉ tính riêng năm 2022, toàn huyện đã giảm 6,7% hộ nghèo, tương đương 2.095 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 16,07%.
Cùng với đó, huyện cũng không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quan tâm thu hút đầu tư, tạo điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế, quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 301,5 tỷ đồng, bằng 86,1% chỉ tiêu Nghị quyết.
Đồng thời, triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực với 4 nhóm mục tiêu chính: chính quyền số; kinh tế số; xã hội số và chuyển đổi số 6 lĩnh vực ưu tiên với 48 chỉ tiêu.
Tăng tốc cuối nhiệm kỳ
Trên cơ sở kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, huyện Văn Chấn đã đề ra các giải pháp quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Đảng bộ huyện phát huy tinh thần đoàn kết, siết chặt kỷ cương, động viên nhân dân phát huy tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, xác định xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là nền tảng, chuyển đổi số là động lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mai Mộng Tuân nhấn mạnh: Những kết quả huyện đạt được trong nửa nhiệm kỳ qua là bước đệm quan trọng để Văn Chấn bứt phá, tăng tốc để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Để hoàn thành mục tiêu này, huyện ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong việc thực hiện các khâu đột phá theo định hướng của tỉnh; triển khai có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh và các đề án phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp của địa phương; huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Cùng đó, triển khai hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án chuyển tiếp, dự án trọng điểm; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để dẫn dắt, kích thích, thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên cả ba lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Đảng bộ huyện tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, kết hợp với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.