CTTĐT - Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) tỉnh Yên Bái năm 2023, tại kế hoạch số 153/KH-UBND ban hành ngày 3/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp cụ thể để thực hiện các chỉ số này.
Hội nghị Tổng kết và công bố kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số CCHC, chỉ số năng lực cạnh tranh của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2022
Trong đó, đối với công tác chỉ đạo, điều hành cần tiếp tục triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và của tỉnh; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ còn lại trong 6 tháng cuối năm 2023, bảo đảm hoàn thành có chất lượng 100% nhiệm vụ đã đề ra theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 20/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền những kết quả nổi trội đã đạt được trong công tác cải cách hành chính của tỉnh, các mục tiêu và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh. Nội dung thông tin, tuyên truyền phải bảo đảm chính xác, kịp thời, phù hợp với nhiều đối tượng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức rà soát sửa đổi, bổ sung Bộ Tiêu chí đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, địa phương năm 2023, trên cơ sở đánh giá kết quả theo định lượng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chấm điểm, khẩn trương tham mưu xây dựng phần mềm chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính sở, ngành, địa phương.
Đối với lĩnh vực cải cách thể chế cần tiếp tục tham mưu việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm phát luật của tỉnh đảm bảo phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính khả thi cao; triển khai việc thi hành, đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm phát luật; kịp thời công bố danh mục văn bản quy phạm phát luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần. Khắc phục ngay những những văn bản quy phạm phát luật trái với quy định của pháp luật, đã được phát hiện sau kiểm tra của cấp có thẩm quyền. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, loại hình phong phú dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với người dân. Tiếp tục thực hiện chuyên mục “Nhà nước và pháp luật” và Chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh.
Đối với lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính cần tiếp tục giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; đẩy nhanh việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện có cao hiệu quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa. Tăng cường hướng dẫn các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, khó khăn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn làm thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử. Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 50% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp nhận, xem xét và xử lý đúng quy định 100% phản ánh, kiến nghị của người dân và tổ chức.
Đối với lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy và cải cách chế độ công vụ, tiếp tục rà soát sắp xếp, tổ chức lại, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đối với cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định. Xây dựng cơ cấu giao chỉ tiêu biên chế, cơ cấu tuyển dụng đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; giải quyết các chế độ chính sách đầy đủ, đúng đối tượng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu; thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, trì trệ, nhũng nhiễu, cản trở, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
Đối với lĩnh vực cải cách tài chính công, thực hiện đúng các quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện tốt việc quản lý tài sản công theo quy định.
Đối với lĩnh vực xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, tập trung triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các mô hình, nền tảng số. Trong đó tiếp tục triển khai 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; triển khai hiệu quả Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Với những giải pháp cụ thể, tỉnh Yên Bái phấn đấu chỉ số PAR INDEX, chỉ số SIPAS của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; chỉ số PAPI tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước.
2285 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) tỉnh Yên Bái năm 2023, tại kế hoạch số 153/KH-UBND ban hành ngày 3/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp cụ thể để thực hiện các chỉ số này.Trong đó, đối với công tác chỉ đạo, điều hành cần tiếp tục triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ và của tỉnh; triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ còn lại trong 6 tháng cuối năm 2023, bảo đảm hoàn thành có chất lượng 100% nhiệm vụ đã đề ra theo Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 20/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền những kết quả nổi trội đã đạt được trong công tác cải cách hành chính của tỉnh, các mục tiêu và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh. Nội dung thông tin, tuyên truyền phải bảo đảm chính xác, kịp thời, phù hợp với nhiều đối tượng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức rà soát sửa đổi, bổ sung Bộ Tiêu chí đánh giá chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, địa phương năm 2023, trên cơ sở đánh giá kết quả theo định lượng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chấm điểm, khẩn trương tham mưu xây dựng phần mềm chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính sở, ngành, địa phương.
Đối với lĩnh vực cải cách thể chế cần tiếp tục tham mưu việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm phát luật của tỉnh đảm bảo phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính khả thi cao; triển khai việc thi hành, đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Kiểm tra, rà soát việc thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm phát luật; kịp thời công bố danh mục văn bản quy phạm phát luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần. Khắc phục ngay những những văn bản quy phạm phát luật trái với quy định của pháp luật, đã được phát hiện sau kiểm tra của cấp có thẩm quyền. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, loại hình phong phú dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với người dân. Tiếp tục thực hiện chuyên mục “Nhà nước và pháp luật” và Chuyên trang phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh.
Đối với lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính cần tiếp tục giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; đẩy nhanh việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thực hiện có cao hiệu quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và và Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa. Tăng cường hướng dẫn các nhóm đối tượng có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế, khó khăn thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn làm thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử. Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 50% thủ tục hành chính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp nhận, xem xét và xử lý đúng quy định 100% phản ánh, kiến nghị của người dân và tổ chức.
Đối với lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy và cải cách chế độ công vụ, tiếp tục rà soát sắp xếp, tổ chức lại, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đối với cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định. Xây dựng cơ cấu giao chỉ tiêu biên chế, cơ cấu tuyển dụng đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; giải quyết các chế độ chính sách đầy đủ, đúng đối tượng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu; thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân xếp loại cán bộ, công chức, viên chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, trì trệ, nhũng nhiễu, cản trở, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
Đối với lĩnh vực cải cách tài chính công, thực hiện đúng các quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thực hiện tốt việc quản lý tài sản công theo quy định.
Đối với lĩnh vực xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, tập trung triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các mô hình, nền tảng số. Trong đó tiếp tục triển khai 100% TTHC có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; triển khai hiệu quả Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Với những giải pháp cụ thể, tỉnh Yên Bái phấn đấu chỉ số PAR INDEX, chỉ số SIPAS của tỉnh tiếp tục duy trì nằm trong Top 20 của cả nước; chỉ số PAPI tiếp tục nằm trong nhóm "Trung bình cao" của cả nước.