Trên 3.524 ha lúa xuân của huyện Lục Yên đang bước vào giai đoạn bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh.
Nông dân xã Mai Sơn chăm sóc lúa xuân.
Tuy nhiên, đây lại là thời điểm có thời tiết diễn biến bất thường, nguy cơ phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại lúa, vì vậy, các cơ quan chuyên môn của huyện và nông dân đang đẩy nhanh tiến độ chăm sóc; đồng thời, chủ động thăm đồng, phát hiện các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Khác với nhiều năm, thời tiết sau tết Đinh Dậu 2017 ấm hơn, ít mưa khá thuận lợi cho gieo cấy nên đến ngày 15/2, toàn huyện đã hoàn thành gieo cấy 3.524/3.350 ha lúa xuân, đạt 105,2 % kế hoạch. Thời điểm này, trên những cánh đồng lớn ở các xã: Liễu Đô, Minh Xuân, Mường Lai… nông dân đang tích cực tỉa dặm, bón phân, chăm sóc lúa xuân. Cùng với bón thúc đợt 1, bà con còn kết hợp với làm cỏ để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của lúa.
Trên cánh đồng thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn, chị Hoàng Thị Hải Yến - một người dân trong thôn cho biết: “Tranh thủ thời gian rỗi, tôi ra thăm đồng xem lúa phát triển thế nào. Mọi năm hay xuất hiện sâu cuốn lá, sâu xanh lắm, nên phải kiểm tra kỹ từng cây lúa. Nếu có sâu thì phải mua thuốc bảo vệ thực về phun diệt trừ ngay; đồng thời, kiểm tra mực nước và làm cỏ cho lúa”.
Theo ông Âu Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn, năm nay, toàn xã gieo cấy 147 ha lúa xuân. Mặc dù chưa xuất hiện các loại sâu bệnh nhưng để bảo đảm lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, xã chỉ đạo cán bộ nông nghiệp, cán bộ phụ trách thôn cùng các trưởng thôn tăng cường hướng dẫn nông dân tích cực thăm đồng nhằm phát hiện sớm sâu bệnh. Với những diện tích bị nhiễm bệnh nặng, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Được biết, qua rà soát của các cơ quan chuyên môn, tại một số diện tích trên địa bàn huyện đã xuất hiện rải rác các loại sâu cuốn lá, sâu xanh, bọ xít đen, rầy lưng trắng... Tuy nhiên, do được phát hiện sớm và triển khai phun các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định nên các loài sâu bệnh trên đã được xử lý kịp thời.
Theo ông Lê Viết Đại - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, Phòng đã cử cán bộ phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn bà con bảo đảm đầy đủ nước dưỡng lúa, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh.
Đối với lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, chúng tôi vận động nhân dân có thể bón tăng lượng đạm để thúc đẩy sinh trưởng, đẻ nhánh; theo dõi chặt diễn biến sâu bệnh hại nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đối với diện tích lúa sau tết lập xuân (sau 3/2/2017) duy trì mực nước trên mặt ruộng thường xuyên từ 2 - 3 cm; tích cực tỉa dặm, chăm sóc và bón thúc kịp thời để lúa đẻ nhánh...
Bên cạnh đó, huyện Lục Yên chỉ đạo các các xã, thị trấn vận động nông dân tích cực thăm đồng, nếu phát hiện sâu bệnh cần kịp thời phun thuốc phòng trừ và báo cáo cơ quan chức năng, tránh để ảnh hưởng trên diện rộng; chủ động trong công tác thuỷ nông, kiểm tra, rà soát lại các phương án phòng, chống hạn nhằm bảo đảm đủ nước tưới cho sản xuất, nhất là đối với diện tích có khả năng bị hạn cao.
1911 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Trên 3.524 ha lúa xuân của huyện Lục Yên đang bước vào giai đoạn bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh.Tuy nhiên, đây lại là thời điểm có thời tiết diễn biến bất thường, nguy cơ phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại lúa, vì vậy, các cơ quan chuyên môn của huyện và nông dân đang đẩy nhanh tiến độ chăm sóc; đồng thời, chủ động thăm đồng, phát hiện các loại sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Khác với nhiều năm, thời tiết sau tết Đinh Dậu 2017 ấm hơn, ít mưa khá thuận lợi cho gieo cấy nên đến ngày 15/2, toàn huyện đã hoàn thành gieo cấy 3.524/3.350 ha lúa xuân, đạt 105,2 % kế hoạch. Thời điểm này, trên những cánh đồng lớn ở các xã: Liễu Đô, Minh Xuân, Mường Lai… nông dân đang tích cực tỉa dặm, bón phân, chăm sóc lúa xuân. Cùng với bón thúc đợt 1, bà con còn kết hợp với làm cỏ để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của lúa.
Trên cánh đồng thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn, chị Hoàng Thị Hải Yến - một người dân trong thôn cho biết: “Tranh thủ thời gian rỗi, tôi ra thăm đồng xem lúa phát triển thế nào. Mọi năm hay xuất hiện sâu cuốn lá, sâu xanh lắm, nên phải kiểm tra kỹ từng cây lúa. Nếu có sâu thì phải mua thuốc bảo vệ thực về phun diệt trừ ngay; đồng thời, kiểm tra mực nước và làm cỏ cho lúa”.
Theo ông Âu Văn Tình - Phó Chủ tịch UBND xã Mai Sơn, năm nay, toàn xã gieo cấy 147 ha lúa xuân. Mặc dù chưa xuất hiện các loại sâu bệnh nhưng để bảo đảm lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, xã chỉ đạo cán bộ nông nghiệp, cán bộ phụ trách thôn cùng các trưởng thôn tăng cường hướng dẫn nông dân tích cực thăm đồng nhằm phát hiện sớm sâu bệnh. Với những diện tích bị nhiễm bệnh nặng, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Được biết, qua rà soát của các cơ quan chuyên môn, tại một số diện tích trên địa bàn huyện đã xuất hiện rải rác các loại sâu cuốn lá, sâu xanh, bọ xít đen, rầy lưng trắng... Tuy nhiên, do được phát hiện sớm và triển khai phun các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định nên các loài sâu bệnh trên đã được xử lý kịp thời.
Theo ông Lê Viết Đại - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, Phòng đã cử cán bộ phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn bà con bảo đảm đầy đủ nước dưỡng lúa, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh.
Đối với lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, chúng tôi vận động nhân dân có thể bón tăng lượng đạm để thúc đẩy sinh trưởng, đẻ nhánh; theo dõi chặt diễn biến sâu bệnh hại nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đối với diện tích lúa sau tết lập xuân (sau 3/2/2017) duy trì mực nước trên mặt ruộng thường xuyên từ 2 - 3 cm; tích cực tỉa dặm, chăm sóc và bón thúc kịp thời để lúa đẻ nhánh...
Bên cạnh đó, huyện Lục Yên chỉ đạo các các xã, thị trấn vận động nông dân tích cực thăm đồng, nếu phát hiện sâu bệnh cần kịp thời phun thuốc phòng trừ và báo cáo cơ quan chức năng, tránh để ảnh hưởng trên diện rộng; chủ động trong công tác thuỷ nông, kiểm tra, rà soát lại các phương án phòng, chống hạn nhằm bảo đảm đủ nước tưới cho sản xuất, nhất là đối với diện tích có khả năng bị hạn cao.