CTTĐT - Ngày 04/7/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023.
Mục tiêu tiêm chủng là các đối tượng có nguy cơ cao được tiêm chủng đủ số mũi theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Mục tiêu tiêm chủng là các đối tượng có nguy cơ cao được tiêm chủng đủ số mũi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thời gian thực hiện trong năm 2023.
Vắc xin phòng COVID-19 được tiêm miễn phí. Trẻ em và người lớn có chỉ định tiêm chủng sẽ được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế. Trong trường hợp cần thiết, huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng, bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội...
Đối tượng triển khai là người từ 18 tuổi trở lên (Người thuộc đối tượng chưa tiêm các mũi nhắc lại; Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 17 lên 18 tuổi); Người từ 12 đến dưới 18 tuổi (Người chưa tiêm đủ 3 mũi; Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 11 lên 12 tuổi); Người từ 5 đến dưới 12 tuổi (Trẻ chưa tiêm đủ mũi cơ bản; Trẻ từ 4 lên 5 tuổi cần tiêm mũi cơ bản; Các mũi tiếp cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên; Trẻ dưới 5 tuổi.
Tổng nhu cầu vắc xin 6 tháng cuối năm 2023 dự kiến là 9.372 liều, trong đó, nhóm người từ 18 tuổi trở lên dự kiến: 2.600 liều; Nhóm người từ 12 đến dưới 18 tuổi dự kiến 2.266 liều; Nhóm người từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến 4.506 liều.
Việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng sẽ sử dụng trang thiết bị, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng tại các tuyến để tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin ở nhiệt độ theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tổ chức tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên, Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em; Thực hiện theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018, Công văn số 3886/BYT-DP ngày 01/5/2021 của Bộ Y tế và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
Tại mỗi điểm tiêm cần đảm bảo sẵn sàng các phương tiện cấp cứu tại chỗ (hộp chống sốc, bình ô xy), có phương án cấp cứu và phân công cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi, xử trí trường hợp phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện Đa khoa Trường Đức, các trung tâm y tế có giường bệnh sẵn sàng phương án cấp cứu hồi sức tích cực tại đơn vị, thành lập từ 2 đến 3 tổ cấp cứu thường trực tại đơn vị, bố trí sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị tại khoa hồi sức cấp cứu, sẵn sàng xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng (nếu có). Hoạt động tổ cấp cứu thường trực được duy trì trong suốt thời gian triển khai tiêm chủng. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế tuyến huyện giám sát, hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng; đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng và đảm bảo chất lượng vắc xin. Chính quyền địa phương các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
Việc quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động tiêm chủng COVID-19 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Các cơ sở tiêm chủng có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được xử lý rác thải và ghi chép, báo cáo.
Vắc xin phải hủy do không đảm bảo điều kiện bao gồm vắc xin hết hạn dùng thực hiện theo quy định thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế và Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22/01/2020 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế.
1518 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 04/7/2023, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2023. Mục tiêu tiêm chủng là các đối tượng có nguy cơ cao được tiêm chủng đủ số mũi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thời gian thực hiện trong năm 2023.
Vắc xin phòng COVID-19 được tiêm miễn phí. Trẻ em và người lớn có chỉ định tiêm chủng sẽ được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế. Trong trường hợp cần thiết, huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng, bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội...
Đối tượng triển khai là người từ 18 tuổi trở lên (Người thuộc đối tượng chưa tiêm các mũi nhắc lại; Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 17 lên 18 tuổi); Người từ 12 đến dưới 18 tuổi (Người chưa tiêm đủ 3 mũi; Người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 11 lên 12 tuổi); Người từ 5 đến dưới 12 tuổi (Trẻ chưa tiêm đủ mũi cơ bản; Trẻ từ 4 lên 5 tuổi cần tiêm mũi cơ bản; Các mũi tiếp cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên; Trẻ dưới 5 tuổi.
Tổng nhu cầu vắc xin 6 tháng cuối năm 2023 dự kiến là 9.372 liều, trong đó, nhóm người từ 18 tuổi trở lên dự kiến: 2.600 liều; Nhóm người từ 12 đến dưới 18 tuổi dự kiến 2.266 liều; Nhóm người từ 5 đến dưới 12 tuổi dự kiến 4.506 liều.
Việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng sẽ sử dụng trang thiết bị, hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng tại các tuyến để tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin ở nhiệt độ theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tổ chức tiêm chủng thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn tại Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên, Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em; Thực hiện theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018, Công văn số 3886/BYT-DP ngày 01/5/2021 của Bộ Y tế và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
Tại mỗi điểm tiêm cần đảm bảo sẵn sàng các phương tiện cấp cứu tại chỗ (hộp chống sốc, bình ô xy), có phương án cấp cứu và phân công cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi, xử trí trường hợp phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện Đa khoa Trường Đức, các trung tâm y tế có giường bệnh sẵn sàng phương án cấp cứu hồi sức tích cực tại đơn vị, thành lập từ 2 đến 3 tổ cấp cứu thường trực tại đơn vị, bố trí sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị tại khoa hồi sức cấp cứu, sẵn sàng xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng (nếu có). Hoạt động tổ cấp cứu thường trực được duy trì trong suốt thời gian triển khai tiêm chủng. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các điểm tiêm chủng.
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế tuyến huyện giám sát, hỗ trợ các cơ sở tiêm chủng; đôn đốc việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng và đảm bảo chất lượng vắc xin. Chính quyền địa phương các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.
Việc quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động tiêm chủng COVID-19 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Các cơ sở tiêm chủng có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo quy định. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được xử lý rác thải và ghi chép, báo cáo.
Vắc xin phải hủy do không đảm bảo điều kiện bao gồm vắc xin hết hạn dùng thực hiện theo quy định thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế và Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22/01/2020 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế.