CTTĐT - Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Festival trình diễn khèn Mông và công bố quyết định đưa Nghệ thuật khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ diễn ra cuối tháng 9/2023 với rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông
Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ.
Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau: trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, ngoại giao đón khách, cưới xin… tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.
Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà nó còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp. Hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh với những giai điệu khèn hay kết hợp với những động tác múa khèn điêu luyện, sẽ chiếm được cảm tình của các cô gái.
Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Để làm được cây khèn như ý phải qua nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Khèn Mông chỉ có 6 ống ngang nhưng thổi được 7 nốt trên khuông nhạc. Ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất có vai trò giữ nhịp. Các ống còn lại tùy theo kích thước to nhỏ mà có âm thanh khi trầm khi bổng, khi réo rắt lúc dồn dập, lúc xuống thấp, lúc cao vút như đang trên đỉnh núi. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm.
Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú, đa dạng. Theo thống kê có khoảng 30 động tác, tổ hợp múa khèn như: nhảy đưa chân, nhảy lưới, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, quay di động, vờn khèn, quay cầu, quay gót, chọi gà... Trong đó chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc.
Trong những năm qua, nghệ thuật khèn Mông được tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư bảo tồn, khôi phục nhằm phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật khèn Mông trong các lễ hội, sự kiện kỷ niệm của tỉnh, của đất nước, đặc biệt là trong các hoạt động thúc đẩy du lịch của tỉnh. Ngày 01/6/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Cuối tháng 9/2023 tới đây, lễ công bố Quyết định nghệ thuật khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trong đó tập trung vào một số hoạt động: diễu diễn đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông; tổ chức giao lưu, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mông; hoạt động trải nghiệm vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong; tổ chức chợ phiên vùng cao.
Các hoạt động phụ trợ tổ chức tại các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu gồm tổ chức các hoạt động trình diễn, giao lưu khèn Mông, dân ca, dân vũ, dân nhạc và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mông gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông. Qua đó góp phần vinh danh di sản, đưa Khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế./.
1404 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Khèn trong cuộc sống của người Mông là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Festival trình diễn khèn Mông và công bố quyết định đưa Nghệ thuật khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ diễn ra cuối tháng 9/2023 với rất nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.Khèn có mặt hầu hết trong mọi mặt đời sống sinh hoạt, văn hóa và tâm linh của người Mông. Là một loại nhạc cụ độc đáo, không chỉ bởi tính đại chúng của nó mà còn bởi đó vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ.
Người Mông gọi tiếng khèn là Krềnh. Khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Khèn Mông được sử dụng rất đa dạng theo từng hoàn cảnh khác nhau: trong những dịp lễ, tết, chúc mừng, ngoại giao đón khách, cưới xin… tiếng khèn vang vọng, lúc thoáng đạt, lúc nỉ non dìu dặt. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.
Đặc biệt, tiếng khèn đã trở thành giai điệu hò hẹn, phương tiện chắp gió gửi lời yêu của bao chàng trai, cô gái. Bất cứ chàng trai người Mông nào khi biết cầm con dao, cái cuốc để lao động trên nương, trên rẫy thì cũng là lúc họ biết cầm khèn. Với họ, học thổi khèn không chỉ là một cách để giải trí, mà nó còn là phương tiện để thể hiện tài nghệ của mình và là chiếc cầu nối để họ tìm cho mình một người bạn đời thích hợp. Hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh với những giai điệu khèn hay kết hợp với những động tác múa khèn điêu luyện, sẽ chiếm được cảm tình của các cô gái.
Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Để làm được cây khèn như ý phải qua nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của bàn tay người thợ. Khèn Mông chỉ có 6 ống ngang nhưng thổi được 7 nốt trên khuông nhạc. Ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất có vai trò giữ nhịp. Các ống còn lại tùy theo kích thước to nhỏ mà có âm thanh khi trầm khi bổng, khi réo rắt lúc dồn dập, lúc xuống thấp, lúc cao vút như đang trên đỉnh núi. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm.
Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú, đa dạng. Theo thống kê có khoảng 30 động tác, tổ hợp múa khèn như: nhảy đưa chân, nhảy lưới, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, quay di động, vờn khèn, quay cầu, quay gót, chọi gà... Trong đó chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc.
Trong những năm qua, nghệ thuật khèn Mông được tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư bảo tồn, khôi phục nhằm phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật khèn Mông trong các lễ hội, sự kiện kỷ niệm của tỉnh, của đất nước, đặc biệt là trong các hoạt động thúc đẩy du lịch của tỉnh. Ngày 01/6/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.
Cuối tháng 9/2023 tới đây, lễ công bố Quyết định nghệ thuật khèn của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trong đó tập trung vào một số hoạt động: diễu diễn đường phố; tái hiện không gian văn hóa dân tộc Mông; tổ chức giao lưu, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Mông; hoạt động trải nghiệm vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong; tổ chức chợ phiên vùng cao.
Các hoạt động phụ trợ tổ chức tại các huyện: Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu gồm tổ chức các hoạt động trình diễn, giao lưu khèn Mông, dân ca, dân vũ, dân nhạc và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mông gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông. Qua đó góp phần vinh danh di sản, đưa Khèn Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế./.
Các bài khác
- Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực tỉnh Yên Bái (02/08/2023)
- Chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái từ năm 2023 - 2024 đến hết năm 2025 - 2026 (02/08/2023)
- Từ 1/8/2023, Trưởng Công an xã không còn là công chức cấp xã (02/08/2023)
- Bảo hiểm xã hội, Bưu điện tỉnh Yên Bái thông báo về việc điều chỉnh thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 8/2023 (01/08/2023)
- Yên Bái: Trên 200 cán bộ, công chức, viên chức tập huấn hướng dẫn cài đặt, thực hiện ký số trực tiếp kết quả giải quyết thủ tục hành chính (01/08/2023)
- Tập huấn nâng cao năng lực phối hợp liên ngành cho các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện năm 2023 (01/08/2023)
- Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (31/07/2023)
- “Dân vận khéo” góp phần vì một Yên Bái “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” - Kỳ 3 (31/07/2023)
- Yên Bái sẵn sàng Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XX (29/07/2023)
- Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện NĐ 78/2011/NĐ-CP về công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (28/07/2023)
Xem thêm »