CTTĐT - HĐND các cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực thực hiện và hoàn thành toàn diện các chương trình, nhiệm vụ đề ra, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong hoạt động, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của HĐND.
Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bám sát sự lãnh đạo của Đảng, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quy định của pháp luật; kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được từ những nhiệm kỳ trước, HĐND các cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực thực hiện và hoàn thành toàn diện các chương trình, nhiệm vụ đề ra, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong hoạt động, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của HĐND.
Việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND được đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021 về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND. Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021, Thường trực HĐND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 76 về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Hằng năm, Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện. Qua giám sát, kiểm tra cho thấy, 100% Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã đã tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp ban hành các văn bản triển khai Chỉ thị số 19- CT/TU, đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện.
Có thể khẳng định, Chỉ thị số 19-CT/TU của Tỉnh uỷ và Đề án của HĐND tỉnh là cơ sở chính trị quan trọng; bước đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
HĐND tỉnh đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp của HĐND các cấp để kịp thời cụ thể hoá các quy định của Trung ương, của tỉnh bảo đảm ban hành đồng bộ cơ chế chính sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Trong những năm qua, các kỳ họp thường lệ và chuyên đề đều được Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp cho ý kiến chủ trương về nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp. Thường trực HĐND các cấp sớm phân công các Ban thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; tham gia trực tiếp công tác khảo sát và thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh để cho ý kiến kịp thời về các nội dung trình kỳ họp, nâng cao chất lượng các nghị quyết HĐND tỉnh.
Nhờ việc chuẩn bị tốt nội dung, chương trình kỳ họp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 12 kỳ họp (trong đó có 4 kỳ họp thường kỳ, 8 kỳ họp chuyên đề) ban hành 157 nghị quyết. Đến nay, HĐND tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các Nghị quyết theo Chương trình hành động số 10 của Tỉnh uỷ; đồng thời, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai thực hiện kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người dân tại các xã đặc biệt khó khăn khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; một số chính sách thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức thành công 865 kỳ họp và thông qua 1.730 nghị quyết thuộc thẩm quyền. Các nghị quyết của HĐND các cấp đảm bảo đúng thẩm quyền, chất lượng, có tính khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.
Trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi đại biểu và của cả HĐND. Những năm qua, HĐND tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND.
Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức kỳ họp, tiếp tục thực hiện “Kỳ họp không giấy”, tài liệu được gửi cho các đại biểu qua phần mềm họp thông minh trên Máy tính bảng và quét mã QR-Code. Trước mỗi Kỳ họp, nội dung chương trình và các tài liệu trình tại kỳ họp đều được chuyển sang hình thức số và chuyển vào hệ thống dữ liệu dùng chung để các đại biểu nghiên cứu trước. Cách làm này hạn chế tối đa việc in, phô tô, tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện cho các đại biểu khi nghiên cứu tài liệu. Việc đổi mới bằng “kỳ họp không giấy tờ” đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chuẩn bị trước, trong và sau các kỳ họp HĐND, từ đó chất lượng các kỳ họp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Hiện nay, việc áp dụng “kỳ họp không giấy tờ”, áp dụng gửi tài liệu thông qua mã QR cho đại biểu của HĐND tỉnh đã lan toả đến HĐND cấp huyện, cấp xã, đặc biệt, trong đó có các huyện nghèo, đặc biệt khó khăn triển khai rất hiệu quả như huyện Mù Cang Chải đã trang bị máy tính bảng, máy tính cá nhân cho 100% đại biểu HĐND huyện để sử dụng nghiên cứu tài liệu tại các kỳ họp HĐND.
Cùng với đó, chương trình của các kỳ họp được xây dựng hợp lý, dành phần lớn thời gian phù hợp cho thảo luận, chất vấn; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, làm cơ sở để giám sát UBND cùng cấp trong việc giải quyết các vấn đề chất vấn tại kỳ họp. Các phiên khai mạc, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đối với cấp huyện được phát thanh trực tiếp trên hệ thống truyền thanh cơ sở đã thu hút sự quan tâm và được cử tri, Nhân dân đánh giá cao.
Hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và Quy định về quy trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phù hợp, trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi cộm được nhiều cử tri, Nhân dân quan tâm như: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; quy trình bình xét công nhận hộ nghèo, cận nghèo và xét duyệt hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo; việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện các nghị quyết và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn...
Phương thức giám sát có nhiều đổi mới theo hướng dành phần lớn thời gian giám sát thực tế tại cơ sở, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu trước khi làm việc tại đơn vị được giám sát. Báo cáo, kết luận, nghị quyết giám sát nêu rõ kết quả đạt được; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh, các cơ quan của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát 41 nội dung, có 258 kiến nghị, đến nay đã có 246 kiến nghị được xem xét, tiếp thu giải quyết, đạt tỷ lệ 95%. Đối với HĐND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức giám sát 1.755 nội dung (trong đó, cấp huyện 245 nội dung, cấp xã 1.730 nội dung), có 8.880 kiến nghị, tỷ lệ giải quyết kiến nghị sau giám sát đạt tỷ lệ 90%.
HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND một số địa phương như thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình đã tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án thu hồi đất, quản lý sử dụng đất công, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực, công tác cải cách hành chính, việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát...
Thường trực HĐND các cấp đã chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Đặc biệt, là hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều điểm đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng của cử tri và nhân dân.
Trước và sau kỳ họp thường kỳ, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện đã chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND 3 cấp, 4 cấp; kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19; tiếp xúc theo nhóm cử tri thuộc các ngành giáo dục và đào tạo; y tế; doanh nghiệp; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản...
Với hình thức này, đã giúp cho đại biểu HĐND các cấp tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện cho cử tri. Đại diện các phòng, ban, ngành của cấp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương được bố trí tham gia tiếp xúc giải thích, trả lời trực tiếp cho cử tri rõ đối với những nội dung thuộc thẩm quyền đã làm tăng tính minh bạch, công khai, tăng cường đối thoại, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, không né tránh, đồng thời hạn chế được số lượng ý kiến kiến nghị của cử tri gửi lên cơ quan cấp trên hoặc kiến nghị nhiều lần. Các điểm tiếp xúc được bố trí hợp lý, thuận tiện cho cử tri và luân phiên thay đổi. Không khí tiếp xúc diễn ra dân chủ, thẳng thắn, được cử tri đánh giá cao, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tổng hợp 346 kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh gửi các kỳ họp HĐND tỉnh. Tổ chức giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo giám sát được trình bày và được truyền hình trực tiếp tại kỳ họp thường kỳ, qua đó, cử tri nắm bắt kịp thời việc giải quyết các kiến nghị liên quan.
Hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và Quyết định số 12/QĐ-HĐND ngày 02/8/2022 của Thường trực HĐND tỉnh Ban hành Quy chế tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong thời gian qua, HĐND thực hiện bảo đảm công tác phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội (HĐND cấp tỉnh), UBND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của HĐND và nhiệm vụ chung của địa phương. Nhất là trong các hoạt động tổ chức kỳ họp; tổ chức các cuộc giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân.
Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị liên quan. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND các cấp.
Thường trực HĐND tỉnh đã trang bị sách pháp luật và ban hành cuốn Cẩm nang hướng dẫn hoạt động của HĐND cấp xã; tổ chức các đoàn đại biểu đi trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND tại các tỉnh bạn; tổ chức Đoàn đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện dự thính phiên họp tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 15; phối hợp với Ban Công tác đại biểu tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng, Phó các Ban của HĐND cấp huyện.
Thường trực HĐND tỉnh đã tập trung, tăng cường tổ chức 20 lớp bồi dưỡng kỹ năng cho 1.038 đại biểu HĐND cấp xã với đội ngũ giảng viên là các đồng chí lãnh đạo HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND tỉnh theo phương châm “cầm tay, chỉ việc”, hướng dẫn chi tiết, trọng tâm vào những nhiệm vụ cụ thể của HĐND xã. Qua đó, giúp các đại biểu có thêm kiến thức, kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn, từ đó áp dụng vào thực tế hoạt động HĐND. Đồng thời, tăng cường kiểm tra thường xuyên việc tổ chức triển khai các hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã, dự các kỳ họp của HĐND nhằm kịp thời hướng dẫn, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐND cấp huyện, cấp xã.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian tới, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục thể chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Nhất là tập trung tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU và Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tổ chức các kỳ họp của HĐND; ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách bảo đảm theo quy định của Trung ương, của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức và điều hành kỳ họp.
Ba là, tăng cường giám sát, khảo sát, kiểm tra phát hiện và kiến nghị kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật. Tổ chức giám sát chuyên đề bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tập trung giám sát những nội dung cử tri và nhân dân quan tâm; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát qua chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND; phiên giải trình của Thường trực HĐND.
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND các cấp trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các Ban của HĐND. Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban, đặc biệt là trong công tác tổ chức kỳ họp và hoạt động giám sát của HĐND.
Năm là, thực hiện bảo đảm quy định các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ảnh của công dân. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của HĐND trên các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương để cử tri và Nhân dân nắm bắt, theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND các cấp.
Sáu là, tăng cường công tác phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội (đối với cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và của tỉnh. Nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện thông qua việc tổ chức giám sát, tiếp xúc cử tri; tổ chức các hội nghị giao ban; hội thảo, cuộc tọa đàm...
Bảy là, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị tốt quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu vào kỳ họp HĐND cuối năm 2023.
Tám là, quan tâm, sớm định hướng HĐND các cấp xây dựng cơ cấu, phương án nhân sự đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026 - 2031, trên cơ sở công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, theo hướng bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết, để đảm nhận các chức danh chủ chốt trong các cơ quan của HĐND các cấp. Đảm bảo nguồn lực để HĐND các cấp hoạt động.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của HĐND trên các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương để cử tri và Nhân dân nắm bắt, theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND các cấp.
V.Q.K
13250 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - HĐND các cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực thực hiện và hoàn thành toàn diện các chương trình, nhiệm vụ đề ra, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong hoạt động, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của HĐND. Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bám sát sự lãnh đạo của Đảng, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các quy định của pháp luật; kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được từ những nhiệm kỳ trước, HĐND các cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều nỗ lực thực hiện và hoàn thành toàn diện các chương trình, nhiệm vụ đề ra, tạo nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong hoạt động, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của HĐND.
Việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND được đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021 về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái, nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HĐND. Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 17/11/2021, Thường trực HĐND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 76 về ban hành “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Hằng năm, Thường trực HĐND tỉnh đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện. Qua giám sát, kiểm tra cho thấy, 100% Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã đã tham mưu cho cấp uỷ cùng cấp ban hành các văn bản triển khai Chỉ thị số 19- CT/TU, đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể bảo đảm thống nhất trong tổ chức thực hiện.
Có thể khẳng định, Chỉ thị số 19-CT/TU của Tỉnh uỷ và Đề án của HĐND tỉnh là cơ sở chính trị quan trọng; bước đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
HĐND tỉnh đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các kỳ họp của HĐND các cấp để kịp thời cụ thể hoá các quy định của Trung ương, của tỉnh bảo đảm ban hành đồng bộ cơ chế chính sách để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Trong những năm qua, các kỳ họp thường lệ và chuyên đề đều được Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp cho ý kiến chủ trương về nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp. Thường trực HĐND các cấp sớm phân công các Ban thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp; tham gia trực tiếp công tác khảo sát và thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh để cho ý kiến kịp thời về các nội dung trình kỳ họp, nâng cao chất lượng các nghị quyết HĐND tỉnh.
Nhờ việc chuẩn bị tốt nội dung, chương trình kỳ họp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 12 kỳ họp (trong đó có 4 kỳ họp thường kỳ, 8 kỳ họp chuyên đề) ban hành 157 nghị quyết. Đến nay, HĐND tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các Nghị quyết theo Chương trình hành động số 10 của Tỉnh uỷ; đồng thời, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai thực hiện kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người dân tại các xã đặc biệt khó khăn khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; một số chính sách thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức thành công 865 kỳ họp và thông qua 1.730 nghị quyết thuộc thẩm quyền. Các nghị quyết của HĐND các cấp đảm bảo đúng thẩm quyền, chất lượng, có tính khả thi và phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.
Trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi đại biểu và của cả HĐND. Những năm qua, HĐND tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND.
Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức kỳ họp, tiếp tục thực hiện “Kỳ họp không giấy”, tài liệu được gửi cho các đại biểu qua phần mềm họp thông minh trên Máy tính bảng và quét mã QR-Code. Trước mỗi Kỳ họp, nội dung chương trình và các tài liệu trình tại kỳ họp đều được chuyển sang hình thức số và chuyển vào hệ thống dữ liệu dùng chung để các đại biểu nghiên cứu trước. Cách làm này hạn chế tối đa việc in, phô tô, tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện cho các đại biểu khi nghiên cứu tài liệu. Việc đổi mới bằng “kỳ họp không giấy tờ” đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác chuẩn bị trước, trong và sau các kỳ họp HĐND, từ đó chất lượng các kỳ họp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Hiện nay, việc áp dụng “kỳ họp không giấy tờ”, áp dụng gửi tài liệu thông qua mã QR cho đại biểu của HĐND tỉnh đã lan toả đến HĐND cấp huyện, cấp xã, đặc biệt, trong đó có các huyện nghèo, đặc biệt khó khăn triển khai rất hiệu quả như huyện Mù Cang Chải đã trang bị máy tính bảng, máy tính cá nhân cho 100% đại biểu HĐND huyện để sử dụng nghiên cứu tài liệu tại các kỳ họp HĐND.
Cùng với đó, chương trình của các kỳ họp được xây dựng hợp lý, dành phần lớn thời gian phù hợp cho thảo luận, chất vấn; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, làm cơ sở để giám sát UBND cùng cấp trong việc giải quyết các vấn đề chất vấn tại kỳ họp. Các phiên khai mạc, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đối với cấp huyện được phát thanh trực tiếp trên hệ thống truyền thanh cơ sở đã thu hút sự quan tâm và được cử tri, Nhân dân đánh giá cao.
Hoạt động giám sát, khảo sát của Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và Quy định về quy trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phù hợp, trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề nổi cộm được nhiều cử tri, Nhân dân quan tâm như: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; quy trình bình xét công nhận hộ nghèo, cận nghèo và xét duyệt hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo; việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện các nghị quyết và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn...
Phương thức giám sát có nhiều đổi mới theo hướng dành phần lớn thời gian giám sát thực tế tại cơ sở, nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu trước khi làm việc tại đơn vị được giám sát. Báo cáo, kết luận, nghị quyết giám sát nêu rõ kết quả đạt được; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiến nghị cụ thể đối với các cấp, các ngành trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh, các cơ quan của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát 41 nội dung, có 258 kiến nghị, đến nay đã có 246 kiến nghị được xem xét, tiếp thu giải quyết, đạt tỷ lệ 95%. Đối với HĐND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức giám sát 1.755 nội dung (trong đó, cấp huyện 245 nội dung, cấp xã 1.730 nội dung), có 8.880 kiến nghị, tỷ lệ giải quyết kiến nghị sau giám sát đạt tỷ lệ 90%.
HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp. Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND một số địa phương như thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình đã tổ chức các phiên giải trình của Thường trực HĐND về những vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, còn nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án thu hồi đất, quản lý sử dụng đất công, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực, công tác cải cách hành chính, việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát...
Thường trực HĐND các cấp đã chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND. Đặc biệt, là hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều điểm đổi mới về hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả kịp thời thu thập các ý kiến của cử tri để chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, đáp ứng nhu cầu chính đáng của cử tri và nhân dân.
Trước và sau kỳ họp thường kỳ, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện đã chỉ đạo các Tổ đại biểu HĐND phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tổ chức tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND 3 cấp, 4 cấp; kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19; tiếp xúc theo nhóm cử tri thuộc các ngành giáo dục và đào tạo; y tế; doanh nghiệp; bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản...
Với hình thức này, đã giúp cho đại biểu HĐND các cấp tiết kiệm chi phí, thời gian, thuận tiện cho cử tri. Đại diện các phòng, ban, ngành của cấp huyện và lãnh đạo chính quyền địa phương được bố trí tham gia tiếp xúc giải thích, trả lời trực tiếp cho cử tri rõ đối với những nội dung thuộc thẩm quyền đã làm tăng tính minh bạch, công khai, tăng cường đối thoại, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, không né tránh, đồng thời hạn chế được số lượng ý kiến kiến nghị của cử tri gửi lên cơ quan cấp trên hoặc kiến nghị nhiều lần. Các điểm tiếp xúc được bố trí hợp lý, thuận tiện cho cử tri và luân phiên thay đổi. Không khí tiếp xúc diễn ra dân chủ, thẳng thắn, được cử tri đánh giá cao, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, kịp thời phản ánh những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tổng hợp 346 kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh gửi các kỳ họp HĐND tỉnh. Tổ chức giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo giám sát được trình bày và được truyền hình trực tiếp tại kỳ họp thường kỳ, qua đó, cử tri nắm bắt kịp thời việc giải quyết các kiến nghị liên quan.
Hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền và Quyết định số 12/QĐ-HĐND ngày 02/8/2022 của Thường trực HĐND tỉnh Ban hành Quy chế tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong thời gian qua, HĐND thực hiện bảo đảm công tác phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội (HĐND cấp tỉnh), UBND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của HĐND và nhiệm vụ chung của địa phương. Nhất là trong các hoạt động tổ chức kỳ họp; tổ chức các cuộc giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân.
Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị liên quan. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động HĐND các cấp.
Thường trực HĐND tỉnh đã trang bị sách pháp luật và ban hành cuốn Cẩm nang hướng dẫn hoạt động của HĐND cấp xã; tổ chức các đoàn đại biểu đi trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND tại các tỉnh bạn; tổ chức Đoàn đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện dự thính phiên họp tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 15; phối hợp với Ban Công tác đại biểu tổ chức tập huấn cho đại biểu HĐND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng, Phó các Ban của HĐND cấp huyện.
Thường trực HĐND tỉnh đã tập trung, tăng cường tổ chức 20 lớp bồi dưỡng kỹ năng cho 1.038 đại biểu HĐND cấp xã với đội ngũ giảng viên là các đồng chí lãnh đạo HĐND, Trưởng ban, Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND tỉnh theo phương châm “cầm tay, chỉ việc”, hướng dẫn chi tiết, trọng tâm vào những nhiệm vụ cụ thể của HĐND xã. Qua đó, giúp các đại biểu có thêm kiến thức, kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn, từ đó áp dụng vào thực tế hoạt động HĐND. Đồng thời, tăng cường kiểm tra thường xuyên việc tổ chức triển khai các hoạt động của HĐND cấp huyện, cấp xã, dự các kỳ họp của HĐND nhằm kịp thời hướng dẫn, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐND cấp huyện, cấp xã.
Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian tới, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục thể chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Nhất là tập trung tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU và Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tổ chức các kỳ họp của HĐND; ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách bảo đảm theo quy định của Trung ương, của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức và điều hành kỳ họp.
Ba là, tăng cường giám sát, khảo sát, kiểm tra phát hiện và kiến nghị kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật. Tổ chức giám sát chuyên đề bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tập trung giám sát những nội dung cử tri và nhân dân quan tâm; nâng cao chất lượng hoạt động giám sát qua chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND; phiên giải trình của Thường trực HĐND.
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Thường trực HĐND các cấp trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các Ban của HĐND. Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban, đặc biệt là trong công tác tổ chức kỳ họp và hoạt động giám sát của HĐND.
Năm là, thực hiện bảo đảm quy định các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ảnh của công dân. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của HĐND trên các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương để cử tri và Nhân dân nắm bắt, theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND các cấp.
Sáu là, tăng cường công tác phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội (đối với cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân và Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và của tỉnh. Nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện thông qua việc tổ chức giám sát, tiếp xúc cử tri; tổ chức các hội nghị giao ban; hội thảo, cuộc tọa đàm...
Bảy là, chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị tốt quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu vào kỳ họp HĐND cuối năm 2023.
Tám là, quan tâm, sớm định hướng HĐND các cấp xây dựng cơ cấu, phương án nhân sự đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026 - 2031, trên cơ sở công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ, theo hướng bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết, để đảm nhận các chức danh chủ chốt trong các cơ quan của HĐND các cấp. Đảm bảo nguồn lực để HĐND các cấp hoạt động.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của HĐND trên các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương để cử tri và Nhân dân nắm bắt, theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND các cấp.
V.Q.K