CTTĐT - Nhằm tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam nói chung và tại tỉnh Yên Bái nói riêng hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trung tâm thành phố Yên Bái
Nội dung của kế hoạch bao gồm: trong thời gian từ năm 2022 đến năm 2030 tỉnh Yên Bái quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi cho việc bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị.
Bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Hoàn thành việc đánh giá và triển khai xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị; có giải pháp phù hợp lưu trữ, trưng bày các giá trị, bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Phát triển hệ thống lý luận phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc dân tộc, tính bản địa trong kiến trúc, đẩy mạnh phản biện xã hội thông qua phê bình kiến trúc.
Đổi mới tư duy trong tuyển dụng và thu hút nhân tài trong lĩnh vực kiến trúc, phát triển hệ thống khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc để xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kiến trúc; đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc giai đoạn mới.
Ưu tiên các ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, khuyến khích áp dụng các phần mềm công nghệ hiện đại trong thiết kế kiến trúc và quản lý kiến trúc - quy hoạch theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc.
Thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở tại nông thôn, đảm bảo yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống mẫu nhà ở xã hội bảo đảm cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn công trình kiến trúc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực hành nghề kiến trúc, phát triển kiến trúc bền vững, thân thiện, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và thiên tai.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc.
Thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển kiến trúc Việt Nam, nâng cao chất lượng thiết kế, đảm bảo phát triển bền vững…
kế hoạch giao Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan khác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
1078 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam nói chung và tại tỉnh Yên Bái nói riêng hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nội dung của kế hoạch bao gồm: trong thời gian từ năm 2022 đến năm 2030 tỉnh Yên Bái quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi cho việc bảo tồn, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị.
Bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Hoàn thành việc đánh giá và triển khai xây dựng Danh mục công trình kiến trúc có giá trị; có giải pháp phù hợp lưu trữ, trưng bày các giá trị, bản sắc kiến trúc Việt Nam.
Phát triển hệ thống lý luận phê bình kiến trúc gắn lý thuyết với thực tiễn và giá trị bản sắc dân tộc, tính bản địa trong kiến trúc, đẩy mạnh phản biện xã hội thông qua phê bình kiến trúc.
Đổi mới tư duy trong tuyển dụng và thu hút nhân tài trong lĩnh vực kiến trúc, phát triển hệ thống khoa học công nghệ trong lĩnh vực kiến trúc để xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ đức, đủ tài, có bản lĩnh nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động kiến trúc; đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực kiến trúc, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc giai đoạn mới.
Ưu tiên các ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, khuyến khích áp dụng các phần mềm công nghệ hiện đại trong thiết kế kiến trúc và quản lý kiến trúc - quy hoạch theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc.
Thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho các công trình công cộng và nhà ở tại nông thôn, đảm bảo yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; xây dựng hệ thống mẫu nhà ở xã hội bảo đảm cho người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn công trình kiến trúc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực hành nghề kiến trúc, phát triển kiến trúc bền vững, thân thiện, hiện đại, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và thiên tai.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiến trúc và quản lý hành nghề kiến trúc.
Thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển kiến trúc Việt Nam, nâng cao chất lượng thiết kế, đảm bảo phát triển bền vững…
kế hoạch giao Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan khác tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.