CTTĐT - Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, tính đến 21h ngày 7/8, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải những ngày qua đã gây hậu quả nặng nề về người và tài sản, ước thiệt hại 20 tỷ đồng. Huyện đang tập trung, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo huyện Mù Cang Chải kiểm tra các điểm sạt lở tại Hồ Bốn
Mưa lớn những ngày qua (từ 5/8-7/8) đã khiến 3 người thiệt mạng (2 người chết do bị sạt lở đất đá là cháu Cứ Thị Tú Uyên - sinh năm 2021 và Cứ Thị Thơm sinh năm 2023 tại bản Háng Bla Ha B - xã Khao Mang và 1 người bị lũ cuốn trôi là ông Cứ Cháng Mua, 70 tuổi, tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải).
Mưa lũ làm ảnh hưởng đến 82 ngôi nhà. Trong đó, bị sập, trôi hoàn toàn: 49 nhà (xã Hồ Bốn 22 nhà, Lao Chải 26 nhà, Khao Mang 01 nhà); bị thiệt hại nặng: 22 nhà (xã Lao Chải 15 nhà, Kim Nọi 6 nhà, Mồ Dề 1 nhà); phải di dời khẩn cấp: 11 nhà (xã Lao Chải 8 nhà, Khao Mang 3 nhà).
Ngoài ra, mưa lũ làm 2 điểm trường bị sạt lở (Trường tiểu học bản Xéo Dì Hồ - xã Lao Chải bị sạt lở toàn bộ cổng trường và sau nhà ăn; Trường TH&THCS xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất). Trạm Y tế xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất (chưa thống kê được thiệt hại cụ thể).
Về công trình giao thông, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét làm sạt lở nghiêm trọng nhiều vị trí taluy dương và taluy âm trên quốc lộ 32, trong đó nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường, sẽ bị ách tắc giao thông trong nhiều ngày. Khối lượng thiệt hại trên quốc lộ 32 (Tại lý trình Km325+450 chiều dài L=20m; tại lý trình Km326+200 chiều dài sạt lở L=50m. Các vị trí xói lở taluy âm nền, mặt đường: Km325+750, Km325+900, Km326+300; Km328+100; Km328+720; Km329+800; Km329+850, tổng chiều dài 390m). Các vị trí sạt lở taluy dương tổng khối lượng sạt lở khoảng 47.100m3/89 vị trí. Chiều dài hộ lan hư hỏng khoảng 2.500 m.
Bên cạnh đó, mưa làm làm mất liên lạc 51 trạm BTS (VNPT 29, Viettel 8, Mobifone 14 trạm), trong đó 35 trạm BTS bị mất nguồn AC, 5 tuyến truyền dẫn đến bị đứt. Số cáp, cột treo cáp bị thiệt hại hiện chưa có thống kê chính xác. Xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải mất sóng điện thoại liên lạc.
Cùng đó, mưa lũ cũng làm gẫy và cuốn trôi 3 cột điện 35KV tại xã Hồ Bốn, gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện.
Tổng thiệt hại trong đợt thiên tai ước tính ban đầu là 20 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận được báo cáo về thiệt hại do mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác gồm lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Công thương, Lao động -Thương binh và Xã hội... đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; kịp thời động viên các gia đình bị thiệt hại về người, nhà và tài sản.
Huyện Mù Cang Chải đã huy động các lực lượng địa phương với tổng số 280 dân quân, 300 đoàn viên thanh niên giúp xã Hồ Bốn dọn dẹp vệ sinh môi trường; huy động 18 xe, máy phương tiện các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường.
Đồng thời, huyện đã chỉ đạo hỗ trợ 36 triệu đồng cho hộ gia đình có người bị chết; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Hồ Bốn, xã Lao Chải bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời (nhà người thân, nhà văn hoá cộng đồng...) cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu như: gạo, mỳ tôm, nước uống, sữa và 5 bao quần áo giúp các hộ dân các xã Khao Mang, Lao Chải ổn định sinh hoạt tạm thời.
Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cũng đã hỗ trợ 930 kg gạo, 18 thùng mỳ tôm cùng mỳ chính, muối, nước mắm cho 9 hộ gia đình bị thiệt hại nặng tại xã Khao Mang và 22 hộ gia đình của xã Hồ Bốn.
Hội Chữ thập đỏ huyện đã chuẩn bị 16 thùng hàng cứu trợ để chuyển cho nhân dân xã Lao Chải và Khao Mang; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người bị chết 2 triệu đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã tiếp nhận được 35 triệu đồng hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; tiếp nhận 480 kg gạo, 289 thùng mỳ tôm, 30 kiện nước, 1.230 bánh mỳ và một số quần áo, chăn đệm của các tổ chức, cá nhân ủng hộ.
Sở Giao thông vận tải tỉnh đã chỉ đạo đơn vị bảo đảm thường xuyên tập trung thiết bị, máy móc và nhân công đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra; nhanh chóng hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất; phấn đấu trong ngày 10/8 thông tuyến xe ô tô đi được.
Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương tổ chức khắc phục sự cố mất thông tin liên lạc tại tại các xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện Mù Cang Chải.
UBND TỈNH YÊN BÁI YÊU CẦU TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO:
1. Tiếp tục tổ chức lực lượng y tế chữa trị người bị thương; thăm hỏi hỗ trợ, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương và mất nhà, tài sản.
2. Tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã; các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa hoặc phải di dời khẩn cấp, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
3. Tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi trên các sông, suối khi có mưa lũ.
4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan.
5. Tiếp tục huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau bão, lũ. Khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, đặc biệt là các trạm y tế, bệnh viện, trường học, công trình giao thông, thủy lợi, điện để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân.
6. Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt; báo cáo UBND tỉnh để khắc phục sửa chữa khẩn cấp đảm bảo cho sản xuất; đối với các công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn rà soát, sửa chữa khắc phục khẩn cấp đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân; các công trình điện cần khắc phục ngay đảm bảo có điện sinh hoạt cho người dân.
7. Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
8. Chỉ đạo các đoàn công tác của tỉnh gồm các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh, đánh giá cụ thể các công trình cơ sở hạ tầng phải khắc phục ngay bước một và lâu dài để ổn định đời sống nhân dân.
9. Tiếp tục chỉ đạo rà soát thống kê toàn bộ thiệt hại do đợt mưa lũ gây ra, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục.
10. Tập trung thực hiện các biện pháp xử lý môi trường, tránh để xảy ra mất vệ sinh môi trường và phát sinh dịch bệnh.
11. Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, rà soát tìm quỹ đất để thực hiện việc di dời các hộ đến nơi ở mới, sớm ổn định sản xuất; tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tại chỗ tham gia giúp đỡ, di chuyển và làm lại nhà cho người dân bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
2614 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, tính đến 21h ngày 7/8, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải những ngày qua đã gây hậu quả nặng nề về người và tài sản, ước thiệt hại 20 tỷ đồng. Huyện đang tập trung, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.Mưa lớn những ngày qua (từ 5/8-7/8) đã khiến 3 người thiệt mạng (2 người chết do bị sạt lở đất đá là cháu Cứ Thị Tú Uyên - sinh năm 2021 và Cứ Thị Thơm sinh năm 2023 tại bản Háng Bla Ha B - xã Khao Mang và 1 người bị lũ cuốn trôi là ông Cứ Cháng Mua, 70 tuổi, tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải).
Mưa lũ làm ảnh hưởng đến 82 ngôi nhà. Trong đó, bị sập, trôi hoàn toàn: 49 nhà (xã Hồ Bốn 22 nhà, Lao Chải 26 nhà, Khao Mang 01 nhà); bị thiệt hại nặng: 22 nhà (xã Lao Chải 15 nhà, Kim Nọi 6 nhà, Mồ Dề 1 nhà); phải di dời khẩn cấp: 11 nhà (xã Lao Chải 8 nhà, Khao Mang 3 nhà).
Ngoài ra, mưa lũ làm 2 điểm trường bị sạt lở (Trường tiểu học bản Xéo Dì Hồ - xã Lao Chải bị sạt lở toàn bộ cổng trường và sau nhà ăn; Trường TH&THCS xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất). Trạm Y tế xã Hồ Bốn bị thiệt hại về cơ sở vật chất (chưa thống kê được thiệt hại cụ thể).
Về công trình giao thông, mưa lớn gây lũ ống, lũ quét làm sạt lở nghiêm trọng nhiều vị trí taluy dương và taluy âm trên quốc lộ 32, trong đó nhiều đoạn mất toàn bộ nền mặt đường, sẽ bị ách tắc giao thông trong nhiều ngày. Khối lượng thiệt hại trên quốc lộ 32 (Tại lý trình Km325+450 chiều dài L=20m; tại lý trình Km326+200 chiều dài sạt lở L=50m. Các vị trí xói lở taluy âm nền, mặt đường: Km325+750, Km325+900, Km326+300; Km328+100; Km328+720; Km329+800; Km329+850, tổng chiều dài 390m). Các vị trí sạt lở taluy dương tổng khối lượng sạt lở khoảng 47.100m3/89 vị trí. Chiều dài hộ lan hư hỏng khoảng 2.500 m.
Bên cạnh đó, mưa làm làm mất liên lạc 51 trạm BTS (VNPT 29, Viettel 8, Mobifone 14 trạm), trong đó 35 trạm BTS bị mất nguồn AC, 5 tuyến truyền dẫn đến bị đứt. Số cáp, cột treo cáp bị thiệt hại hiện chưa có thống kê chính xác. Xã Hồ Bốn và một số bản của xã Khao Mang và xã Lao Chải mất sóng điện thoại liên lạc.
Cùng đó, mưa lũ cũng làm gẫy và cuốn trôi 3 cột điện 35KV tại xã Hồ Bốn, gây mất điện lưới quốc gia trên địa bàn toàn huyện.
Tổng thiệt hại trong đợt thiên tai ước tính ban đầu là 20 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận được báo cáo về thiệt hại do mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mù Cang Chải, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đoàn công tác gồm lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông, Công thương, Lao động -Thương binh và Xã hội... đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; kịp thời động viên các gia đình bị thiệt hại về người, nhà và tài sản.
Huyện Mù Cang Chải đã huy động các lực lượng địa phương với tổng số 280 dân quân, 300 đoàn viên thanh niên giúp xã Hồ Bốn dọn dẹp vệ sinh môi trường; huy động 18 xe, máy phương tiện các loại tập trung hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường.
Đồng thời, huyện đã chỉ đạo hỗ trợ 36 triệu đồng cho hộ gia đình có người bị chết; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã Hồ Bốn, xã Lao Chải bố trí nơi ăn, nghỉ tạm thời (nhà người thân, nhà văn hoá cộng đồng...) cho các hộ gia đình có nhà bị cuốn trôi, sập đổ hoàn toàn và cung cấp những vật dụng thiết yếu như: gạo, mỳ tôm, nước uống, sữa và 5 bao quần áo giúp các hộ dân các xã Khao Mang, Lao Chải ổn định sinh hoạt tạm thời.
Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải cũng đã hỗ trợ 930 kg gạo, 18 thùng mỳ tôm cùng mỳ chính, muối, nước mắm cho 9 hộ gia đình bị thiệt hại nặng tại xã Khao Mang và 22 hộ gia đình của xã Hồ Bốn.
Hội Chữ thập đỏ huyện đã chuẩn bị 16 thùng hàng cứu trợ để chuyển cho nhân dân xã Lao Chải và Khao Mang; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người bị chết 2 triệu đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã tiếp nhận được 35 triệu đồng hỗ trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; tiếp nhận 480 kg gạo, 289 thùng mỳ tôm, 30 kiện nước, 1.230 bánh mỳ và một số quần áo, chăn đệm của các tổ chức, cá nhân ủng hộ.
Sở Giao thông vận tải tỉnh đã chỉ đạo đơn vị bảo đảm thường xuyên tập trung thiết bị, máy móc và nhân công đến hiện trường để xử lý, khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra; nhanh chóng hót đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường trong thời gian sớm nhất; phấn đấu trong ngày 10/8 thông tuyến xe ô tô đi được.
Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương tổ chức khắc phục sự cố mất thông tin liên lạc tại tại các xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện Mù Cang Chải.
UBND TỈNH YÊN BÁI YÊU CẦU TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TIẾP THEO:
1. Tiếp tục tổ chức lực lượng y tế chữa trị người bị thương; thăm hỏi hỗ trợ, động viên các gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương và mất nhà, tài sản.
2. Tiếp tục rà soát, di dời các hộ dân ở những khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn. Chỉ đạo chính quyền các huyện, thị xã; các xã, thị trấn cùng với nhân dân khẩn trương tìm quỹ đất xây dựng nhà mới cho số hộ dân bị mất nhà cửa hoặc phải di dời khẩn cấp, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
3. Tiếp tục chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức kiểm tra, rà soát, cảnh báo những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các công trình giao thông, thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; thông báo đến các thôn bản và người dân biết để chủ động phương án phòng ngừa; nghiêm cấm mọi phương tiện và người dân đi qua nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, vận động nhân dân không đi lại, xúc cá, vớt củi trên các sông, suối khi có mưa lũ.
4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai. Tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ và phân bổ hỗ trợ kịp thời cho nhân dân đảm bảo công bằng, minh bạch, khách quan.
5. Tiếp tục huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường ngay sau bão, lũ. Khôi phục cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, đặc biệt là các trạm y tế, bệnh viện, trường học, công trình giao thông, thủy lợi, điện để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân.
6. Tổ chức khắc phục các công trình giao thông đảm bảo thông suốt; báo cáo UBND tỉnh để khắc phục sửa chữa khẩn cấp đảm bảo cho sản xuất; đối với các công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn rà soát, sửa chữa khắc phục khẩn cấp đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân; các công trình điện cần khắc phục ngay đảm bảo có điện sinh hoạt cho người dân.
7. Tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động giải quyết kịp thời, dứt điểm những phát sinh ngay từ cơ sở. Làm tốt công tác thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn.
8. Chỉ đạo các đoàn công tác của tỉnh gồm các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh, đánh giá cụ thể các công trình cơ sở hạ tầng phải khắc phục ngay bước một và lâu dài để ổn định đời sống nhân dân.
9. Tiếp tục chỉ đạo rà soát thống kê toàn bộ thiệt hại do đợt mưa lũ gây ra, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp khắc phục.
10. Tập trung thực hiện các biện pháp xử lý môi trường, tránh để xảy ra mất vệ sinh môi trường và phát sinh dịch bệnh.
11. Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, rà soát tìm quỹ đất để thực hiện việc di dời các hộ đến nơi ở mới, sớm ổn định sản xuất; tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tại chỗ tham gia giúp đỡ, di chuyển và làm lại nhà cho người dân bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.