CTTĐT - Từ tháng 8/2023, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai công tác khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Yên Bái năm 2023.
Đối với cấp sở, ban, ngành: Đánh giá 16 sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông Vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Y tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Hải quan tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Đối với cấp địa phương: Đánh giá Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cấp có thẩm quyền.
Đối với cấp sở, ban, ngành: lấy ý kiến của doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền về 11 chỉ số thành phần gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và Chỉ số Thiết chế pháp lý. Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm, Triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Đối với cấp địa phương: lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền về 12 chỉ số thành phần bao gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất; Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm, Triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Phương pháp khảo sát
Hình thức khảo sát: Bằng thư tín qua đường bưu điện với 02 mẫu phiếu khảo sát tương ứng với khối sở, ban, ngành và khối địa phương.
Quy mô khảo sát: Khoảng 650 - 700 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với khoảng 1.600 - 1.700 phiếu khảo sát, trong đó: số phiếu đánh giá 16 sở, ban, ngành: khoảng 1.100 phiếu; số phiếu đánh giá 09 huyện, thị xã, thành phố: khoảng 600 phiếu.
2755 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ tháng 8/2023, tỉnh Yên Bái sẽ triển khai công tác khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Yên Bái năm 2023. Đối với cấp sở, ban, ngành: Đánh giá 16 sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông Vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Y tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Cục Thuế tỉnh; Chi cục Hải quan tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh.
Đối với cấp địa phương: Đánh giá Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đối tượng đánh giá là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và cấp có thẩm quyền.
Đối với cấp sở, ban, ngành: lấy ý kiến của doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền về 11 chỉ số thành phần gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp và Chỉ số Thiết chế pháp lý. Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm, Triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Đối với cấp địa phương: lấy ý kiến khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền về 12 chỉ số thành phần bao gồm: Chỉ số Tính minh bạch, Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Chỉ số Chi phí thời gian, Chỉ số Chi phí không chính thức, Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp, Chỉ số Thiết chế pháp lý và Chỉ số Tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất; Mức độ hoàn thành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao hằng năm, Triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, Triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Phương pháp khảo sát
Hình thức khảo sát: Bằng thư tín qua đường bưu điện với 02 mẫu phiếu khảo sát tương ứng với khối sở, ban, ngành và khối địa phương.
Quy mô khảo sát: Khoảng 650 - 700 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh với khoảng 1.600 - 1.700 phiếu khảo sát, trong đó: số phiếu đánh giá 16 sở, ban, ngành: khoảng 1.100 phiếu; số phiếu đánh giá 09 huyện, thị xã, thành phố: khoảng 600 phiếu.