CTTĐT - Sáng 10/8, Phó Thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang và đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Quang cảnh buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh dạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; huyện Trấn Yên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu quang thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, tỉnh Yên Bái đã ban hành các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, đề án, chính sách... nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng và tổ chức triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Đến nay, dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (7,5%/năm), 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 6,59%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá thuộc nhóm cao trong vùng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2021 đạt 11,82%, đứng thứ 1/14 tỉnh trong vùng; năm 2022 đạt 14,76%, đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng. Du lịch có bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã đón trên 3 triệu lượt khách, 6 tháng đầu năm đón trên 1 triệt lượt khách, tốc độ tăng trưởng khu vực du lịch năm 2021 đạt 5,24%, năm 2022 đạt 6%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm vượt cao so với dự toán trung ương giao, năm 2021 đạt 4.383,2 tỷ đồng (vượt 71% so với dự toán trung ương giao), năm 2022 đạt 4.616,6 tỷ đồng (vượt 78,4% so với dự toán trung ương giao), 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.464,3 tỷ đồng, bằng 45,7% dự toán trung ương giao, dự toán thu ngân sách năm 2023 đạt 5.355 tỷ đồng, bằng 76,5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thành lập mới 835 doanh nghiệp, 229 HTX, 2.077 tổ hợp tác; toàn tỉnh hiện có 3.100 doanh nghiệp, 690 HTX và 6.088 tổ hợp tác. Giải ngân vốn đầu tư công luôn nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ khá so với cả nước (năm 2022 đạt 85,1%, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố). Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả góp phần quan trọng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi số đạt kết quả nổi bật.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo; quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường.
Về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm bình quân 7,66% (vượt 2,66% so với mục tiêu Trung ương giao), trong đó huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%, đạt mục tiêu của Chương trình; số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 13/28 xã, số thôn ra khỏi đại bàn đặc biệt khó khăn là 18/27 thôn; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6/99% mục tiêu Chương trình; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5/90% mục tiêu Chương trình; tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình và tỷ lệ bào DTTS được nghe phát thanh đạt 99,4/100% mục tiêu Chương trình.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 5,03%/năm, riêng 2 huyện 30a (huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải) giảm bình quân 8,32%/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân 7,66%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh và của cả nước.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh Yên Bái có 99/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% số xã toàn tỉnh; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 74 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 191 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định, thực hiện các Chương trình MTQG, cùng với chính sách của trung ương, tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành nghị quyết chuyên đề, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, ban hành đề án, tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đồng thời hỗ trợ cây giống, bao tiêu sản phẩm, gắn kết doanh nghiệp, người dân, HTX, quan tâm phát triển doanh nghiệp, HTX. Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần quản lý theo mục tiêu chứ không nên quản lý theo tên gọi của các chương trình để địa phương có sự chủ động phân bổ nguồn vốn; nên rà soát tổng thể chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý rừng tự nhiên; đề nghị ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ khóa khăn và có chính sách mang tính tính chất đặc thù cho 3 chương trình đối với các tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình thống nhất cao với những ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tỉnh Yên Bái về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Yên Bái tiếp tục chủ động sáng tạo, giới thiệu mô hình, cách làm hay trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG để nhân rộng các địa phương trong cát nước; huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực; có cơ chế chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp thu đề xuất, kiến nghị của tỉnh để Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành trung ương nhằm triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững.
2807 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 10/8, Phó Thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang và đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).Tham dự buổi làm việc có đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh dạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; huyện Trấn Yên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu quang thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, tỉnh Yên Bái đã ban hành các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, đề án, chính sách... nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng và tổ chức triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Đến nay, dự ước có 18/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (7,5%/năm), 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 6,59%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá thuộc nhóm cao trong vùng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2021 đạt 11,82%, đứng thứ 1/14 tỉnh trong vùng; năm 2022 đạt 14,76%, đứng thứ 6/14 tỉnh trong vùng. Du lịch có bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã đón trên 3 triệu lượt khách, 6 tháng đầu năm đón trên 1 triệt lượt khách, tốc độ tăng trưởng khu vực du lịch năm 2021 đạt 5,24%, năm 2022 đạt 6%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm vượt cao so với dự toán trung ương giao, năm 2021 đạt 4.383,2 tỷ đồng (vượt 71% so với dự toán trung ương giao), năm 2022 đạt 4.616,6 tỷ đồng (vượt 78,4% so với dự toán trung ương giao), 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.464,3 tỷ đồng, bằng 45,7% dự toán trung ương giao, dự toán thu ngân sách năm 2023 đạt 5.355 tỷ đồng, bằng 76,5% mục tiêu Nghị quyết Đại hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thành lập mới 835 doanh nghiệp, 229 HTX, 2.077 tổ hợp tác; toàn tỉnh hiện có 3.100 doanh nghiệp, 690 HTX và 6.088 tổ hợp tác. Giải ngân vốn đầu tư công luôn nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ khá so với cả nước (năm 2022 đạt 85,1%, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố). Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả góp phần quan trọng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi số đạt kết quả nổi bật.
Văn hóa - xã hội được quan tâm chăm lo; quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả. Công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường.
Về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm bình quân 7,66% (vượt 2,66% so với mục tiêu Trung ương giao), trong đó huyện Mù Cang Chải giảm 8,51%, huyện Trạm Tấu giảm 6,95%; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 100%, đạt mục tiêu của Chương trình; số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 13/28 xã, số thôn ra khỏi đại bàn đặc biệt khó khăn là 18/27 thôn; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 97,6/99% mục tiêu Chương trình; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5/90% mục tiêu Chương trình; tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình và tỷ lệ bào DTTS được nghe phát thanh đạt 99,4/100% mục tiêu Chương trình.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 5,03%/năm, riêng 2 huyện 30a (huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải) giảm bình quân 8,32%/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm bình quân 7,66%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân chung toàn tỉnh và của cả nước.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh Yên Bái có 99/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% số xã toàn tỉnh; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 74 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 191 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định, thực hiện các Chương trình MTQG, cùng với chính sách của trung ương, tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành nghị quyết chuyên đề, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, ban hành đề án, tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn; đồng thời hỗ trợ cây giống, bao tiêu sản phẩm, gắn kết doanh nghiệp, người dân, HTX, quan tâm phát triển doanh nghiệp, HTX. Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Yên Bái gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần quản lý theo mục tiêu chứ không nên quản lý theo tên gọi của các chương trình để địa phương có sự chủ động phân bổ nguồn vốn; nên rà soát tổng thể chính sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý rừng tự nhiên; đề nghị ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ khóa khăn và có chính sách mang tính tính chất đặc thù cho 3 chương trình đối với các tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình thống nhất cao với những ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tỉnh Yên Bái về những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Yên Bái tiếp tục chủ động sáng tạo, giới thiệu mô hình, cách làm hay trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG để nhân rộng các địa phương trong cát nước; huy động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực; có cơ chế chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng tiếp thu đề xuất, kiến nghị của tỉnh để Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành trung ương nhằm triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững.