CTTĐT - Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương; các Uỷ ban của Quốc hội; các Bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái phát biểu tham luận tại Hội nghị
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Năm học 2022 - 2023 là thời điểm đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; là năm thứ 10 ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Năm học 2022 - 2023, với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo”, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, quốc phòng an ninh cho học sinh; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục…
Hệ thống trường, lớp tiếp tục được quy hoạch, đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Theo thống kê, cả nước hiện có 37.619 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, trong đó cấp mầm non có 12.152 trường, cấp tiểu học có 12.354 trường, cấp THCS có 10.672 trường và cấp THPT có 2.441 trường.
Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường đạt 70,4% (tăng 4,6% so với năm học 2021 - 2022); tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,7%. Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục tiểu học vào THCS đạt 94,3%; Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia tiếp tục được đổi mới và đạt được kết quả tốt. Kết quả tại các Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2023 (tính đến nay), các đội tuyển đều đạt thành tích cao. Cụ thể: 11 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 12 Huy chương đồng và 05 Bằng khen…
Đội ngũ nhà giáo phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu. Tính đến hết năm học 2022 - 2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022, trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%); 100.135 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập chiếm 90,4%, ngoài công lập chiếm 9,6%).
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023, phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024; đại diện các địa phương, cơ sở giáo dục đã đóng góp ý kiến về kinh nghiệm, thực trạng và giải pháp nhằm triển khai các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; đại diện các Bộ, ngành cũng đã chia sẻ trong việc phối hợp với ngành Giáo dục…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Trong năm học vừa qua, Yên Bái đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức lãnh đạo thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm học và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã triển khai hiệu quả các Nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương và của tỉnh về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 3 đề án và 1 bộ chính sách của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.021 tỷ đồng.
Mạng lưới trường, lớp học, quy mô giáo dục tiếp tục được rà soát, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và phù hợp với thực tiễn địa phương; Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2023, tỉnh Yên Bái đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành. Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 98,84%; điểm trung bình thi tốt nghiệp đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc;tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 89,6%, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 326/442 trường, tăng 37 trường so với năm học trước; Chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới; Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục, từng bước rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; Quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học; mô hình chuyển đổi số trong trường học được xây dựng với 10 tiêu chí cụ thể. Hiện nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tham gia mô hình; tiếp tục mở rộng mô hình "Trường học hạnh phúc" với 3 giá trị cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 165 trường được công nhận đạt tiêu chí trường học hạnh phúc, bằng 37,3% tổng số trường.
Đồng chí cũng chia sẻ hiện nay tỉnh Yên Bái còn gặp phải khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên ở địa bàn đặc biệt khó khăn; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu; một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối với giáo viên, nhân viên, học sinh tại các trường PTDT nội trú, bán trú còn đang bất cập…
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đề xuất với Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh Yên Bái đảm bảo đủ định mức theo quy định; Nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2026 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương; nghiên cứu phương án điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, tiểu học; tiếp tục quan tâm chế độ lương và phụ cấp của giáo viên để giúp giáo viên yên tâm gắn bó với nghề…
Đồng chí cũng đề xuất với các Bộ ngành Trung ương sửa đổi, thay thế các thông tư hiện hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập cho phù hợp với điều kiện của địa phương và mức độ trang bị cơ sở vật chất; tháo gỡ khó khăn trong việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương và mua sắm thiết bị dạy học; cho phép các huyện vùng cao của các tỉnh miền núi được tuyển dụng giáo viên TH&THCS theo chuẩn cũ và có lộ trình học liên thông Đại học để đạt chuẩn mới trong 5 năm; Xem xét điều chỉnh mức học bổng chính sách, trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên do định mức ban hành đã lâu, không còn phù hợp…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phát triển Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách phục vụ phát triển Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng chí cũng đã đánh giá cao kết quả toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đạt được trong năm học vừa qua, đặc biệt là kết quả thi tốt nghiệp THPT năm qua có nhiều đổi mới và đạt kết quả cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao; giáo dục ở vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa được quan tâm phát triển…
Đồng chí cũng nhấn mạnh thêm: Trong thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặt ra nhiều thách thức lớn, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình giáo dục, vai trò của người dạy, cách tiếp cận tri thức của người học cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng chí đề nghị cần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; các cơ chế chính sách phải bám sát thực tiễn; trong quá trình đổi mới phải kế thừa thành tựu và phát huy những nhân tố mới; các giải pháp phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải kiên quyết không để tệ nạn xã hội vào học đường; khắc phục bằng được tình trạng bạo lực học đường để đảm bảo an ninh, an toàn trường học; hệ thống sách giáo khoa cần đổi mới đảm bảo chuẩn mực và ổn định phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng Đại học, Cao đẳng, thường xuyên; rà soát lại chất lượng giáo dục công dân trong trường học; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non…
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023 - 2024, đồng chí đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo cần đảm bảo sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên đáp ứng chất lượng dạy và học. Tiếp tục rà soát thể chế, chính sách để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 29); nâng cấp, bổ sung trang thiết bị dạy học ở các địa phương khó khăn…
2556 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương; các Uỷ ban của Quốc hội; các Bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Năm học 2022 - 2023 là thời điểm đánh dấu giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; là năm thứ 10 ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành Giáo dục đã triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Năm học 2022 - 2023, với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo”, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra trong Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, quốc phòng an ninh cho học sinh; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo. Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục…
Hệ thống trường, lớp tiếp tục được quy hoạch, đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Theo thống kê, cả nước hiện có 37.619 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, trong đó cấp mầm non có 12.152 trường, cấp tiểu học có 12.354 trường, cấp THCS có 10.672 trường và cấp THPT có 2.441 trường.
Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường đạt 70,4% (tăng 4,6% so với năm học 2021 - 2022); tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,7%. Tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục tiểu học vào THCS đạt 94,3%; Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia tiếp tục được đổi mới và đạt được kết quả tốt. Kết quả tại các Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2023 (tính đến nay), các đội tuyển đều đạt thành tích cao. Cụ thể: 11 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 12 Huy chương đồng và 05 Bằng khen…
Đội ngũ nhà giáo phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu. Tính đến hết năm học 2022 - 2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022, trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập chiếm 11,43%); 100.135 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (công lập chiếm 90,4%, ngoài công lập chiếm 9,6%).
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023, phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024; đại diện các địa phương, cơ sở giáo dục đã đóng góp ý kiến về kinh nghiệm, thực trạng và giải pháp nhằm triển khai các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; đại diện các Bộ, ngành cũng đã chia sẻ trong việc phối hợp với ngành Giáo dục…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Trong năm học vừa qua, Yên Bái đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức lãnh đạo thực hiện hoàn thành tốt kế hoạch năm học và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, đã triển khai hiệu quả các Nghị quyết, đề án, chính sách của Trung ương và của tỉnh về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Từ đầu nhiệm kỳ, Yên Bái đã ban hành 2 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, 3 đề án và 1 bộ chính sách của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đã giải ngân được 1.021 tỷ đồng.
Mạng lưới trường, lớp học, quy mô giáo dục tiếp tục được rà soát, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và phù hợp với thực tiễn địa phương; Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục được nâng lên. Kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2023, tỉnh Yên Bái đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành. Kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 98,84%; điểm trung bình thi tốt nghiệp đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc;tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 89,6%, số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 326/442 trường, tăng 37 trường so với năm học trước; Chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới; Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục, từng bước rút ngắn khoảng cách về chất lượng giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; Quan tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học; mô hình chuyển đổi số trong trường học được xây dựng với 10 tiêu chí cụ thể. Hiện nay, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã tham gia mô hình; tiếp tục mở rộng mô hình "Trường học hạnh phúc" với 3 giá trị cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 165 trường được công nhận đạt tiêu chí trường học hạnh phúc, bằng 37,3% tổng số trường.
Đồng chí cũng chia sẻ hiện nay tỉnh Yên Bái còn gặp phải khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên ở địa bàn đặc biệt khó khăn; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu; một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối với giáo viên, nhân viên, học sinh tại các trường PTDT nội trú, bán trú còn đang bất cập…
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đề xuất với Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh Yên Bái đảm bảo đủ định mức theo quy định; Nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2026 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương; nghiên cứu phương án điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, tiểu học; tiếp tục quan tâm chế độ lương và phụ cấp của giáo viên để giúp giáo viên yên tâm gắn bó với nghề…
Đồng chí cũng đề xuất với các Bộ ngành Trung ương sửa đổi, thay thế các thông tư hiện hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập cho phù hợp với điều kiện của địa phương và mức độ trang bị cơ sở vật chất; tháo gỡ khó khăn trong việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương và mua sắm thiết bị dạy học; cho phép các huyện vùng cao của các tỉnh miền núi được tuyển dụng giáo viên TH&THCS theo chuẩn cũ và có lộ trình học liên thông Đại học để đạt chuẩn mới trong 5 năm; Xem xét điều chỉnh mức học bổng chính sách, trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên do định mức ban hành đã lâu, không còn phù hợp…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phát triển Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách phục vụ phát triển Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng chí cũng đã đánh giá cao kết quả toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đạt được trong năm học vừa qua, đặc biệt là kết quả thi tốt nghiệp THPT năm qua có nhiều đổi mới và đạt kết quả cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao; giáo dục ở vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa được quan tâm phát triển…
Đồng chí cũng nhấn mạnh thêm: Trong thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặt ra nhiều thách thức lớn, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình giáo dục, vai trò của người dạy, cách tiếp cận tri thức của người học cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng chí đề nghị cần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; các cơ chế chính sách phải bám sát thực tiễn; trong quá trình đổi mới phải kế thừa thành tựu và phát huy những nhân tố mới; các giải pháp phải có trọng tâm, trọng điểm. Phải kiên quyết không để tệ nạn xã hội vào học đường; khắc phục bằng được tình trạng bạo lực học đường để đảm bảo an ninh, an toàn trường học; hệ thống sách giáo khoa cần đổi mới đảm bảo chuẩn mực và ổn định phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng Đại học, Cao đẳng, thường xuyên; rà soát lại chất lượng giáo dục công dân trong trường học; có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non…
Nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2023 - 2024, đồng chí đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo cần đảm bảo sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên đáp ứng chất lượng dạy và học. Tiếp tục rà soát thể chế, chính sách để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 29); nâng cấp, bổ sung trang thiết bị dạy học ở các địa phương khó khăn…
Các bài khác
- Dự báo mưa lớn trên khu vực tỉnh Yên Bái (18/08/2023)
- Yên Bái - Nỗ lực phát triển BHXH tự nguyện (18/08/2023)
- Hướng dẫn chức năng kiểm tra, xác thực thông tin đóng BHXH, BHYT trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam (18/08/2023)
- Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét mưa đá và gió giật mạnh (16/08/2023)
- Thông báo về việc quy định treo cờ Tổ quốc (16/08/2023)
- Từ ngày 1/10/2023 - 15/10/2023 tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng” (16/08/2023)
- Lễ hội Trà Shan tuyết, huyện Văn Chấn lần thứ nhất năm 2023 “Tinh hoa giữa ngàn mây” được tổ chức từ 22/9/2023 đến hết ngày 28/9/2023 (16/08/2023)
- Xã vùng cao Nậm Khắt - huyện Mù Cang Chải: Xây trường chuẩn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2023)
- Kết quả 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái (16/08/2023)
- Dự báo mưa dông diện rộng và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh trên khu vực tỉnh Yên Bái (15/08/2023)
Xem thêm »