CTTĐT - Trong bài “Công việc khẩn cấp bây giờ”, viết ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Lời dạy của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở đối với những người làm công tác giao thông vận tải về ý thức nhiệm vụ của mình nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chuyến về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958, Bác đã rất quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh khi nhắc nhở Bộ Giao thông và Bưu điện “phải giúp mở mang đường sá để xe vận tải lớn đến được tất cả các huyện, xã, điểm vùng cao tạo điều kiện giao lưu được hàng hóa giúp kinh tế phát triển”. Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của ngành, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành GTVT nói chung và ngành GTVT Yên Bái nói riêng đã luôn thực hiện theo lời dạy của Bác, luôn nỗ lực phấn đấu góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát triển giao thông vận tải mở đường cho phát triển kinh tế
Ngay từ khi mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp nối truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước, ngành GTVT Yên Bái đã phát huy vai trò nòng cốt thực hiện tốt việc bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt, góp phần quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngành đã tổ chức xây dựng nhiều công trình chiến lược phục vụ chiến đấu, mà nay đã trở thành những địa danh ghi dấu những chiến tích hào hùng, như: Bến phà Âu Lâu, Trái Hút, Mậu A; Đường 13A, đèo Lũng Lô, ngầm tràn Ngòi Lao, đèo Khau Phạ…Nhiều thế hệ cán bộ, công nhân ngành GTVT đã anh dũng bảo đảm giao thông dưới làn bom đạn của kẻ thù, luôn vững phương châm “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” để phục vụ kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) thống nhất đất nước, cùng với cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái, ngành GTVT đã nhanh chóng khôi phục, củng cố, xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh. Chỉ trong thời gian ngắn, mạng lưới giao thông đã từng bước nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới phục vụ cho sự nghiệp “Kiến quốc” phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), nước ta bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định giao thông vận tải là kết cấu hạ tầng quan trọng để phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, thấm nhuần lời dạy của Bác, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, khẳng định vai trò “đi trước mở đường” trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.
Ngay từ khi tỉnh Yên Bái được tái lập (ngày 01/10/1991), trên địa bàn tỉnh có các loại hình GTVT: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (riêng đường hàng không chỉ phục vụ lĩnh vực quốc phòng, an ninh); trong đó, giao thông vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo với gần 3.200km. Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông hầu hết đều chưa vào cấp kỹ thuật, chưa được nhựa hóa, bê tông hóa và bị chia cắt mạnh bởi địa hình núi cao, sông, suối; các trục giao thông chính như tuyến Quốc lộ 70, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32, đường Yên Bái - Khe Sang mới bước đầu được đầu tư nâng cấp; năm 1991 ngành GTVT thực hiện đầu tư cơ bản hoàn thành công trình cầu Yên Bái, cây cầu vượt sông Hồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh thay thế cho bến phà Âu Lâu lịch sử. Giai đoạn từ năm 1991-2005, nhiều công trình giao thông quan trọng, trọng điểm được đầu tư xây dựng hoàn thành như: các tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 37 đoạn Yên Bái - Ba Khe - Thượng Bằng La và đoạn Thác Ông - Cát Lem; Quốc lộ 32, đoạn Đèo Khế - Nghĩa Lộ và đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim (Giai đoạn 1)), các tuyến đường tỉnh (đường đại lộ Nguyễn Thái Học, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường cảng Hương Lý - Văn Phú, đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, đường Tà Xi Láng,...), nâng tổng số chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh lên 4.930km với 04 tuyến quốc lộ (QL.32, QL.37, QL.70, QL.32C) có chiều dài 376km, 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài 354km, hơn 4.200km đường giao thông nông thôn và đặc biệt đã có 03 cầu vượt sông Hồng (cầu Yên Bái, cầu Mậu A, cầu Văn Phú) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Trong giai đoạn từ năm 2006-2020, nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng hoàn thành như: hoàn thiện nâng cấp tuyến Quốc lộ 32 đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim (Giai đoạn 2); nâng cấp tuyến Quốc lộ 37 đoạn đèo Đát Quang - Ba Khe; Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành phố Yên Bái (Giai đoạn 1); đường Nguyễn Tất Thành, đường Âu Cơ, đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Mường La (Sơn La) với Mù Cang Chải (Yên Bái); đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Yên Bái - Trái Hút,... đầu tư xây dựng thêm 04 cầu bắc qua sông Hồng (cầu Trái Hút, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Cổ Phúc) và đặc biệt trong giai đoạn này, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư xây dựng hoàn thành đã mở ra cơ hội lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh kết nối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Bên cạnh đó, công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã được quan tâm, chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Đề án phát triển giao thông nông thôn được nhân rộng, phát triển mạnh mẽ, kết hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 134, 135,…do vậy, đã có hàng nghìn km đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược đó là “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là lĩnh vực giao thông, thông tin, viễn thông, thủy lợi, đô thị, khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển”. Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đó, trong giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh có 26 dự án, công trình trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư (tổng mức đầu tư khoảng 13.176 tỷ đồng), trong đó có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông (tổng mức đầu tư là 9.756 tỷ đồng) chiếm 74,04% tỷ trọng vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã khởi công xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như: đường nối Quốc lộ 32 với đường tỉnh 174, huyện Trạm Tấu; đường nối Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La), tỉnh Yên Bái; cầu Giới Phiên; đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Nút giao IC13, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14); đường nối Quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái; dự án đường Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô, huyện Văn Chấn... Bên cạnh đó, một số dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được khởi công xây dựng bao gồm: Tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ; đoạn Km295+300 - Km306+00 thuộc dự án nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km280 - Km340, tỉnh Yên Bái; đoạn Km87+150 - Km94+300 thuộc dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành phố Yên Bái.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung, huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân (vận động người dân góp công, góp sức, hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới...tạo được sự đồng thuận rất lớn, người dân phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước); từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.592/2.000km, đạt 79,59% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đã đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiến cố hóa lên 5.450/8.090km (đạt 67,37%). Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư góp phần đảm bảo ATGT, bảo vệ tính mạng cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Dự kiến đến hết năm 2025 cơ bản các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được sửa chữa, gia cố lề, gia cố rãnh dọc, hoàn chỉnh hệ thống ATGT, đảm bảo giao thông luôn thông suốt; các công trình cầu yếu, ngầm tràn liên hợp sẽ dần được thay thế bằng các công trình cống, cầu mới. Đến năm 2030, phấn đấu các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh được đầu tư nâng cấp, mở mới hoàn thiện đồng bộ vào đúng cấp kỹ thuật theo đúng quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia và Quy hoạch tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm: 01 tuyến đường cao tốc với chiều dài 80,5km, 05 tuyến Quốc lộ (QL.70, QL.32, QL.32C, QL.37, QL.2D) với tổng chiều dài là gần 400km; 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 434,5km và gần 8.500km đường đô thị, đường GTNT, đường thôn, bản, đường chuyên dùng, tốc độ phát triển mạng lưới đường bộ tăng 118% so với năm 2005, tăng 194% so với năm 1991. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai đi qua (từ ga Yên Viên đến Lào Cai) khổ đơn 1.000mm với chiều dài 88,2km; tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Hồng và tuyến đường thuỷ nội địa trên vùng hồ Thác Bà với tổng chiều dài 193km; 01 sân bay quân sự cấp II phục vụ lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 08 bến xe khách từ loại VI đến loại III, 02 cảng thủy nội địa và 27 bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động theo quy định phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển, sửa chữa, bảo trì mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông; trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển mạng lưới vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện xe cơ giới luôn được ngành quan tâm, chú trọng; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được tăng cường, nhiều giải pháp được triển khai thực hiện trong quản lý, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được triển khai ngày càng sâu rộng với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải tỉnh đã nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng và giữ cho “mạch máu” giao thông thông suốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, địa phương; sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân; sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông có tính kết nối vùng, liên vùng, gắn kết đồng bộ giữa thành thị và nông thôn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt trong phát triển du lịch, phát triển hạ tầng đô thị. Các dịch vụ vận tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường với chất lượng cao; các tuyến vận tải đã vươn đến các vùng sâu, vùng xa với các phương tiện hiện đại, an toàn, hình thức đa dạng và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, lời dạy của Bác năm xưa vẫn còn nguyên giá trị, được các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành GTVT trên khắp mọi miền đất nước nói chung cũng như ngành GTVT Yên Bái nói riêng quán triệt, ghi nhớ, học tập và làm theo. Giao thông vận tải phải luôn “đi trước mở đường”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư, phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn tới tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển và thực hiện các nhiệm vụ đó, ngành GTVT Yên Bái tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển giao thông vận tải trong thời gian tới như sau:
Một là: Tập trung phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách đồng bộ, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh; đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hai là: Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hiện có, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; từng bước đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, tiện lợi; hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ba là: Tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án, công trình giao thông trọng điểm giai đoạn 2021-2025 theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020, Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 10/7/2021, Chương trình hành động số 128-CTr/TU ngày 27/9/2022, Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy; bên cạnh đó, tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh trong việc phối hợp, triển khai thực hiện các dự án do Bộ GTVT quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh như: tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thực hiện hoàn thành nâng cấp tuyến Quốc lộ 32C, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2D theo kế hoạch; đồng thời thực hiện tốt trong công tác tham mưu với UBND tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đã được Thủ tướng phê duyệt và Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 ngay sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia theo Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt với phương châm linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và sự tham gia của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Năm là: Tổ chức vận tải hợp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ; ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; ưu tiên phát triển vận tải hành khách đô thị; đổi mới phương tiện, trang thiết bị dịch vụ vận tải sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, an toàn và bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển vận tải xanh, bền vững.
Sáu là: Tham mưu xây dựng chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kinh doanh dịch vụ kho bãi và logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh, nội tỉnh để khai thác được tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thu hút được những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đến đầu tư, phát triển GTVT gắn với quan điểm và triết lý phát triển tỉnh Yên Bái nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” nhằm tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh trong giai đoạn tới.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngành GTVT Yên Bái luôn xác định những kết quả đã đạt được trong thời gian qua chỉ là khởi đầu cho một hành trình dài còn nhiều gian nan, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên trong ngành phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thống nhất để khắc phục mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên hành trình đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện của các Sở, ban, ngành, địa phương, sự ủng hộ, đồng thuận của toàn thể nhân dân và sự đồng hành, nỗ lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2572 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong bài “Công việc khẩn cấp bây giờ”, viết ngày 5/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Lời dạy của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở đối với những người làm công tác giao thông vận tải về ý thức nhiệm vụ của mình nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chuyến về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày 25/9/1958, Bác đã rất quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh khi nhắc nhở Bộ Giao thông và Bưu điện “phải giúp mở mang đường sá để xe vận tải lớn đến được tất cả các huyện, xã, điểm vùng cao tạo điều kiện giao lưu được hàng hóa giúp kinh tế phát triển”. Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của ngành, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành GTVT nói chung và ngành GTVT Yên Bái nói riêng đã luôn thực hiện theo lời dạy của Bác, luôn nỗ lực phấn đấu góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ khi mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiếp nối truyền thống anh hùng của các thế hệ đi trước, ngành GTVT Yên Bái đã phát huy vai trò nòng cốt thực hiện tốt việc bảo đảm giao thông, vận tải thông suốt, góp phần quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngành đã tổ chức xây dựng nhiều công trình chiến lược phục vụ chiến đấu, mà nay đã trở thành những địa danh ghi dấu những chiến tích hào hùng, như: Bến phà Âu Lâu, Trái Hút, Mậu A; Đường 13A, đèo Lũng Lô, ngầm tràn Ngòi Lao, đèo Khau Phạ…Nhiều thế hệ cán bộ, công nhân ngành GTVT đã anh dũng bảo đảm giao thông dưới làn bom đạn của kẻ thù, luôn vững phương châm “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” để phục vụ kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) thống nhất đất nước, cùng với cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái, ngành GTVT đã nhanh chóng khôi phục, củng cố, xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh. Chỉ trong thời gian ngắn, mạng lưới giao thông đã từng bước nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới phục vụ cho sự nghiệp “Kiến quốc” phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), nước ta bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định giao thông vận tải là kết cấu hạ tầng quan trọng để phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cơ bản để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, thấm nhuần lời dạy của Bác, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường, huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, khẳng định vai trò “đi trước mở đường” trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng.
Ngay từ khi tỉnh Yên Bái được tái lập (ngày 01/10/1991), trên địa bàn tỉnh có các loại hình GTVT: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (riêng đường hàng không chỉ phục vụ lĩnh vực quốc phòng, an ninh); trong đó, giao thông vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo với gần 3.200km. Tuy nhiên, các tuyến đường giao thông hầu hết đều chưa vào cấp kỹ thuật, chưa được nhựa hóa, bê tông hóa và bị chia cắt mạnh bởi địa hình núi cao, sông, suối; các trục giao thông chính như tuyến Quốc lộ 70, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32, đường Yên Bái - Khe Sang mới bước đầu được đầu tư nâng cấp; năm 1991 ngành GTVT thực hiện đầu tư cơ bản hoàn thành công trình cầu Yên Bái, cây cầu vượt sông Hồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh thay thế cho bến phà Âu Lâu lịch sử. Giai đoạn từ năm 1991-2005, nhiều công trình giao thông quan trọng, trọng điểm được đầu tư xây dựng hoàn thành như: các tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 37 đoạn Yên Bái - Ba Khe - Thượng Bằng La và đoạn Thác Ông - Cát Lem; Quốc lộ 32, đoạn Đèo Khế - Nghĩa Lộ và đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim (Giai đoạn 1)), các tuyến đường tỉnh (đường đại lộ Nguyễn Thái Học, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường cảng Hương Lý - Văn Phú, đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, đường Tà Xi Láng,...), nâng tổng số chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh lên 4.930km với 04 tuyến quốc lộ (QL.32, QL.37, QL.70, QL.32C) có chiều dài 376km, 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài 354km, hơn 4.200km đường giao thông nông thôn và đặc biệt đã có 03 cầu vượt sông Hồng (cầu Yên Bái, cầu Mậu A, cầu Văn Phú) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Trong giai đoạn từ năm 2006-2020, nhiều công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng hoàn thành như: hoàn thiện nâng cấp tuyến Quốc lộ 32 đoạn Nghĩa Lộ - Vách Kim (Giai đoạn 2); nâng cấp tuyến Quốc lộ 37 đoạn đèo Đát Quang - Ba Khe; Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành phố Yên Bái (Giai đoạn 1); đường Nguyễn Tất Thành, đường Âu Cơ, đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường Mường La (Sơn La) với Mù Cang Chải (Yên Bái); đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Yên Bái - Trái Hút,... đầu tư xây dựng thêm 04 cầu bắc qua sông Hồng (cầu Trái Hút, cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán, cầu Cổ Phúc) và đặc biệt trong giai đoạn này, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư xây dựng hoàn thành đã mở ra cơ hội lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh kết nối với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Bên cạnh đó, công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã được quan tâm, chú trọng đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Đề án phát triển giao thông nông thôn được nhân rộng, phát triển mạnh mẽ, kết hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 134, 135,…do vậy, đã có hàng nghìn km đường giao thông nông thôn được mở mới, nhựa hóa, bê tông hóa đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần hoàn thiện, nâng cao hệ thống đường giao thông nông thôn, giúp người dân đi lại thuận lợi, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược đó là “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trọng tâm là lĩnh vực giao thông, thông tin, viễn thông, thủy lợi, đô thị, khu, cụm công nghiệp, liên kết nông thôn với đô thị, công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp và liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển”. Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đó, trong giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh có 26 dự án, công trình trọng điểm do UBND tỉnh quyết định đầu tư (tổng mức đầu tư khoảng 13.176 tỷ đồng), trong đó có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông (tổng mức đầu tư là 9.756 tỷ đồng) chiếm 74,04% tỷ trọng vốn đầu tư các công trình trọng điểm. Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã khởi công xây dựng các công trình giao thông trọng điểm như: đường nối Quốc lộ 32 với đường tỉnh 174, huyện Trạm Tấu; đường nối Quốc lộ 37, Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trạm Tấu (Yên Bái) - Bắc Yên (Sơn La), tỉnh Yên Bái; cầu Giới Phiên; đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Nút giao IC13, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối Quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14); đường nối Quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái; dự án đường Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô, huyện Văn Chấn... Bên cạnh đó, một số dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được khởi công xây dựng bao gồm: Tuyến nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Châu Á (ADB) và Chính phủ Úc tài trợ; đoạn Km295+300 - Km306+00 thuộc dự án nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km280 - Km340, tỉnh Yên Bái; đoạn Km87+150 - Km94+300 thuộc dự án đầu tư nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành phố Yên Bái.
Cùng với đó tỉnh Yên Bái tiếp tục tập trung, huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân (vận động người dân góp công, góp sức, hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới...tạo được sự đồng thuận rất lớn, người dân phấn khởi tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước); từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 1.592/2.000km, đạt 79,59% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đã đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiến cố hóa lên 5.450/8.090km (đạt 67,37%). Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư góp phần đảm bảo ATGT, bảo vệ tính mạng cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Dự kiến đến hết năm 2025 cơ bản các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ sẽ được sửa chữa, gia cố lề, gia cố rãnh dọc, hoàn chỉnh hệ thống ATGT, đảm bảo giao thông luôn thông suốt; các công trình cầu yếu, ngầm tràn liên hợp sẽ dần được thay thế bằng các công trình cống, cầu mới. Đến năm 2030, phấn đấu các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh được đầu tư nâng cấp, mở mới hoàn thiện đồng bộ vào đúng cấp kỹ thuật theo đúng quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia và Quy hoạch tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm: 01 tuyến đường cao tốc với chiều dài 80,5km, 05 tuyến Quốc lộ (QL.70, QL.32, QL.32C, QL.37, QL.2D) với tổng chiều dài là gần 400km; 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 434,5km và gần 8.500km đường đô thị, đường GTNT, đường thôn, bản, đường chuyên dùng, tốc độ phát triển mạng lưới đường bộ tăng 118% so với năm 2005, tăng 194% so với năm 1991. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai đi qua (từ ga Yên Viên đến Lào Cai) khổ đơn 1.000mm với chiều dài 88,2km; tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Hồng và tuyến đường thuỷ nội địa trên vùng hồ Thác Bà với tổng chiều dài 193km; 01 sân bay quân sự cấp II phục vụ lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 08 bến xe khách từ loại VI đến loại III, 02 cảng thủy nội địa và 27 bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động theo quy định phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tập trung đầu tư phát triển, sửa chữa, bảo trì mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông; trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển mạng lưới vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện xe cơ giới luôn được ngành quan tâm, chú trọng; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được tăng cường, nhiều giải pháp được triển khai thực hiện trong quản lý, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được triển khai ngày càng sâu rộng với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải tỉnh đã nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng và giữ cho “mạch máu” giao thông thông suốt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực Tây Bắc của Tổ quốc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, địa phương; sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân; sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT, hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông có tính kết nối vùng, liên vùng, gắn kết đồng bộ giữa thành thị và nông thôn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt trong phát triển du lịch, phát triển hạ tầng đô thị. Các dịch vụ vận tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường với chất lượng cao; các tuyến vận tải đã vươn đến các vùng sâu, vùng xa với các phương tiện hiện đại, an toàn, hình thức đa dạng và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, lời dạy của Bác năm xưa vẫn còn nguyên giá trị, được các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành GTVT trên khắp mọi miền đất nước nói chung cũng như ngành GTVT Yên Bái nói riêng quán triệt, ghi nhớ, học tập và làm theo. Giao thông vận tải phải luôn “đi trước mở đường”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư, phát triển giao thông vận tải trong giai đoạn tới tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển và thực hiện các nhiệm vụ đó, ngành GTVT Yên Bái tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển giao thông vận tải trong thời gian tới như sau:
Một là: Tập trung phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách đồng bộ, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh; đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Hai là: Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hiện có, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; từng bước đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, tiện lợi; hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ba là: Tiếp tục triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án, công trình giao thông trọng điểm giai đoạn 2021-2025 theo Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020, Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 10/7/2021, Chương trình hành động số 128-CTr/TU ngày 27/9/2022, Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy; bên cạnh đó, tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh trong việc phối hợp, triển khai thực hiện các dự án do Bộ GTVT quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh như: tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai và thực hiện hoàn thành nâng cấp tuyến Quốc lộ 32C, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2D theo kế hoạch; đồng thời thực hiện tốt trong công tác tham mưu với UBND tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy hoạch ngành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đã được Thủ tướng phê duyệt và Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 ngay sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bốn là: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia theo Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt với phương châm linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và sự tham gia của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Năm là: Tổ chức vận tải hợp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ; ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; ưu tiên phát triển vận tải hành khách đô thị; đổi mới phương tiện, trang thiết bị dịch vụ vận tải sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, an toàn và bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển vận tải xanh, bền vững.
Sáu là: Tham mưu xây dựng chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kinh doanh dịch vụ kho bãi và logistics, vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh, nội tỉnh để khai thác được tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thu hút được những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đến đầu tư, phát triển GTVT gắn với quan điểm và triết lý phát triển tỉnh Yên Bái nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” nhằm tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh trong giai đoạn tới.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ngành GTVT Yên Bái luôn xác định những kết quả đã đạt được trong thời gian qua chỉ là khởi đầu cho một hành trình dài còn nhiều gian nan, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên trong ngành phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thống nhất để khắc phục mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên hành trình đó, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện của các Sở, ban, ngành, địa phương, sự ủng hộ, đồng thuận của toàn thể nhân dân và sự đồng hành, nỗ lực của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.