CTTĐT - Sáng 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
Toàn cảnh Hội nghị
Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, các sở, ngành và các DNNN thuộc UBND tỉnh quản lý.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân tử vong trong vụ cháy tại Hà Nội và 7 nạn nhân tử vong do lũ quét tại Lào Cai đêm 12/9, rạng sáng 13/9. |
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 DNNN (trong đó, có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Trong thời gian qua, DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, vai trò của khu vực DNNN đã được phát huy và thể hiện rõ nét, tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, DNNN cũng bộc lộ những hạn chế. Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN vẫn còn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Các DNNN chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với tiến độ đề ra. Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp chưa xứng tầm, chưa theo kịp yêu cầu của thị trường. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tồn tại những hạn chế trên, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Tại tỉnh Yên Bái hiện có 11 DNNN, trong đó có 10 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi, kinh doanh xổ số và 01 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sạch đô thị. 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu khu vực DNNN đạt 82.624 triệu đồng; tổng lợi nhuận sau thuế là 2.746 triệu đồng; nộp ngân sách 15.383 triệu đồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đã nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tiếp tục nỗ lực vươn lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để "đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu.
Thủ tướng nhấn mạnh: Để DNNN thực sự trở thành ‘’lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước’’, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, chúng ta cần tập trung đánh giá tình hình, những thành tựu, đóng góp của DNNN, những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm rõ những khó khăn, vướng mắc; những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này; những tồn tại hạn chế trong chính doanh nghiệp; những khó khăn nào xuất phát từ thể chế chính sách, những khó khăn nào xuất phát từ khâu triển khai thực hiện để đề xuất rõ cấp nào, bộ nào cần xử lý các vướng mắc đó, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các DNNN. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các DNNN cũng phải góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các DNNN chú trọng sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu tổ chức, bộ máy trong DNNN hiện đại, bảo đảm tinh gọn đầu mối hiệu lực, hiệu quả... Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tăng cường kiểm tra giám sát; thực hiện nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.
3359 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, các sở, ngành và các DNNN thuộc UBND tỉnh quản lý.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân tử vong trong vụ cháy tại Hà Nội và 7 nạn nhân tử vong do lũ quét tại Lào Cai đêm 12/9, rạng sáng 13/9.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 DNNN (trong đó, có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Trong thời gian qua, DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, góp phần dẫn dắt, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, vai trò của khu vực DNNN đã được phát huy và thể hiện rõ nét, tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, DNNN cũng bộc lộ những hạn chế. Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN vẫn còn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Các DNNN chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với tiến độ đề ra. Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp chưa xứng tầm, chưa theo kịp yêu cầu của thị trường. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tồn tại những hạn chế trên, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Tại tỉnh Yên Bái hiện có 11 DNNN, trong đó có 10 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi, kinh doanh xổ số và 01 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước sạch đô thị. 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu khu vực DNNN đạt 82.624 triệu đồng; tổng lợi nhuận sau thuế là 2.746 triệu đồng; nộp ngân sách 15.383 triệu đồng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đã nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tiếp tục nỗ lực vươn lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để "đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu.
Thủ tướng nhấn mạnh: Để DNNN thực sự trở thành ‘’lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước’’, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, chúng ta cần tập trung đánh giá tình hình, những thành tựu, đóng góp của DNNN, những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm rõ những khó khăn, vướng mắc; những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này; những tồn tại hạn chế trong chính doanh nghiệp; những khó khăn nào xuất phát từ thể chế chính sách, những khó khăn nào xuất phát từ khâu triển khai thực hiện để đề xuất rõ cấp nào, bộ nào cần xử lý các vướng mắc đó, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các DNNN. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các DNNN cũng phải góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các DNNN chú trọng sắp xếp lại, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công tác quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu tổ chức, bộ máy trong DNNN hiện đại, bảo đảm tinh gọn đầu mối hiệu lực, hiệu quả... Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, tăng cường kiểm tra giám sát; thực hiện nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng để thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.