CTTĐT - Ngày 15/9, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, để đánh giá tình hình sản xuất 8 tháng đầu năm, bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023.
Quang cảnh hội nghị
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 108 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, của 93 tổ chức, doanh nghiệp; tổng công suất khai thác trên 4,2 triệu m3/năm và trên 17,4 triệu tấn/năm, trên tổng diện tích khai thác mỏ 1.421 ha.
Hiện tại, Yên Bái có 76 mỏ đang khai thác. Về cơ bản các doanh nghiệp khai thác mỏ đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản như: phê duyệt thiết kế, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ; có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường hoặc giấy phép môi trường, khai thác, đổ thải đúng thiết kế được thẩm định, phê duyệt; hầu hết các doanh nghiệp khai thác mỏ đã xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị tài nguyên.
Toàn tỉnh có 88 nhà máy chế biến khoáng sản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư, trong đó có 39 nhà máy đang hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp 08 tháng năm 2023 ngành khai khoáng theo giá so sánh 2010 đạt trên 3.895 tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ; bằng 64,4% kế hoạch năm.
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho trên 7.860 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/người, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Mông Sơn phát biểu tại hội nghị
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động như: thiếu chỗ đổ thải, khó khăn trong thực hiện hợp đồng thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; nâng công suất khai thác, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thiếu điện sản xuất, có thêm các mức giá phù hợp với từng loại đá, mở rộng hành lang an toàn tại các khu khai thác mỏ ….
Các sở, ngành liên quan đã thông tin, làm rõ những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, thuế, điện… Lãnh đạo Sở Công Thương chia sẻ với những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp và cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp trình UBND tỉnh hoặc tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nghiên cứu nắm rõ đầy đủ và tuân thủ các quy định trong các văn bản luật, các quy định trong các nghị định, thông tư, quy chế hiện hành, các quy định đã được thể hiện trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước và trong quá trình hoạt động khoáng sản. Đặc biệt các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
3226 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 15/9, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, để đánh giá tình hình sản xuất 8 tháng đầu năm, bàn các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023.Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 108 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, của 93 tổ chức, doanh nghiệp; tổng công suất khai thác trên 4,2 triệu m3/năm và trên 17,4 triệu tấn/năm, trên tổng diện tích khai thác mỏ 1.421 ha.
Hiện tại, Yên Bái có 76 mỏ đang khai thác. Về cơ bản các doanh nghiệp khai thác mỏ đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản như: phê duyệt thiết kế, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ; có xác nhận hoàn thành các công trình xử lý môi trường hoặc giấy phép môi trường, khai thác, đổ thải đúng thiết kế được thẩm định, phê duyệt; hầu hết các doanh nghiệp khai thác mỏ đã xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị tài nguyên.
Toàn tỉnh có 88 nhà máy chế biến khoáng sản đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư, trong đó có 39 nhà máy đang hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp 08 tháng năm 2023 ngành khai khoáng theo giá so sánh 2010 đạt trên 3.895 tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ; bằng 64,4% kế hoạch năm.
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được việc làm cho trên 7.860 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/người, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Mông Sơn phát biểu tại hội nghị
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động như: thiếu chỗ đổ thải, khó khăn trong thực hiện hợp đồng thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; nâng công suất khai thác, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thiếu điện sản xuất, có thêm các mức giá phù hợp với từng loại đá, mở rộng hành lang an toàn tại các khu khai thác mỏ ….
Các sở, ngành liên quan đã thông tin, làm rõ những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, thuế, điện… Lãnh đạo Sở Công Thương chia sẻ với những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp và cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp trình UBND tỉnh hoặc tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản.
Sở Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nghiên cứu nắm rõ đầy đủ và tuân thủ các quy định trong các văn bản luật, các quy định trong các nghị định, thông tư, quy chế hiện hành, các quy định đã được thể hiện trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư để hoàn thiện các hồ sơ pháp lý trước và trong quá trình hoạt động khoáng sản. Đặc biệt các doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.