Với mặt hàng điện, trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, nhưng trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan để giữ ổn định giá điện.
Công nhân ngành điện đang bảo dưỡng đường dây
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 209/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá - tại cuộc họp về công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng cuối năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá của Chính phủ đã đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh lạm phát của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát ở nước ta trong nửa đầu năm 2022 có sự đóng góp quan trọng của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và người dân.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, tình hình kinh tế, địa – chính trị thế giới trong 6 tháng cuối năm 2022 còn nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, tác động đến trong nước, nên công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm không được chủ quan, lơ là. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nắm bắt tình hình, nghiên cứu, đánh giá, đưa ra những giải pháp phù hợp trong điều kiện, dư địa cho phép.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, phối hợp với UBND các tỉnh, thành, thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.
Trong đó, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, sẽ tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Đối với những hàng hóa, dịch vụ có đề xuất điều chỉnh giá trong thời gian tới cần tính toán chuẩn bị kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp.
Riêng với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng. Tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tiếp tục theo dõi tình hình, chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn, trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu.
(Theo VietTimes)
1308 lượt xem
Với mặt hàng điện, trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, nhưng trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan để giữ ổn định giá điện.Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 209/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá - tại cuộc họp về công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng cuối năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá của Chính phủ đã đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh lạm phát của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát ở nước ta trong nửa đầu năm 2022 có sự đóng góp quan trọng của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và người dân.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, tình hình kinh tế, địa – chính trị thế giới trong 6 tháng cuối năm 2022 còn nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, tác động đến trong nước, nên công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm không được chủ quan, lơ là. Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung nắm bắt tình hình, nghiên cứu, đánh giá, đưa ra những giải pháp phù hợp trong điều kiện, dư địa cho phép.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, phối hợp với UBND các tỉnh, thành, thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.
Trong đó, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, sẽ tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt. Đối với những hàng hóa, dịch vụ có đề xuất điều chỉnh giá trong thời gian tới cần tính toán chuẩn bị kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp.
Riêng với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng. Tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần tiếp tục theo dõi tình hình, chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn, trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu.
(Theo VietTimes)