CTTĐT - Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị những năm qua, từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình, cá nhân tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đã được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, theo quy định tại Quyết định số 861-QĐ/TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thì các hộ gia đình, cá nhân không còn được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội, trong khi nhiều dự án đang triển khai dở dang, không được tiếp tục vay vốn dẫn đến khó khăn, gây thiệt hại cho nông dân. Cử tri kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài chính sách cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các hộ xuất kinh doanh tại địa bàn khó khăn, hoặc nghiên cứu ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với người dân các xã thuộc vùng khó khăn đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn vay cho người dân.
Tại Văn bản số 7866/BTC-TCNH ngày 26/7/2023, Bộ Tài chính trả lời như sau:
1. Triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 về tín đụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, trong đó đã sửa đổi, bổ sung các nội dung chính gồm:
- Mở rộng đối tượng vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng bao gồm:
(a) Các xã, phường, thị trấn quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
(b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
(c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
- Nâng mức vốn cho vay tối đa không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân là cá nhân tại vùng khó khăn lên 100 triệu đồng/người vay vốn (từ mức 50 triệu đồng/người vay vốn).
- Ngoài ra, điều khoản chuyển tiếp quy định trường hợp người vay vốn đang vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nay không còn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định nàỵ thì tiếp tục thực hiện theo các cam kết, quyền hạn, trách nhiệm ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội cho đến khi kết thúc hợp đồng.
2. Như vậy, với quy định mới tại Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 nêu trên, các thôn thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ thì sẽ thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng, ngay cả trong trường hợp các xã của các thôn này không còn trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, với quy định tại điều khoản chuyển tiếp của Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 nêu trên thì các hộ gia đình, cá nhân đang vay vốn các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay còn lại để thực hiẹn dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh theo hợp đồng tín dụng đã ký kết không ảnh hưởng đến dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh đang triển khai dở dang.
3. Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay vùng đông bào dân tộc thiểu số và miên núi, cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn... Do đó, trường hợp các hộ gia đinh cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc đối tượng vay vốn của các chương trình tín dụng này thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, cho vay vốn theo quy định của pháp luật.
3390 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị những năm qua, từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình, cá nhân tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn đã được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, theo quy định tại Quyết định số 861-QĐ/TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thì các hộ gia đình, cá nhân không còn được hưởng chính sách vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội, trong khi nhiều dự án đang triển khai dở dang, không được tiếp tục vay vốn dẫn đến khó khăn, gây thiệt hại cho nông dân. Cử tri kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài chính sách cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các hộ xuất kinh doanh tại địa bàn khó khăn, hoặc nghiên cứu ban hành chính sách tín dụng ưu đãi đối với người dân các xã thuộc vùng khó khăn đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.Tại Văn bản số 7866/BTC-TCNH ngày 26/7/2023, Bộ Tài chính trả lời như sau:
1. Triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 về tín đụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, trong đó đã sửa đổi, bổ sung các nội dung chính gồm:
- Mở rộng đối tượng vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng bao gồm:
(a) Các xã, phường, thị trấn quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
(b) Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ;
(c) Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
- Nâng mức vốn cho vay tối đa không phải thực hiện bảo đảm tiền vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân là cá nhân tại vùng khó khăn lên 100 triệu đồng/người vay vốn (từ mức 50 triệu đồng/người vay vốn).
- Ngoài ra, điều khoản chuyển tiếp quy định trường hợp người vay vốn đang vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nay không còn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định nàỵ thì tiếp tục thực hiện theo các cam kết, quyền hạn, trách nhiệm ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng Chính sách xã hội cho đến khi kết thúc hợp đồng.
2. Như vậy, với quy định mới tại Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 nêu trên, các thôn thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ thì sẽ thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng, ngay cả trong trường hợp các xã của các thôn này không còn trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, với quy định tại điều khoản chuyển tiếp của Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 05/6/2023 nêu trên thì các hộ gia đình, cá nhân đang vay vốn các chương trình tín dụng tại vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay còn lại để thực hiẹn dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh theo hợp đồng tín dụng đã ký kết không ảnh hưởng đến dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh đang triển khai dở dang.
3. Ngoài ra, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đang triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay vùng đông bào dân tộc thiểu số và miên núi, cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn... Do đó, trường hợp các hộ gia đinh cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái thuộc đối tượng vay vốn của các chương trình tín dụng này thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, cho vay vốn theo quy định của pháp luật.