CTTĐT - Cách đây 65 năm, ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước cộng hòa XHCN Việt Nam) lên thăm Yên Bái. Đây là sự kiện trọng đại, một kỷ niệm thiêng liêng mãi mãi khắc ghi trong tâm trí và tình cảm không thể phai mờ của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái; là nguồn cổ vũ, động viên to lớn phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
.
Tại buổi nói chuyện lịch sử ấy, điều đầu tiên Bác nói về vấn đề đoàn kết dân tộc. Người khẳng định đây là vấn đề số 1, hết sức quan trọng. Bác đã dùng hình ảnh rất cụ thể, sinh động mà sâu sắc: “10 dân tộc tỉnh nhà như 10 ngón tay, nếu xòe 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không ?”. Lời dạy bảo của Bác sâu sắc, thấm thía để từ đó mỗi chúng ta đều thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
Tiếp đó, Người cũng đã chỉ rõ làm thế nào để “nhân dân được sướng hơn, được ăn no mặc ấm”. Người nhắc nhở “phải tăng gia sản xuất” mà “muốn tăng gia sản xuất thì có tổ chức”, “phải làm cho đồng bào tự nguyện, tự giác” tham gia vào “tổ đổi công”. Những lời của Người cũng chính là định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương phải biết tổ chức cho nhân dân phát triển sản xuất, phát huy được sức mạnh tổng hợp và tự lực của nhân dân để đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Một vấn đề quan trọng được Bác đề cập trong bài nói chuyện là “đồng bào phải tiết kiệm và thực hiện đời sống văn hóa mới”. Người chỉ rõ những mặt chưa tốt, chưa tiết kiệm của đồng bào; nhắc nhở đồng bào phải quyết tâm từ bỏ những thủ tục rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới xin thì cuộc sống mới khá hơn, tiến bộ hơn. Theo đó, Người nêu một ví dụ rất sinh động về thực hành tiết kiệm: “Bây giờ ai cũng tiết kiệm từ trên xuống, từ thành thị đến nông thôn đều tiết kiệm, mỗi người mỗi ngày bớt 1 dúm gạo thôi, mỗi tháng mỗi người dành 1 nửa kg, trong kháng chiến chúng ta đã làm được... làm như thế có khó không? Không khó. Có dễ không? Không dễ, mà phải có tổ chức”. Tiết kiệm như lời Bác dạy rất thiết thực, dễ làm và có thể thực hiện ở mọi nhà, mọi ngành, mọi lúc, mọi nơi, hàng ngày trong đời thường mà hiệu quả.
Kết thúc bài nói chuyện, Bác nói “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi, liệu các cô các chú có hứa với Bác thực hiện được không?”. Như một làn sóng, mọi người hô vang khẩu hiệu “Quyết tâm”. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hứa quyết tâm thực hiện lời Bác dạy.
Bác Hồ lên thăm vào thời điểm Yên Bái được giải phóng chưa lâu, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp độc canh, tự cấp, tự túc, lệ thuộc vào thiên nhiên. Đời sống tinh thần của nhân dân thấp kém. Hệ thống giao thông chưa được mở mang. Lời dạy quý báu, sâu sát, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng của Người trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc năm 1948: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp, “người người thi đua, ngành ngành thi đua”… đã tiếp sức cho đồng bào, cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên các dân tộc tỉnh Yên Bái vượt lên mọi khó khăn thử thách, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ra sức thi đua, xây dựng đời sống mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cùng cả nước thực hiện cuộc cách mạng kháng chiến, kiến quốc; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy truyền thống anh hùng, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững vàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm rạng danh cho quê hương và đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cùng cả nước vững bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, phồn vinh. Tỉnh ta thực hiện tốt các phong trào thi đua “tay cày, tay súng”, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”… đã động viên được tinh thần, khí thế và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Yên Bái đã huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đạt được một số thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Cùng với toàn Đảng và nhân dân cả nước, trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thi đua vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhất là những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp các mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương; vừa tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ, đồng hành của các tỉnh bạn, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Những năm gần đây, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực thi đua lao động sản xuất, không ngừng đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, trong năm 2022 vừa qua, kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, trở thành địa phương đứng thứ 3/14 tỉnh trong khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Công tác văn hóa, xã hội được quan tâm và có nhiều tiến bộ tích cực, tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, nâng cao tiêu chí sống và chỉ số hạnh phúc của người dân. Tính riêng trong năm 2022, toàn tỉnh có 3 tập thể và 7 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động; 3 cá nhân được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú; 14 tập thể và 35 cá nhân được tặng danh hiệu cờ thi đua và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; hàng trăm tập thể, cá nhân và công dân tiêu biểu trong tỉnh được tặng cờ thi đua và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...
Năm 2023, với chủ đề “Quyết liệt triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”, các cấp, các ngành trong tỉnh đang tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng; các phong trào thi đua gắn với học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện hiệu quả nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, các nghị quyết, chương trình hành động, các đề án, chính sách, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu nâng thứ hạng của tỉnh trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hàng năm, Trong đó năm 2023 Yên Bái phấn đấu đứng tốp 20 - 25 trong số 63 tỉnh, thành của cả nước.
65 năm đã trôi qua, khắc ghi lời dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục ra sức thi đua và thực hiện tốt Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động phong trào thi đua, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Sở Nội vụ luôn bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hướng dẫn của Bộ Nội vụ; làm tốt công tác phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố ra sức phấn đấu thi đua, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, tập trung tham mưu cho tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh theo đúng quy định của Trung ương và theo thực tiễn tại địa phương, nhất là việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội.
Thực hiện tốt phân cấp tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39, 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Nghị định Nghị định 62/2020-NĐ-CP; Nghị định 106/2020/NĐ-CP; Nghị định 107/2020/NĐ-CP, Nghị định 108/2020/NĐ-CP, Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Thực hiện sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022: Giảm 9 phòng Y tế cấp huyện và sắp xếp xong 27 cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giảm 19 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện.
Phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm đối với 20 cơ quan hành chính cấp tỉnh, 106 phòng chuyên môn cấp huyện, 21 đơn vị sự nghiệp công lập. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108 trong năm 2022, toàn tỉnh có 109 trường hợp, trong đó nghỉ hưu trước tuổi 90 người, thôi việc ngay 19 người: Khối hành chính 7 trường hợp; Khối sự nghiệp 60 trường hợp; Khối xã 42 trường hợp với tổng số kinh phí 14.686.528.000 đồng.
Công tác tổ chức chính quyền địa phương: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đảm bảo dân chủ, an toàn, đúng kế hoạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,96%; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ tặng Bằng khen. Thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ngay sau kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng quy định của pháp luật.
Trong năm 2022 thẩm định tiêu chí số 18.1, 18.2, 18.3 xây dựng nông thôn mới đối với 11 xã, nông thôn mới nâng cao đối với 10 xã, nông thôn mới kiểu mẫu 03 xã; Sắp xếp thôn bản tổ dân phố đến nay toàn tỉnh còn 1.356 thôn, bản, tổ dân phố; giảm 993 thôn, bản, tổ dân phố; công tác thanh niên sắp xếp đội viên đề án 500 trí thức trẻ vào các vị trí chức danh công chức cấp xã, công chức, viên chức cấp huyện; sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách đối với 136 Trưởng công an, 162 Phó trưởng công an, 48 công an viên thường trực; giải quyết chế độ, chính sách cán bộ xã không đủ tuổi tái cử theo Nghị định số 26: 02 trường hợp; trợ cấp 1 lần đối với Công an xã theo Nghị định số 73: 21 trường hợp; giải quyết chế độ phụ cấp CBCC công tác ở vùng ĐBKK theo Nghị định số 76: 1.126 trường hợp.
Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, qua đó tạo chuyển biến tích cực, đáp ứng tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh, nổi bật. Năm 2022: tỉnh Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 07 bậc so với năm 2021; Chỉ số SIPAS của tỉnh Yên Bái xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 03 bậc so với năm 2021. Tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; Chỉ số PAPI của tỉnh Yên Bái nằm trong nhóm “Trung bình cao”.
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào thực chất, biểu dương, khen thưởng, suy tôn, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn tỉnh, các phong trào thi đua yêu nước năm 2021, năm 2022, kết quả, có 38 tập thể và 79 cá nhân được Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng; Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho 1.749 tập thể và 2.683 cá nhân.
Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được chú trọng, tăng cường; tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật. Công tác văn thư, lưu trữ ngày càng được quan tâm, chú trọng bảo đảm an toàn và phát huy được giá trị tài liệu lưu trữ. Năm 2022 chỉnh lý và thẩm định và thực hiện thu 84,4 mét (43,4 mét tài liệu, thẩm định và thực hiện thu; 41 mét chỉnh lý) được 1.616 hồ sơ. Thực hiện số hóa được 112.200 trang tài liệu (71.500 trang theo nhiệm vụ đặt hàng, 40.700 trang theo Quyết định giao của tỉnh). Công tác quản lý hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ từng bước đi vào nề nếp.
Những kết quả đạt được thể hiện tinh thần thi đua, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, hướng đến hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết của các cấp đã đề ra. Trong thời gian tới với chức năng và nhiệm vụ được giao của các cơ quan đơn vị, địa phương tiếp tục ra sức thi đua cùng nhau thực hiện các chương trình hành động của tỉnh, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 theo phương hướng nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở; gắn phong trào thi đua với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh”, lan tỏa sâu rộng các phong trào thi đua trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Hai là: Các phong trào thi đua yêu nước, tập trung hướng về cơ sở, gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cấp bách của địa phương, đơn vị bám sát các nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong kế hoạch cùng với nhiệm vụ hằng năm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Thi đua thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch; phòng chống tham nhũng, lãng phí; sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là: Thi đua thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Trong đó, chú trọng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chuyển đổi số.
Bốn là: Thi đua xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ải, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững; bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc.
2343 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cách đây 65 năm, ngày 25/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước cộng hòa XHCN Việt Nam) lên thăm Yên Bái. Đây là sự kiện trọng đại, một kỷ niệm thiêng liêng mãi mãi khắc ghi trong tâm trí và tình cảm không thể phai mờ của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái; là nguồn cổ vũ, động viên to lớn phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tại buổi nói chuyện lịch sử ấy, điều đầu tiên Bác nói về vấn đề đoàn kết dân tộc. Người khẳng định đây là vấn đề số 1, hết sức quan trọng. Bác đã dùng hình ảnh rất cụ thể, sinh động mà sâu sắc: “10 dân tộc tỉnh nhà như 10 ngón tay, nếu xòe 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không? Nếu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không ?”. Lời dạy bảo của Bác sâu sắc, thấm thía để từ đó mỗi chúng ta đều thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
Tiếp đó, Người cũng đã chỉ rõ làm thế nào để “nhân dân được sướng hơn, được ăn no mặc ấm”. Người nhắc nhở “phải tăng gia sản xuất” mà “muốn tăng gia sản xuất thì có tổ chức”, “phải làm cho đồng bào tự nguyện, tự giác” tham gia vào “tổ đổi công”. Những lời của Người cũng chính là định hướng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương phải biết tổ chức cho nhân dân phát triển sản xuất, phát huy được sức mạnh tổng hợp và tự lực của nhân dân để đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc.
Một vấn đề quan trọng được Bác đề cập trong bài nói chuyện là “đồng bào phải tiết kiệm và thực hiện đời sống văn hóa mới”. Người chỉ rõ những mặt chưa tốt, chưa tiết kiệm của đồng bào; nhắc nhở đồng bào phải quyết tâm từ bỏ những thủ tục rườm rà, tốn kém trong ma chay, cưới xin thì cuộc sống mới khá hơn, tiến bộ hơn. Theo đó, Người nêu một ví dụ rất sinh động về thực hành tiết kiệm: “Bây giờ ai cũng tiết kiệm từ trên xuống, từ thành thị đến nông thôn đều tiết kiệm, mỗi người mỗi ngày bớt 1 dúm gạo thôi, mỗi tháng mỗi người dành 1 nửa kg, trong kháng chiến chúng ta đã làm được... làm như thế có khó không? Không khó. Có dễ không? Không dễ, mà phải có tổ chức”. Tiết kiệm như lời Bác dạy rất thiết thực, dễ làm và có thể thực hiện ở mọi nhà, mọi ngành, mọi lúc, mọi nơi, hàng ngày trong đời thường mà hiệu quả.
Kết thúc bài nói chuyện, Bác nói “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi, liệu các cô các chú có hứa với Bác thực hiện được không?”. Như một làn sóng, mọi người hô vang khẩu hiệu “Quyết tâm”. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hứa quyết tâm thực hiện lời Bác dạy.
Bác Hồ lên thăm vào thời điểm Yên Bái được giải phóng chưa lâu, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp độc canh, tự cấp, tự túc, lệ thuộc vào thiên nhiên. Đời sống tinh thần của nhân dân thấp kém. Hệ thống giao thông chưa được mở mang. Lời dạy quý báu, sâu sát, toàn diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng của Người trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc năm 1948: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp, “người người thi đua, ngành ngành thi đua”… đã tiếp sức cho đồng bào, cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên các dân tộc tỉnh Yên Bái vượt lên mọi khó khăn thử thách, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ra sức thi đua, xây dựng đời sống mới, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cùng cả nước thực hiện cuộc cách mạng kháng chiến, kiến quốc; góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy truyền thống anh hùng, vừa chiến đấu, vừa sản xuất, sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững vàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm rạng danh cho quê hương và đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; cùng cả nước vững bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, phồn vinh. Tỉnh ta thực hiện tốt các phong trào thi đua “tay cày, tay súng”, “mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”… đã động viên được tinh thần, khí thế và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích trong hai cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Yên Bái đã huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đạt được một số thành quả về lĩnh vực kinh tế - xã hội, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Cùng với toàn Đảng và nhân dân cả nước, trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thi đua vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhất là những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp các mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương; vừa tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ, đồng hành của các tỉnh bạn, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi mặt của đời sống xã hội. Những năm gần đây, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực thi đua lao động sản xuất, không ngừng đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, trong năm 2022 vừa qua, kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, trở thành địa phương đứng thứ 3/14 tỉnh trong khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và thiết thực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Công tác văn hóa, xã hội được quan tâm và có nhiều tiến bộ tích cực, tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, nâng cao tiêu chí sống và chỉ số hạnh phúc của người dân. Tính riêng trong năm 2022, toàn tỉnh có 3 tập thể và 7 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động; 3 cá nhân được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú; 14 tập thể và 35 cá nhân được tặng danh hiệu cờ thi đua và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; hàng trăm tập thể, cá nhân và công dân tiêu biểu trong tỉnh được tặng cờ thi đua và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...
Năm 2023, với chủ đề “Quyết liệt triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”, các cấp, các ngành trong tỉnh đang tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng; các phong trào thi đua gắn với học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện hiệu quả nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, các nghị quyết, chương trình hành động, các đề án, chính sách, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu nâng thứ hạng của tỉnh trên Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) hàng năm, Trong đó năm 2023 Yên Bái phấn đấu đứng tốp 20 - 25 trong số 63 tỉnh, thành của cả nước.
65 năm đã trôi qua, khắc ghi lời dạy của Bác, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục ra sức thi đua và thực hiện tốt Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động phong trào thi đua, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái 5 năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Sở Nội vụ luôn bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, hướng dẫn của Bộ Nội vụ; làm tốt công tác phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố ra sức phấn đấu thi đua, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, tập trung tham mưu cho tỉnh chỉ đạo quyết liệt việc củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong tỉnh theo đúng quy định của Trung ương và theo thực tiễn tại địa phương, nhất là việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội.
Thực hiện tốt phân cấp tổ chức bộ máy cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39, 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Nghị định Nghị định 62/2020-NĐ-CP; Nghị định 106/2020/NĐ-CP; Nghị định 107/2020/NĐ-CP, Nghị định 108/2020/NĐ-CP, Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Thực hiện sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022: Giảm 9 phòng Y tế cấp huyện và sắp xếp xong 27 cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giảm 19 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện.
Phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm đối với 20 cơ quan hành chính cấp tỉnh, 106 phòng chuyên môn cấp huyện, 21 đơn vị sự nghiệp công lập. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108 trong năm 2022, toàn tỉnh có 109 trường hợp, trong đó nghỉ hưu trước tuổi 90 người, thôi việc ngay 19 người: Khối hành chính 7 trường hợp; Khối sự nghiệp 60 trường hợp; Khối xã 42 trường hợp với tổng số kinh phí 14.686.528.000 đồng.
Công tác tổ chức chính quyền địa phương: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đảm bảo dân chủ, an toàn, đúng kế hoạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,96%; được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ tặng Bằng khen. Thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ngay sau kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng quy định của pháp luật.
Trong năm 2022 thẩm định tiêu chí số 18.1, 18.2, 18.3 xây dựng nông thôn mới đối với 11 xã, nông thôn mới nâng cao đối với 10 xã, nông thôn mới kiểu mẫu 03 xã; Sắp xếp thôn bản tổ dân phố đến nay toàn tỉnh còn 1.356 thôn, bản, tổ dân phố; giảm 993 thôn, bản, tổ dân phố; công tác thanh niên sắp xếp đội viên đề án 500 trí thức trẻ vào các vị trí chức danh công chức cấp xã, công chức, viên chức cấp huyện; sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách đối với 136 Trưởng công an, 162 Phó trưởng công an, 48 công an viên thường trực; giải quyết chế độ, chính sách cán bộ xã không đủ tuổi tái cử theo Nghị định số 26: 02 trường hợp; trợ cấp 1 lần đối với Công an xã theo Nghị định số 73: 21 trường hợp; giải quyết chế độ phụ cấp CBCC công tác ở vùng ĐBKK theo Nghị định số 76: 1.126 trường hợp.
Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, qua đó tạo chuyển biến tích cực, đáp ứng tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số của tỉnh, nổi bật. Năm 2022: tỉnh Yên Bái xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 07 bậc so với năm 2021; Chỉ số SIPAS của tỉnh Yên Bái xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 03 bậc so với năm 2021. Tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 5/14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; Chỉ số PAPI của tỉnh Yên Bái nằm trong nhóm “Trung bình cao”.
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào thực chất, biểu dương, khen thưởng, suy tôn, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn tỉnh, các phong trào thi đua yêu nước năm 2021, năm 2022, kết quả, có 38 tập thể và 79 cá nhân được Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng; Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho 1.749 tập thể và 2.683 cá nhân.
Công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được chú trọng, tăng cường; tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật. Công tác văn thư, lưu trữ ngày càng được quan tâm, chú trọng bảo đảm an toàn và phát huy được giá trị tài liệu lưu trữ. Năm 2022 chỉnh lý và thẩm định và thực hiện thu 84,4 mét (43,4 mét tài liệu, thẩm định và thực hiện thu; 41 mét chỉnh lý) được 1.616 hồ sơ. Thực hiện số hóa được 112.200 trang tài liệu (71.500 trang theo nhiệm vụ đặt hàng, 40.700 trang theo Quyết định giao của tỉnh). Công tác quản lý hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ từng bước đi vào nề nếp.
Những kết quả đạt được thể hiện tinh thần thi đua, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, hướng đến hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết của các cấp đã đề ra. Trong thời gian tới với chức năng và nhiệm vụ được giao của các cơ quan đơn vị, địa phương tiếp tục ra sức thi đua cùng nhau thực hiện các chương trình hành động của tỉnh, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 theo phương hướng nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là: Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở; gắn phong trào thi đua với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chi Minh”, lan tỏa sâu rộng các phong trào thi đua trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Hai là: Các phong trào thi đua yêu nước, tập trung hướng về cơ sở, gắn với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cấp bách của địa phương, đơn vị bám sát các nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong kế hoạch cùng với nhiệm vụ hằng năm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Thi đua thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch; phòng chống tham nhũng, lãng phí; sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là: Thi đua thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. Trong đó, chú trọng các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chuyển đổi số.
Bốn là: Thi đua xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “thân thiện, nhân ải, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững; bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc.