CTTĐT - Tối 29/9, UBND huyện Trạm Tấu tổ chức khai mạc Giải Leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù và Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023.
Ban Tổ chức tặng hoa và kỷ niệm chương cho đại diện vận động viên tham dự giải
Là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, Trạm Tấu có thế mạnh về rừng với nhiều loại gỗ quý, thảm thực vật phong phú, đa dạng, có đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có các đỉnh núi cao như đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa; có thác nước Háng Đề Chơ được ví như Đệ nhất thác Tây Bắc, thác Tà Xùa, đồi thông Eo Gió, bản Cu Vai, có trữ lượng nguồn khoáng nóng dồi dào.
Giải leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù được tổ chức ở quy mô cấp huyện mở rộng, có sự tham gia của trên 100 vận động viên là phóng viên các cơ quan Báo chí trong và ngoài tỉnh. Cự ly thi đấu: Leo núi gần 10 km đường dốc tự nhiên. Xuất phát từ chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ sáng ngày 30/9 lên đích là đỉnh núi Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979 m so với mực nước biển vào 16h00 cùng ngày.
Đỉnh núi Tà Chì Nhù được mệnh danh là “nóc nhà” của tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn… Tà Chì Nhù xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam - một trong những địa điểm săn mây lý tưởng hay còn được gọi với cái tên "Thiên đường mây nơi hạ giới".
Trong hành trình leo núi, các vận động viên và du khách sẽ được ngắm những biển mây trắng bồng bềnh, chảy tràn các thung lũng, quấn quanh sườn núi hòa quyện cùng gió và nắng tạo nên khung cảnh cực kỳ hùng vĩ, nên thơ. Đặc biệt vào thời gian này, sẽ được ngắm mùa hoa Chi pâu (hay còn gọi là hoa Mật rồng) bát ngát trên các sườn núi mang sắc tím đặc trưng.
Giải Leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lần thứ nhất, nhằm quảng bá hình ảnh đẹp, điểm du lịch độc đáo của Trạm Tấu đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư và tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch... Cũng thông qua giải leo núi này huyện Trạm Tấu kỳ vọng và tin tưởng đây là một sự khởi đầu, là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng nền tảng, vững chắc để phát triển du lịch với chủ đề "Trạm Tấu - Điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng", góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Cùng với hoạt động leo núi trong dịp này, huyện Trạm Tấu sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động gồm: Ngày hội văn hóa các dân tộc; trình diễn trang phục dân tộc huyện Trạm Tấu; gian hàng sản phẩm nông sản địa phương của 12 xã, thị trấn; trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống; không gian văn hóa các dân tộc; các hoạt động trình diễn nghệ thuật làm khèn Mông; thi đấu và giao lưu các môn thể thao dân tộc....
Trạm Tấu là nơi sinh sống của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 79%, dân tộc Thái chiếm trên 13%, còn lại là các dân tộc khác. Nhân dân các dân tộc vẫn còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mông, dân tộc Thái như Lễ hội Gầu Tào, lễ hội Xuống đồng, nghệ thuật chế tác và biểu diễn Khèn Mông, các nghề thủ công như rèn nông cụ, dệt…
Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện tiếp tục thi đua, lập thành tích trong học tập, lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu năm 2023 là dịp để các nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng, vận động viên các môn thể thao truyền thống giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ, vận động viên thể thao tiêu biểu, xuất sắc tham gia các Hội thi, hội diễn các cấp.
1509 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tối 29/9, UBND huyện Trạm Tấu tổ chức khai mạc Giải Leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù và Ngày hội văn hóa các dân tộc năm 2023.Là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, Trạm Tấu có thế mạnh về rừng với nhiều loại gỗ quý, thảm thực vật phong phú, đa dạng, có đặc điểm riêng biệt của khí hậu vùng Tây Bắc quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có các đỉnh núi cao như đỉnh Tà Chì Nhù, Tà Xùa; có thác nước Háng Đề Chơ được ví như Đệ nhất thác Tây Bắc, thác Tà Xùa, đồi thông Eo Gió, bản Cu Vai, có trữ lượng nguồn khoáng nóng dồi dào.
Giải leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù được tổ chức ở quy mô cấp huyện mở rộng, có sự tham gia của trên 100 vận động viên là phóng viên các cơ quan Báo chí trong và ngoài tỉnh. Cự ly thi đấu: Leo núi gần 10 km đường dốc tự nhiên. Xuất phát từ chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ sáng ngày 30/9 lên đích là đỉnh núi Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979 m so với mực nước biển vào 16h00 cùng ngày.
Đỉnh núi Tà Chì Nhù được mệnh danh là “nóc nhà” của tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù nằm trên địa bàn xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, là một phần của khối núi Pú Luông, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn… Tà Chì Nhù xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam - một trong những địa điểm săn mây lý tưởng hay còn được gọi với cái tên "Thiên đường mây nơi hạ giới".
Trong hành trình leo núi, các vận động viên và du khách sẽ được ngắm những biển mây trắng bồng bềnh, chảy tràn các thung lũng, quấn quanh sườn núi hòa quyện cùng gió và nắng tạo nên khung cảnh cực kỳ hùng vĩ, nên thơ. Đặc biệt vào thời gian này, sẽ được ngắm mùa hoa Chi pâu (hay còn gọi là hoa Mật rồng) bát ngát trên các sườn núi mang sắc tím đặc trưng.
Giải Leo núi “Bước chân trên mây” chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù lần thứ nhất, nhằm quảng bá hình ảnh đẹp, điểm du lịch độc đáo của Trạm Tấu đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; thu hút các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư và tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch... Cũng thông qua giải leo núi này huyện Trạm Tấu kỳ vọng và tin tưởng đây là một sự khởi đầu, là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng nền tảng, vững chắc để phát triển du lịch với chủ đề "Trạm Tấu - Điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng", góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Cùng với hoạt động leo núi trong dịp này, huyện Trạm Tấu sẽ tổ chức chuỗi các hoạt động gồm: Ngày hội văn hóa các dân tộc; trình diễn trang phục dân tộc huyện Trạm Tấu; gian hàng sản phẩm nông sản địa phương của 12 xã, thị trấn; trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống; không gian văn hóa các dân tộc; các hoạt động trình diễn nghệ thuật làm khèn Mông; thi đấu và giao lưu các môn thể thao dân tộc....
Trạm Tấu là nơi sinh sống của 11 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 79%, dân tộc Thái chiếm trên 13%, còn lại là các dân tộc khác. Nhân dân các dân tộc vẫn còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mông, dân tộc Thái như Lễ hội Gầu Tào, lễ hội Xuống đồng, nghệ thuật chế tác và biểu diễn Khèn Mông, các nghề thủ công như rèn nông cụ, dệt…
Chương trình nghệ thuật tại lễ khai mạc
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong huyện tiếp tục thi đua, lập thành tích trong học tập, lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Trạm Tấu năm 2023 là dịp để các nghệ nhân, diễn viên nghệ thuật quần chúng, vận động viên các môn thể thao truyền thống giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ, vận động viên thể thao tiêu biểu, xuất sắc tham gia các Hội thi, hội diễn các cấp.