CTTĐT - Đỉnh Tà Chì Nhù, nóc nhà của Yên Bái thuộc địa bàn khu vực bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam - một trong những địa điểm săn mây lý tưởng hay còn được gọi với cái tên “Thiên đường mây nơi hạ giới”. Nơi đây cũng là "vương quốc của nắng và gió", đặc biệt nổi tiếng với loài hoa Chi Pâu phủ tím các đỉnh núi mỗi độ thu về.
Thật may mắn, tôi được tham gia trải nghiệm trong giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ Nhất năm 2023 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức. Giải quy tụ gần 100 vận động viên là nhà báo, phóng viên của hơn 20 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đoàn chúng tôi xuất phát lúc 7h sáng từ Mỏ Chì (chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ). Đoạn đường của chặng đầu tiên đã bắt gặp ngay hai đoạn dốc cao thẳng đứng như thử lòng quyết tâm của người leo núi vậy.
Vừa đi, Phàng A Phang - anh poster dẫn đoàn chúng tôi đi vừa giải thích: Với người dân tộc Thái, Tà Chì Nhù có tên là Phu Song Sung, còn người Mông chúng tôi gọi là Chung Chua Nhà. Trong tiếng Mông, Nhù tức là con trâu, Chì là vết chân. Gộp ba từ lại có nghĩa “Núi Chân Trâu”. Người dân nơi đây thường thả rông những con trâu lên núi này cho chúng tự do ăn cỏ, uống nước.
Những cung đường dốc cao chót vót nhưng không làm giảm đi ý chí quyết tâm của các vận động viên tham gia giải leo núi
Chặng này đi qua những dòng suối mát lạnh, đi qua những tán rừng xanh um với những cây cổ thụ to bám đầy rong rêu nơi gốc rễ. Lúc chúng tôi ở đoạn này trời có nắng nhẹ, nhưng sương mù cũng bao phủ nhiều. Con suối mát chảy dài và những tán cây xanh ven suối cùng với những đám sương đặc kín càng làm cho cảnh rừng thêm đẹp. Đoạn đường đi có những cây cổ thụ xanh um mát mẻ, mặc dù leo cao chót vót lên dốc nhưng cũng khiến chúng tôi vơi bớt mệt mỏi và cứ hào hứng mà đi đến một bãi đất trống, đi qua đồi 3 cây với cung đường cảnh báo dốc, đá lăn trơn trượt.
Và đoạn đường gian nan đã bắt đầu xuất hiện. Những giọt mồ hôi chảy dài đầm đìa, ướt hết áo, Ba lô vác trên vai mỗi lúc một trĩu nặng. Ai cũng mệt mỏi nhưng vẫn không nhụt chí chút nào.
Hơn 12h, chúng tôi là đoàn cuối cùng đến lán nghỉ ở độ cao 2.420m. Nhìn biển chỉ dẫn từ lán đến Đỉnh Tà Chì Nhù 3km. Chúng tôi dừng lại ăn bữa trưa đơn giản giữa núi rừng chỉ là nắm cơm, xíu muối vừng, thịt lợn rang… Vậy mà ăn ngon lành. Ăn cơm xong, uống vài ngụm nước mát lạnh, nghỉ ngơi một chút, cả nhóm lại bắt đầu vác balô lên đường tiếp tục cho một chặng đường gian nan đến điểm dừng 2.979m độ cao. Anh poster bảo đây là điểm ngắm bình minh, ngắm mây và ngắm hoa đẹp nhất trong cung đường.
Khách mời trải nghiệm tham gia Giải leo núi checkin với những cảnh đẹp tựa cõi mơ của Tà Chì Nhù
Núi rừng hoang sơ, mây trời bao la, những nụ hoa Chi Pâu trắng xen lẫn màu tím nhỏ xinh khoe sắc cùng đàn dê núi nhởn nhơ gặm cỏ đã tạo ra bức tranh đẹp đẽ. Người Mông sống ở các bản quanh đây đã làm lán gần đỉnh để chăn thả ngựa, bò, dê.
Phàng A Phang lại giải thích thêm: Hoa này không có tên gọi chính thức nào và trong tiếng của người Mông, Chi Pâu có nghĩa là “không biết” nên giờ du khách cứ gọi là hoa Chi Pâu.
Hoa Chi Pâu nhuộm sắc tím nhẹ khi độ thu về
Thoạt nhìn, hoa Chi Pâu có nét giống với hoa Oải Hương vì cùng có sắc tím, tuy nhiên, hoa không đậm sắc tím mà được điểm thêm đôi chút của màu trắng tinh khôi. Cảnh núi rừng xanh ngắt, biển mây trắng bồng bềnh, lững lờ trôi miên man hòa với sắc hoa đã tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.
Nhờ sự cổ vũ và động viên của mọi người trong đoàn, những người chưa từng quen biết, tôi mới có thêm động lực để đi nốt đoạn đường. Càng về cuối, những con dốc đá càng thẳng đứng và khó hơn, trời đổ cơn mưa nặng hạt nhưng không thể khiến chúng tôi gục ngã hay nản chí được. Nỗ lực, hít thở đều, nghĩ đến điểm cao nhất đang gần kề, cuối cùng chúng tôi cũng đã vượt qua mấy ngọn đồi với con đường cheo leo đầy dốc cao, lắm sình lầy do mưa nặng hạt, để rồi chạm tay vào cột mốc vinh quang 2.979m. Vậy là chặng đường cuối cùng đã hoàn thành.
Các vận động viên và khách mời trải nghiệm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979m
Khoảnh khắc cầm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, chạm bàn tay mình vào cột mốc Tà Chì Nhù 2.979m
Rồi khoảnh khắc mà tôi mong chờ đã đến. Khoảnh khắc được cầm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, rồi chạm bàn tay mình vào cột mốc Tà Chì Nhù 2.979m khiến tôi vô cùng xúc động. Cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng hiện ra trước mắt.
Chúng tôi đã chụp ảnh, checkin với những người bạn không hề quen biết nhưng đã hỗ trợ nhau, tiếp sức cho nhau trên cả một hành trình đầy gian nan. Cảm giác thân quen, yêu mến nhau một cách lạ thường.
Rồi đoàn chúng tôi rời đỉnh Tà Chì Nhù để xuống lán nghỉ cách đó 3km. Đoạn đường xuống dốc trơn trượt nên ai cũng bảo nhau phải hết sức cẩn thận. Gần xuống lán thì trời cũng nhá nhem tối. Chúng tôi rửa mặt, rửa chân tay rồi cùng nhau ăn bữa tối quây quần bên nhau giữa ánh trăng soi sáng cả góc rừng.
Màn đêm buông xuống, không còn ánh điện bừng sáng của thành thị, mà chỉ còn một dải ngân hà lấp lánh những vì sao biến Tà Chì Nhù trở thành một "nàng thơ" đầy quyến rũ. Những dãy núi xa xa nhấp nhô trong làn mây trắng mờ ảo. Giữa ánh lửa bập bùng, mọi người ngồi túm tụm lại bên nhau, vừa nhâm nhi những miếng thịt nóng hổi, thơm phức, nhấp một ngụm rượu cho ấm người, vừa ngắm toàn cảnh núi rừng về đêm. "Kinh đô ánh sáng" như bừng sáng cả bầu trời, giúp xua tan cái lạnh của núi rừng.
Đón bình minh trên núi
Đúng như lịch trình dự định, ngày hôm sau chúng tôi đều phải thức dậy từ sớm để kịp ngắm bình minh và săn biển mây. Đúng như trong ảnh, đỉnh Tà Chì Nhù ngập trong biển mây trắng bồng bềnh lãng trôi với những ánh nắng tinh khiết đầu tiên nhẹ nhàng phản chiếu trên đỉnh núi rừng cao xanh vời vợi. Chúng tôi đều cảm thấy mọi mệt mỏi được xua tan khi hòa mình cùng với những tầng mây đang trôi bồng bềnh, uốn lượn quanh núi rừng.
Chúng tôi xì xụp bữa sáng với gói mỳ tôm úp vội mà sao thấy ngon hơn bao giờ hết. Sau đó, mọi người thu dọn đồ đạc, chuẩn bị xuống núi.
Vậy là hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù của cả đoàn đã kết thúc, nhưng nó lại mở ra trong mỗi chúng tôi những cảm xúc vô cùng mới mẻ mà chỉ có những người đã trải qua hành trình này mới có thể cảm nhận được.
2471 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đỉnh Tà Chì Nhù, nóc nhà của Yên Bái thuộc địa bàn khu vực bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu. Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam - một trong những địa điểm săn mây lý tưởng hay còn được gọi với cái tên “Thiên đường mây nơi hạ giới”. Nơi đây cũng là "vương quốc của nắng và gió", đặc biệt nổi tiếng với loài hoa Chi Pâu phủ tím các đỉnh núi mỗi độ thu về.Thật may mắn, tôi được tham gia trải nghiệm trong giải leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ Nhất năm 2023 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với UBND huyện Trạm Tấu và Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hưng Việt tổ chức. Giải quy tụ gần 100 vận động viên là nhà báo, phóng viên của hơn 20 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đoàn chúng tôi xuất phát lúc 7h sáng từ Mỏ Chì (chòm Cang Chi Khúa, thôn Sáng Pao, xã Xà Hồ). Đoạn đường của chặng đầu tiên đã bắt gặp ngay hai đoạn dốc cao thẳng đứng như thử lòng quyết tâm của người leo núi vậy.
Vừa đi, Phàng A Phang - anh poster dẫn đoàn chúng tôi đi vừa giải thích: Với người dân tộc Thái, Tà Chì Nhù có tên là Phu Song Sung, còn người Mông chúng tôi gọi là Chung Chua Nhà. Trong tiếng Mông, Nhù tức là con trâu, Chì là vết chân. Gộp ba từ lại có nghĩa “Núi Chân Trâu”. Người dân nơi đây thường thả rông những con trâu lên núi này cho chúng tự do ăn cỏ, uống nước.
Những cung đường dốc cao chót vót nhưng không làm giảm đi ý chí quyết tâm của các vận động viên tham gia giải leo núi
Chặng này đi qua những dòng suối mát lạnh, đi qua những tán rừng xanh um với những cây cổ thụ to bám đầy rong rêu nơi gốc rễ. Lúc chúng tôi ở đoạn này trời có nắng nhẹ, nhưng sương mù cũng bao phủ nhiều. Con suối mát chảy dài và những tán cây xanh ven suối cùng với những đám sương đặc kín càng làm cho cảnh rừng thêm đẹp. Đoạn đường đi có những cây cổ thụ xanh um mát mẻ, mặc dù leo cao chót vót lên dốc nhưng cũng khiến chúng tôi vơi bớt mệt mỏi và cứ hào hứng mà đi đến một bãi đất trống, đi qua đồi 3 cây với cung đường cảnh báo dốc, đá lăn trơn trượt.
Và đoạn đường gian nan đã bắt đầu xuất hiện. Những giọt mồ hôi chảy dài đầm đìa, ướt hết áo, Ba lô vác trên vai mỗi lúc một trĩu nặng. Ai cũng mệt mỏi nhưng vẫn không nhụt chí chút nào.
Hơn 12h, chúng tôi là đoàn cuối cùng đến lán nghỉ ở độ cao 2.420m. Nhìn biển chỉ dẫn từ lán đến Đỉnh Tà Chì Nhù 3km. Chúng tôi dừng lại ăn bữa trưa đơn giản giữa núi rừng chỉ là nắm cơm, xíu muối vừng, thịt lợn rang… Vậy mà ăn ngon lành. Ăn cơm xong, uống vài ngụm nước mát lạnh, nghỉ ngơi một chút, cả nhóm lại bắt đầu vác balô lên đường tiếp tục cho một chặng đường gian nan đến điểm dừng 2.979m độ cao. Anh poster bảo đây là điểm ngắm bình minh, ngắm mây và ngắm hoa đẹp nhất trong cung đường.
Khách mời trải nghiệm tham gia Giải leo núi checkin với những cảnh đẹp tựa cõi mơ của Tà Chì Nhù
Núi rừng hoang sơ, mây trời bao la, những nụ hoa Chi Pâu trắng xen lẫn màu tím nhỏ xinh khoe sắc cùng đàn dê núi nhởn nhơ gặm cỏ đã tạo ra bức tranh đẹp đẽ. Người Mông sống ở các bản quanh đây đã làm lán gần đỉnh để chăn thả ngựa, bò, dê.
Phàng A Phang lại giải thích thêm: Hoa này không có tên gọi chính thức nào và trong tiếng của người Mông, Chi Pâu có nghĩa là “không biết” nên giờ du khách cứ gọi là hoa Chi Pâu.
Hoa Chi Pâu nhuộm sắc tím nhẹ khi độ thu về
Thoạt nhìn, hoa Chi Pâu có nét giống với hoa Oải Hương vì cùng có sắc tím, tuy nhiên, hoa không đậm sắc tím mà được điểm thêm đôi chút của màu trắng tinh khôi. Cảnh núi rừng xanh ngắt, biển mây trắng bồng bềnh, lững lờ trôi miên man hòa với sắc hoa đã tạo nên một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.
Nhờ sự cổ vũ và động viên của mọi người trong đoàn, những người chưa từng quen biết, tôi mới có thêm động lực để đi nốt đoạn đường. Càng về cuối, những con dốc đá càng thẳng đứng và khó hơn, trời đổ cơn mưa nặng hạt nhưng không thể khiến chúng tôi gục ngã hay nản chí được. Nỗ lực, hít thở đều, nghĩ đến điểm cao nhất đang gần kề, cuối cùng chúng tôi cũng đã vượt qua mấy ngọn đồi với con đường cheo leo đầy dốc cao, lắm sình lầy do mưa nặng hạt, để rồi chạm tay vào cột mốc vinh quang 2.979m. Vậy là chặng đường cuối cùng đã hoàn thành.
Các vận động viên và khách mời trải nghiệm chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù ở độ cao 2.979m
Khoảnh khắc cầm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, chạm bàn tay mình vào cột mốc Tà Chì Nhù 2.979m
Rồi khoảnh khắc mà tôi mong chờ đã đến. Khoảnh khắc được cầm lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, rồi chạm bàn tay mình vào cột mốc Tà Chì Nhù 2.979m khiến tôi vô cùng xúc động. Cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng hiện ra trước mắt.
Chúng tôi đã chụp ảnh, checkin với những người bạn không hề quen biết nhưng đã hỗ trợ nhau, tiếp sức cho nhau trên cả một hành trình đầy gian nan. Cảm giác thân quen, yêu mến nhau một cách lạ thường.
Rồi đoàn chúng tôi rời đỉnh Tà Chì Nhù để xuống lán nghỉ cách đó 3km. Đoạn đường xuống dốc trơn trượt nên ai cũng bảo nhau phải hết sức cẩn thận. Gần xuống lán thì trời cũng nhá nhem tối. Chúng tôi rửa mặt, rửa chân tay rồi cùng nhau ăn bữa tối quây quần bên nhau giữa ánh trăng soi sáng cả góc rừng.
Màn đêm buông xuống, không còn ánh điện bừng sáng của thành thị, mà chỉ còn một dải ngân hà lấp lánh những vì sao biến Tà Chì Nhù trở thành một "nàng thơ" đầy quyến rũ. Những dãy núi xa xa nhấp nhô trong làn mây trắng mờ ảo. Giữa ánh lửa bập bùng, mọi người ngồi túm tụm lại bên nhau, vừa nhâm nhi những miếng thịt nóng hổi, thơm phức, nhấp một ngụm rượu cho ấm người, vừa ngắm toàn cảnh núi rừng về đêm. "Kinh đô ánh sáng" như bừng sáng cả bầu trời, giúp xua tan cái lạnh của núi rừng.
Đón bình minh trên núi
Đúng như lịch trình dự định, ngày hôm sau chúng tôi đều phải thức dậy từ sớm để kịp ngắm bình minh và săn biển mây. Đúng như trong ảnh, đỉnh Tà Chì Nhù ngập trong biển mây trắng bồng bềnh lãng trôi với những ánh nắng tinh khiết đầu tiên nhẹ nhàng phản chiếu trên đỉnh núi rừng cao xanh vời vợi. Chúng tôi đều cảm thấy mọi mệt mỏi được xua tan khi hòa mình cùng với những tầng mây đang trôi bồng bềnh, uốn lượn quanh núi rừng.
Chúng tôi xì xụp bữa sáng với gói mỳ tôm úp vội mà sao thấy ngon hơn bao giờ hết. Sau đó, mọi người thu dọn đồ đạc, chuẩn bị xuống núi.
Vậy là hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù của cả đoàn đã kết thúc, nhưng nó lại mở ra trong mỗi chúng tôi những cảm xúc vô cùng mới mẻ mà chỉ có những người đã trải qua hành trình này mới có thể cảm nhận được.