CTTĐT - Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời ý kiến của Liên đoàn Lao động thành phố Yên Bái gửi đến Hội nghị trực tuyến với các địa phương tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023.
Ảnh minh họa
Liên đoàn Lao động thành phố Yên Bái hỏi:
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 7 năm 2023, trên địa bàn tỉnh ta có 3.133 doanh nghiệp, 705 hợp tác xã. Để triển khai công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành khảo sát, tiếp xúc, tuyên truyền nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp không còn hoạt động; hoặc hoạt động thì số lượng lao động làm việc ít hơn nhiều so với số đăng ký.
Xin các đồng chí cho biết, tỉnh ta có giải pháp gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý doanh nghiệp và lao động sau đăng ký kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 25/6/2020 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phát triển công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong tình hình mới?
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Hiện nay, khi đăng ký thành lập, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, pháp luật quy định: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp cũng quy định: Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập chưa có ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh và hậu kiểm, chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ của mình dẫn tới gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, trong thời gian tới, các sở, ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chỉ dẫn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ đúng theo pháp luật trong quá trinh hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hình thức xử lý vi phạm rõ ràng để doanh nghiệp nắm được. Thường xuyên trao đổi, phối hợp cung cấp, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao ý thức doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp và lao động sau đăng ký kinh doanh cần tiếp tục các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khai thác, sử dụng thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Ðồng thời, tăng cường công tác đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác thông tin về đào tạo nghề và kết nối cung cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa tuyển dụng lao động; thường xuyên cập nhật các thông tin mới về tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thông tin cho người lao động biết.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về công tác kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động.
1018 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời ý kiến của Liên đoàn Lao động thành phố Yên Bái gửi đến Hội nghị trực tuyến với các địa phương tiếp xúc cử tri chuyên đề kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023.Liên đoàn Lao động thành phố Yên Bái hỏi:
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 7 năm 2023, trên địa bàn tỉnh ta có 3.133 doanh nghiệp, 705 hợp tác xã. Để triển khai công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiến hành khảo sát, tiếp xúc, tuyên truyền nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp không còn hoạt động; hoặc hoạt động thì số lượng lao động làm việc ít hơn nhiều so với số đăng ký.
Xin các đồng chí cho biết, tỉnh ta có giải pháp gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý doanh nghiệp và lao động sau đăng ký kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 25/6/2020 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phát triển công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong tình hình mới?
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Hiện nay, khi đăng ký thành lập, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, pháp luật quy định: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp cũng quy định: Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập chưa có ý thức chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh và hậu kiểm, chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ của mình dẫn tới gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, trong thời gian tới, các sở, ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chỉ dẫn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tuân thủ đúng theo pháp luật trong quá trinh hoạt động sản xuất, kinh doanh, có hình thức xử lý vi phạm rõ ràng để doanh nghiệp nắm được. Thường xuyên trao đổi, phối hợp cung cấp, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Ðồng thời, tăng cường đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao ý thức doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt công tác quản lý doanh nghiệp và lao động sau đăng ký kinh doanh cần tiếp tục các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khai thác, sử dụng thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Ðồng thời, tăng cường công tác đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác thông tin về đào tạo nghề và kết nối cung cầu lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa tuyển dụng lao động; thường xuyên cập nhật các thông tin mới về tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để thông tin cho người lao động biết.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về công tác kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động.