CTTĐT - Chiều 10/10, đoàn khảo sát của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; lấy ý kiến về một số dự thảo Luật xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Quang cảnh buổi làm việc
Tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Triệu Thị Huyền - Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên phòng Công tác Quốc hội.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 8/2023, tổng kinh phí đã giao năm 2022, năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 434.144 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 364.310 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 69.834 triệu đồng. Đến hết tháng 9/2023, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân được 326.301 triệu đồng, đạt 89,6%; vốn sự nghiệp đã giải ngân được 22.016,6 triệu đồng, đạt 31,3%. Toàn tỉnh có 99/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã toàn tỉnh; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 75 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới, 191 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Các huyện đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn các xã, chỉ đạo các xã trong kế hoạch năm 2023 đã hoàn thành các tiêu chí hoàn thiện hồ sơ theo các loại hình xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh Yên Bái tiếp tục phấn đấu công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu huyện Yên Bình về đích nông thôn mới.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập như hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích giai đoạn 2021 - 2025 đều là các xã đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người, đời sống của người dân không cao nên khó huy động được nguồn lực xã hội hóa; việc phát triển sản xuất còn manh mún, thiếu bền vững và sự gắn kết trong các chuỗi giá trị; công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đào tạo nghề và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn còn chậm; trình độ đội ngũ cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới; một số nội dung triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các chương trình chuyên đề chưa được triển khai thực hiện do chưa có văn bản hướng dẫn từ các cơ quan trung ương; nguồn lực đầu tư của chương trình nông thôn mới còn hạn chế.
Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị với đoàn khảo sát như: đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn cho các xã triển khai thực hiện Chỉ tiêu 15.4 thuộc tiêu chí số 15 về y tế đối với xã nông thôn mới; chỉ tiêu 14.4 thuộc tiêu chí 14 về y tế đối với xã nông thôn mới nâng cao; điều chỉnh quy định sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập chung tại chỉ tiêu 17.1; 18.1 trong bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ, xây dựng bộ khung chuẩn để triển khai công tác chuyển đổi số phù hợp; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tuyên truyền về chuyển đổi số, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là đối với cấp độ 3 và cấp độ 4.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc
Tham gia ý kiến vào các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với bố cụ, nội dung trong dự thảo các Luật đã xây dựng gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật lưu trữ (sửa đổi); Luật Toà án nhân dân (sửa đổi). Đồng thời tham gia ý kiến vào một số nội dung cụ thể đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi).
Đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Quốc Luận phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp trong việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đồng chí đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất, có chiều sâu. Đối với những ý kiến đề xuất, kiến nghị, đoàn sẽ tiếp thu, chắt lọc và tổng hợp để truyền đạt, phản ánh với Quốc hội, các Bộ, ngành của Trung ương và các ban, ngành của tỉnh sớm có giải pháp để điều chỉnh phù hợp, bám sát với tình hình thực tiễn.
1463 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 10/10, đoàn khảo sát của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; lấy ý kiến về một số dự thảo Luật xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.Tham gia đoàn khảo sát có đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Triệu Thị Huyền - Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên phòng Công tác Quốc hội.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng 8/2023, tổng kinh phí đã giao năm 2022, năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 434.144 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 364.310 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 69.834 triệu đồng. Đến hết tháng 9/2023, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân được 326.301 triệu đồng, đạt 89,6%; vốn sự nghiệp đã giải ngân được 22.016,6 triệu đồng, đạt 31,3%. Toàn tỉnh có 99/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 66% tổng số xã toàn tỉnh; 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 75 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới, 191 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi làm việc
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Các huyện đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn các xã, chỉ đạo các xã trong kế hoạch năm 2023 đã hoàn thành các tiêu chí hoàn thiện hồ sơ theo các loại hình xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Dự kiến đến hết năm 2023, tỉnh Yên Bái tiếp tục phấn đấu công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 4 xã nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu huyện Yên Bình về đích nông thôn mới.
Quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập như hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh phấn đấu về đích giai đoạn 2021 - 2025 đều là các xã đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người, đời sống của người dân không cao nên khó huy động được nguồn lực xã hội hóa; việc phát triển sản xuất còn manh mún, thiếu bền vững và sự gắn kết trong các chuỗi giá trị; công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đào tạo nghề và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn còn chậm; trình độ đội ngũ cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới; một số nội dung triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các chương trình chuyên đề chưa được triển khai thực hiện do chưa có văn bản hướng dẫn từ các cơ quan trung ương; nguồn lực đầu tư của chương trình nông thôn mới còn hạn chế.
Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị với đoàn khảo sát như: đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn cho các xã triển khai thực hiện Chỉ tiêu 15.4 thuộc tiêu chí số 15 về y tế đối với xã nông thôn mới; chỉ tiêu 14.4 thuộc tiêu chí 14 về y tế đối với xã nông thôn mới nâng cao; điều chỉnh quy định sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập chung tại chỉ tiêu 17.1; 18.1 trong bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ, xây dựng bộ khung chuẩn để triển khai công tác chuyển đổi số phù hợp; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tuyên truyền về chuyển đổi số, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhất là đối với cấp độ 3 và cấp độ 4.
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc
Tham gia ý kiến vào các dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ bản nhất trí với bố cụ, nội dung trong dự thảo các Luật đã xây dựng gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật lưu trữ (sửa đổi); Luật Toà án nhân dân (sửa đổi). Đồng thời tham gia ý kiến vào một số nội dung cụ thể đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi).
Đồng chí Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Quốc Luận phát biểu kết luận buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Luận - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp trong việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đồng chí đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để việc thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất, có chiều sâu. Đối với những ý kiến đề xuất, kiến nghị, đoàn sẽ tiếp thu, chắt lọc và tổng hợp để truyền đạt, phản ánh với Quốc hội, các Bộ, ngành của Trung ương và các ban, ngành của tỉnh sớm có giải pháp để điều chỉnh phù hợp, bám sát với tình hình thực tiễn.